PGS.TS Phạm Thu Hương giữ chức Hiệu trưởng Trường Đại học Ngoại thương

Bộ trưởng GD-ĐT đã có quyết định công nhận PGS.TS Phạm Thu Hương, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Ngoại thương giữ chức hiệu trưởng Trường ĐH Ngoại thương nhiệm kỳ 2020-2025.

Theo đó, PGS.TS Phạm Thu Hương thay thế vị trí của người tiền nhiệm là PGS.TS Bùi Anh Tuấn nghỉ hưu theo chế độ.

W-PGS.TS Phạm Thu Hương Ngoại thương.jpg
PGS.TS Phạm Thu Hương, tân Hiệu trưởng Trường Đại học Ngoại thương.

Trước đó, PGS.TS Phạm Thu Hương giữ chức Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Ngoại thương từ tháng 7/2019 đến nay, phụ trách đào tạo đại học chính quy, sau đại học, hợp tác quốc tế, hợp tác doanh nghiệp, đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp,... Bà cũng là người khởi xướng mô hình đào tạo gắn liền với phát triển nghề nghiệp của người học tại Trường Đại học Ngoại thương.

PGS.TS Phạm Thu Hương sinh năm 1977, quê Thái Bình, cũng là cựu sinh viên Khóa 34 chuyên ngành Kinh tế đối ngoại của Trường Đại học Ngoại thương.

Bà Hương từng tốt nghiệp thạc sĩ kinh tế tại Đại học Tổng hợp Aarhus (Đan Mạch), nhận bằng tiến sĩ kinh tế tại Trường Đại học Ngoại Thương. Bà được phong học hàm phó giáo sư từ năm 2019.

Với gần 30 năm gắn bó với Trường Đại học Ngoại thương, bà Hương cũng từng kinh qua các vị trí chủ chốt như Trưởng Phòng Kế hoạch - Tài chính, Trưởng Phòng Quản lý đào tạo, Phó Hiệu trưởng nhiệm kỳ 2015 - 2020, thành viên Hội đồng trường, Chủ tịch Công đoàn trường.

Như vậy, Ban Giám hiệu Trường Đại học Ngoại thương hiện nay có Hiệu trưởng Phạm Thu Hương và 2 Phó Hiệu trưởng là PGS.TS Đào Ngọc Tiến và PGS.TS Vũ Thị Hiền. Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học Ngoại thương là PGS.TS Lê Thị Thu Thủy.

Lộ trình thực hiện chiến lược của Đại học Ngoại thương được nêu rõ:

PGS.TS Phạm Thu Hương làm Hiệu trưởng Trường Đại học Ngoại thương

- Giai đoạn từ 2021 đến 2025: Phát huy tự chủ đại học, đổi mới quản trị đại học và chuyển đổi số, phát triển đội ngũ và nâng cao năng lực nghiên cứu, thành lập phân hiệu, doanh nghiệp và viện nghiên cứu, chuẩn bị điều kiện thành lập các trường thành viên, phát triển ngành đào tạo mới, tăng cường cơ sở vật chất, củng cố nền tảng và phát triển vùng lõi của hệ sinh thái đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp; cải thiện các tiêu chí xếp hạng quốc tế.

- Giai đoạn từ 2026 đến 2030: Phát triển ngành đào tạo thuộc các lĩnh vực mới, liên ngành; thành lập các trường thành viên; hoàn thiện cơ cấu tổ chức và quản trị đại học; hoàn thành các dự án mở rộng khuôn viên; phát triển các hoạt động nghiên cứu mũi nhọn; phát triển mạnh mẽ hệ sinh thái đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp, chuyển giao tri thức, trở thành điển hình của đại học đổi mới sáng tạo trong khối ngành kinh tế, kinh doanh tại Việt Nam; được xếp hạng trong nhóm 300 đại học hàng đầu châu Á vào năm 2030.

- Giai đoạn từ 2031 đến 2040: Khẳng định vị thế của một đại học đổi mới sáng tạo, đa ngành, đa lĩnh vực; quản trị hiệu quả trên nền tảng số; có uy tín trên thế giới.

Hồng Minh

Đường dẫn bài viết: https://tudonghoangaynay.vn/pgsts-pham-thu-huong-giu-chuc-hieu-truong-truong-dai-hoc-ngoai-thuong-14759.htmlIn bài viết

Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản. Copyright © 2024 https://tudonghoangaynay.vn/ All right reserved.