Những rào cản của việc sử dụng xe tự lái

Mặc dù công nghệ xe tự hành đã được cải thiện nhanh chóng trong những năm gần đây và sự phát triển có thể mang lại những lợi ích đáng kể về kinh tế, xã hội và môi trường, nhưng một số rào cản đối với việc ứng dụng của nó vẫn còn, bao gồm cơ sở hạ tầng không tương thích, thách thức trách nhiệm pháp lý, thiếu sự hỗ trợ và nhận thức của người tiêu dùng.

Những tiến bộ nổi bật của công nghệ trong lĩnh vực giao thông vận tải, chẳng hạn như ứng dụng chia sẻ chuyến đi và lập kế hoạch chuyến đi trực tuyến, đã cải thiện đáng kể các hệ thống giao thông hiện nay. Sự ra đời của công nghệ xe tự lái cũng hứa hẹn sẽ cải thiện thêm nhiều lựa chọn phương tiện giao thông hơn nữa.

• Tập đoàn bán lẻ Walmart sử dụng xe tải không người lái
• Các thuật toán không thể giúp các chiếc xe tự lái thay thế những tay đua F1
• Đâu là lý do mà xe tự hành trở nên đắt đỏ

nhung rao can cua viec su dung xe tu lai

Các phương tiện tự hành được kỳ vọng sẽ tăng khả năng tiếp cận cho những người lái xe, giảm chi phí sử dụng taxi và dịch vụ giao hàng, giảm nhu cầu đậu xe ngoài đường, bảo đảm an toàn giao thông đường bộ.

Mặc dù công nghệ xe tự hành đã được cải thiện nhanh chóng trong những năm gần đây và sự phát triển có thể mang lại những lợi ích đáng kể về kinh tế, xã hội và môi trường, nhưng một số rào cản đối với việc ứng dụng của nó vẫn còn, bao gồm cơ sở hạ tầng không tương thích, thách thức trách nhiệm pháp lý, thiếu sự hỗ trợ và nhận thức của người tiêu dùng.

1. Cơ sở hạ tầng không tương thích

Việc di chuyển của xe tự hành sẽ dựa vào vạch kẻ đường để định vị và đánh lái. Việc đảm bảo tính tương thích của cơ sở hạ tầng đường bộ là rất quan trọng đối với việc áp dụng các phương tiện tự hành. Các thiết bị liên lạc V2X được lắp đặt trên cơ sở hạ tầng giao thông giúp cho phép chia sẻ thông tin về các đoàn tàu đang chạy tới tại điểm giao cắt với đường sắt, tín hiệu đèn giao thông và các rào cản. Tuy nhiên, tính tương thích của cơ sở hạ tầng đường bộ hiện chưa tồn tại ở nhiều quốc gia. Bên cạnh đó, vạch kẻ đường trên các bề mặt đường có thể bị hao mòn. Do đó, các phương tiện tự hành sẽ không thể hoạt động ở nhiều quốc gia do chất lượng cơ sở hạ tầng giao thông chưa đảm bảo tính thích ứng.

2. Vấn đề trách nhiệm

Ở hầu hết các quốc gia, người ngồi trên xe, cụ thể là người lái xe, phải chịu trách nhiệm trong trường hợp xảy ra tai nạn. Tuy nhiên, trong trường hợp xe tự lái, không rõ ai là người có trách nhiệm gây ra tai nạn và phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Hầu hết các phương tiện hiện đang cung cấp chế độ bán tự lái cho biết rằng người chủ xe vẫn chịu trách nhiệm về các hoạt động của xe khi đang ở chế độ này. Một số nhà sản xuất ô tô đã tuyên bố rằng một khi phương tiện của họ đạt được quyền tự chủ hoàn toàn, họ sẽ nhận chịu trách nhiệm hoàn toàn. Các nhà sản xuất khác cho rằng, việc mong đợi con người liên tục phải giám sát một chiếc xe mà họ không cần lái là không hợp lý. Do đó, điều quan trọng hiện nay là phải xây dựng các quy định rõ ràng để quản lý hiệu quả trách nhiệm pháp lý về xe tự hành.

3. Phán đoán trong các tình huống bất thường

Một trong những cuộc tranh luận lớn nhất xung quanh việc triển khai các phương tiện tự hành là khả năng đưa ra quyết định của chúng trong những tình huống bất thường và khó xảy ra. Hãy xem xét tình huống này: một chiếc xe tự hành đang theo sau một chiếc xe tải có người lái. Giả sử xe tải phía trước phanh gấp và bất ngờ khiến xe tự hành không kịp phanh. Có nên chọn xe tự hành để va chạm với xe tải, với khả năng gây thương tích hoặc tử vong cho người ngồi trên xe tải hay lạng sang một bên, gây nguy hiểm cho người ngồi trên các phương tiện khác.

Các nhà sản xuất xe có thể sẽ thiết kế phần mềm nhằm bảo vệ người ngồi trên xe của họ thay vì sự an toàn của người khác, vì mọi người ít có khả năng mua hoặc đi lại trên một chiếc xe đặt tính mạng của người khác lên trên. Trong bối cảnh này, cần có sự tham gia của cộng đồng và các quy định để xác định hành động tốt nhất cho các phương tiện tự hành.

4. Hỗ trợ và nâng cao nhận thức người tiêu dùng

Một số tài xế có niềm tin mù quáng vào các phương tiện tự lái mà không nhận ra rằng, công nghệ có thể không giải quyết được một số tình huống nhất định. Tai nạn là do thiếu hiểu biết về khả năng của các phương tiện tự hành. Hầu hết các phương tiện có chế độ tự động điều khiển hiện nay đều yêu cầu người lái phải duy trì việc giám sát phương tiện liên tục. Điều này được thực thi bằng cách yêu cầu người lái xe tương tác với hệ thống của xe theo một cách nào đó, chẳng hạn như giữ tay lái hoặc theo dõi mắt để đảm bảo họ đang quan sát đường. Tuy nhiên, liệu có hợp lý khi mong đợi một người phải liên tục giám sát một chiếc xe ở chế độ tự động trong thời gian dài hay không.

Ngoài ra, việc phát hành công nghệ tự hành trước khi nó được chưa được đảm bảo an toàn tuyệt đối có thể gây hại cho nhận thức của công chúng, đặc biệt nếu nó dẫn đến thương tích hoặc tử vong cho hành khách hoặc người đi bộ. Uber bắt đầu thử nghiệm công nghệ tự lái ở San Francisco, California vào năm 2016. Xe của họ bị bắt khi vượt đèn đỏ, đi qua biển báo dừng, rẽ không an toàn và không nhường quyền cho người đi bộ. Sự ủng hộ của công chúng có thể bị tổn hại nghiêm trọng trong những trường hợp này, làm trì hoãn quá trình chuyển đổi vận hành phương tiện tự lái.

Bình An (theo roboticsbiz.com)

Đường dẫn bài viết: https://tudonghoangaynay.vn/nhung-rao-can-cua-viec-su-dung-xe-tu-lai-2982.htmlIn bài viết

Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản. Copyright © 2024 https://tudonghoangaynay.vn/ All right reserved.