acecook

Hai "ông lớn" Xây dựng Hoà Bình và Coteccons báo lãi lớn

Doanh nghiệp, Doanh nhân
13/08/2024 10:28
Trong khi Xây dựng Hoà Bình báo lãi sau thuế kỷ lục 684 tỷ đồng trong quý II/2024 thì Coteccons lãi sau thuế tăng vọt 343% lên 299 tỷ đồng trong niên độ mới (tính từ 1/7/2023 đến 30/6/2024).
aa

Xây dựng Hòa Bình lãi kỷ lục nhờ bán tài sản, Coteccons lãi đậm từ kinh doanh cốt lõi

Lợi nhuận tại CTCP Tập đoàn Xây dựng Hoà Bình (Mã: HBC) và Công ty cổ phần Coteccons (Mã: CTD) - hai doanh nghiệp đầu ngành xây dựng dân dụng đều tăng trưởng mạnh trong 6 tháng đầu năm 2024. Tuy nhiên, mức tăng trưởng lợi nhuận lại xuất phát từ nguyên nhân khác nhau.

Hai

Theo đó, quý II/2024, Xây dựng Hoà Bình thu về 2.160 tỷ đồng doanh thu thuần, giảm 5% so với cùng kỳ. Lợi nhuận gộp gần 100 tỷ đồng, giảm 74% so với quý II/2023. Chi phí quản lý âm 220 tỷ đồng do doanh nghiệp đã hoàn nhập dự phòng nợ phải thu khó đòi 293 tỷ đồng.

Đặc biệt, Hòa Bình còn ghi nhận khoản thu nhập khác khoảng 527 tỷ đồng trong khi cùng kỳ chỉ gần 7 tỷ đồng nhờ thanh lý, nhượng bán tài sản cố định.

Kết quả, doanh nghiệp báo lãi sau thuế kỷ lục 684 tỷ đồng trong khi cùng kỳ lỗ 268 tỷ đồng. Luỹ kế 6 tháng đầu năm nay, công ty ghi nhận 3.811 tỷ đồng doanh thu thuần tăng 10% so với cùng kỳ. Lợi nhuận sau thuế gần 741 tỷ đồng, trong khi 6 tháng đầu năm 2023 lỗ 713 tỷ đồng.

Hai

Năm 2024, Xây dựng Hòa Bình đặt kế hoạch tổng doanh thu 10.800 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế dự kiến 433 tỷ đồng. Như vậy, sau hai quý, công ty đã thực hiện được 35% mục tiêu doanh thu, vượt 71% chỉ tiêu lợi nhuận.

Trong khi lợi nhuận tại HBC lãi kỷ lục nhờ bán tài sản thì Coteccons lãi lớn nhờ hoạt động kinh doanh cốt lõi.

Cụ thể, báo cáo tài chính hợp nhất quý IV niên độ 2024 (từ 1/4-30/6) cho thấy, doanh thu thuần tăng trưởng 82% đạt hơn 6.595 tỷ đồng. Trong đó, phần lớn đến từ doanh thu hợp đồng xây dựng hơn 6.583 tỷ đồng, tăng 82% so với cùng kỳ. Ngoài ra còn có doanh thu hoạt động cho thuê văn phòng hơn 5,4 tỷ đồng; doanh thu cho thuê thiết bị xây dựng hơn 5 tỷ đồng và doanh thu khác hơn 1,4 tỷ đồng, cao gấp hơn 4 lần so với cùng kỳ.

Hai

Nguồn: BCTC hợp nhất quý IV niên độ 2024 (1/4-30/6) tại CTD

Lãi gộp tăng vọt 12% lên mức 222 tỷ đồng, tương ứng biên lãi gộp cải thiện lên 3,4%. Hoạt động tài chính thu giảm 26% và chi phí cũng giảm hơn 14% so với cùng kỳ. Chi phí lớn nhất là quản lý doanh nghiệp lại tăng vọt 61% lên 194 tỷ đồng; chủ yếu là do tăng chi phí nhân viên, dự phòng và chi phí khác.

Kết quả, Coteccons ghi nhận lợi nhuận sau thuế quý cuối năm ở mức 59 tỷ đồng, gần gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái.

Hai

Tính chung cả niên độ mới áp dụng (1/7/2023-30/6/2024), Coteccons chứng kiến doanh thu tăng trưởng 31% đạt trên 21.000 tỷ đồng. Việc cải thiện biên lãi gộp và giảm chi phí tài chính là nguyên nhân chính giúp lãi sau thuế tăng vọt lên 299 tỷ đồng, cao hơn 343% so với niên độ trước.

Theo kế hoạch niên độ 2024, công ty xây dựng đặt mục tiêu doanh thu doanh thu 20.000-20.500 tỷ đồng cùng với chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế 288-296 tỷ đồng. Với kết quả trên, doanh nghiệp đều vượt được mục tiêu đã đề ra.

Khoản phải thu tại hai "ông lớn" xây dựng vẫn cao ngất ngưởng

Tuy tình hình kinh doanh đã khả quan hơn nhưng tình hình tài chính tại hai "ông lớn" xây dựng này vẫn còn "kém sáng" khi khoản phải thu vẫn "cao như núi".

Tại Xây dựng Hòa Bình, quy mô tài sản tại ngày 30/6/2024 đạt 15.632 tỷ đồng, tăng 3%, tương ứng tăng 382 tỷ đồng so với hồi đầu năm. Tổng tiền, tương đương tiền và tiền gửi ngân hàng còn khoảng 327 tỷ đồng.

Khoản mục chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu tài sản vẫn là khoản phải thu ngắn hạn với hơn 11.219 tỷ đồng, tăng 5% so với đầu năm, chiếm tới 72% tổng tài sản doanh nghiệp. Trong đó có hơn 6.457 tỷ đồng phải thu của khách hàng và 3.015 tỷ đồng phải thu theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng.

Hai
Nguồn: BCTC hợp nhất quý II/2024 tại HBC.

Đáng nói, Xây dựng Hòa Bình không thuyết minh cụ thể các khoản phải thu của khách hàng đến từ đơn vị, cá nhân nào. Với khoản phải thu lớn, Xây dựng Hoà bình phải trích lập dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi hơn 2.055 tỷ đồng, giảm 422 tỷ đồng so với thời điểm đầu năm.

Tại ngày 30/6/2024, nợ phải trả của Hoà Bình ghi nhận khoảng 14.065 tỷ đồng, gấp gần 9 lần vốn chủ sở hữu (1.567 tỷ đồng).

Dư nợ vay cuối kỳ ghi nhận 4.485 tỷ đồng, chủ yếu là các khoản vay ngân hàng, trong đó có 3.906 tỷ đồng là vay ngắn hạn. Trong 6 tháng đầu năm nay, tập đoàn xây dựng này phải trả hơn 229 tỷ đồng tiền lãi.

Các khoản phải thu ngắn hạn cũng chiếm tới 53% tổng tài sản tại Coteccons.

Cụ thể, tính đến hết niên độ này (tại thời điểm 30/6/2024), Coteccons có quy mô tổng tài sản tăng nhẹ lên mức 22.829 tỷ đồng, chiếm gần phân nửa là khoản phải thu ngắn hạn hơn 12.023 tỷ đồng, nợ xấu khách hàng khoảng 2.242 tỷ. Với lượng lớn khoản phải thu ngắn hạn, Coteccons đã trích lập dự phòng khó đòi cho các khoản phải thu ngắn hạn hơn 1.432 tỷ đồng, tăng 24% so với thời điểm 30/6/2023.

Hai

Nguồn: BCTC hợp nhất quý IV niên độ 2024 (1/4-30/6) tại CTD.

Khác với Xây dựng Hòa Bình, Coteccons có thuyết minh cụ thể khoản phải thu ngắn hạn của khách hàng hơn 12.245 tỷ đồng đến từ một số đơn vị như Công ty TNHH Lego Manufacturing Việt Nam hơn 917 tỷ đồng; CTCP Vinhomes hơn 1.128 tỷ đồng;... Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi hơn 1.355 tỷ đồng.

Tính đến hết niên độ này, Coteccons có phần "sáng sủa" hơn Xây dựng Hòa Bình khi vẫn duy trì lượng tiền thanh khoản cao lên đến 4.078 tỷ đồng; bao gồm tiền, tương đương tiền và đầu tư tài chính ngắn hạn; tăng thêm 740 tỷ trong quý vừa qua và hiện chiếm gần 18% tài sản doanh nghiệp.

Tuy nhiên, về phía nguồn vốn, nợ phải trả tại Coteccons tính đến hết niên độ (tại thời điểm 30/6/2024) ghi nhận hơn 14.248 tỷ đồng, tăng 9% so với thời điểm 30/6/2023. Doanh nghiệp đẩy mạnh vay nợ gấp đôi lên hơn 1.519 tỷ đồng, chủ yếu là vay ngắn hạn. Công ty có vốn chủ sở hữu gần 8.600 tỷ đồng, đã gồm lợi nhuận chưa phân phối 688 tỷ đồng.

Số liệu báo cáo tài chính hợp nhất của hai "ông lớn" xây dựng có thể thấy, Coteccons phải chịu áp lực tài chính ít hơn khi chỉ vay nợ hơn 1.500 tỷ đồng tại thời điểm 30/6/2024, trong khi Xây dựng Hòa Bình còn dư nợ gần 4.500 tỷ đồng.

Tình hình cổ phiếu HBC sau hơn 18 năm trên sàn HOSE

Mới đây, Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM (HOSE) đã ra quyết định huỷ niêm yết đối với cổ phiếu HBC của CTCP Tập đoàn Xây dựng Hoà Bình. Ngày huỷ niêm yết là 6/9, tương ứng ngày giao dịch cuối cùng là 5/9. Số lượng cổ phiếu HBC huỷ niêm yết là hơn 347,2 triệu cổ phiếu.

Trước đó, ngày 26/7, HoSE có thông báo hủy niêm yết bắt buộc với mã cổ phiếu HBC do lợi nhuận sau thuế chưa phân phối tính đến cuối năm 2023 âm 3.240 tỷ đồng, vượt quá vốn điều lệ thực góp là 2.741 tỷ đồng. Sau khi nhận được thông báo, phía Hòa Bình đã phản đối quyết định hủy niêm yết. Lãnh đạo công ty không đồng ý với căn cứ của HOSE áp dụng để xem xét hủy niêm yết bắt buộc cổ phiếu HBC.

Kết thúc phiên giao dịch ngày 12/8, cổ phiếu HBC giảm 6,8% so với phiên giao dịch ngày 11/8 và đóng cửa ở mức 4.630 đồng/cổ phiếu. Trên thực tế, kể từ khi có thông tin về việc bị hủy niêm yết vào ngày 25/7 vừa qua, thị giá của cổ phiếu HBC đã giảm hơn 32%.

Tin bài khác
Loại bỏ nhiều điều luật không phù hợp, hướng tới chuẩn hóa Luật Giáo dục đại học

Loại bỏ nhiều điều luật không phù hợp, hướng tới chuẩn hóa Luật Giáo dục đại học

Dự thảo sửa đổi lần 2 về Luật Giáo dục đại học, do Bộ GDĐT vừa công bố, gồm 9 chương và dự kiến 54 điều. Dự thảo điều chỉnh, một số điều không phù hợp, trong đó có việc bỏ phân loại trường đại học định hướng nghiên cứu hay ứng dụng.
Trưng bày chuyên đề “Bảo vật quốc gia - Những kiệt tác di sản tại Thành phố Hồ Chí Minh”

Trưng bày chuyên đề “Bảo vật quốc gia - Những kiệt tác di sản tại Thành phố Hồ Chí Minh”

Ngày 29/6, Sở Văn hóa và Thể thao Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức Lễ công bố quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc công nhận Bảo vật quốc gia: Chõ gốm của sưu tập tư nhân Phạm Gia Chi Bảo và Khai mạc trưng bày chuyên đề “Bảo vật quốc gia - Những kiệt tác di sản tại Thành phố Hồ Chí Minh”.
Ngân hàng NCB liên tục tăng vốn nghìn tỷ đồng, mục tiêu tổng tài sản hơn 135.000 tỷ

Ngân hàng NCB liên tục tăng vốn nghìn tỷ đồng, mục tiêu tổng tài sản hơn 135.000 tỷ

Liên tục tăng vốn điều lệ lên gấp gần 3 lần chỉ trong vòng 3 năm, Ngân hàng NCB hướng tới sự phát triển bền vững, mở rộng quy mô hoạt động, nâng cao năng lực tài chính, gia tăng sức cạnh tranh và khả năng chống chịu trước rủi ro thị trường.
Thị trường chứng khoán ngày 01/7: Tín hiệu phân hóa rõ nét, dòng tiền ưu tiên cổ phiếu tích lũy tốt

Thị trường chứng khoán ngày 01/7: Tín hiệu phân hóa rõ nét, dòng tiền ưu tiên cổ phiếu tích lũy tốt

Thị trường mở đầu tháng 7 với trạng thái phân hóa rõ rệt và độ biến động gia tăng. VN Index tăng nhẹ nhưng hình thành cây nến Doji có bóng nến dài – dấu hiệu cho thấy lực cầu và áp lực chốt lời đang giằng co quyết liệt. Dòng tiền vẫn luân chuyển, tuy nhiên không còn lan tỏa đều mà tập trung vào một số nhóm ngành và mã cổ phiếu cụ thể.
Tử vi vòng quay công nghệ ngày 2/7/2025: Tuổi Mùi giậm chân tại chỗ, tuổi Tuất tiền bạc dư dôi

Tử vi vòng quay công nghệ ngày 2/7/2025: Tuổi Mùi giậm chân tại chỗ, tuổi Tuất tiền bạc dư dôi

Những bí ẩn của khoa học đời sống là "món ăn" tinh thần không thể thiếu trong cuộc sống của con người. Tử vi vòng quay công nghệ xem tử vi 12 con giáp ngày 2/7/2025 cho tất cả các tuổi nhằm dự đoán vận hạn về công danh, tiền bạc, tình duyên, sức khỏe...
Doanh nghiệp xuất khẩu đối thoại, tháo gỡ vướng mắc tín dụng từ ngân hàng nhà nước

Doanh nghiệp xuất khẩu đối thoại, tháo gỡ vướng mắc tín dụng từ ngân hàng nhà nước

Trong bối cảnh kinh tế thế giới còn nhiều biến động, ngành ngân hàng vẫn giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, duy trì mặt bằng lãi suất thấp, tỷ giá ổn định và hệ thống thanh khoản tốt, là những nền tảng quan trọng để hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp xuất khẩu nói riêng.
Cuộc cách mạng công nghệ đưa ngành cho thuê vào Thời đại mới

Cuộc cách mạng công nghệ đưa ngành cho thuê vào Thời đại mới

Trong kỷ nguyên công nghệ 4.0, khái niệm di chuyển thông minh không còn là xu hướng mà đã trở thành một phần thiết yếu trong đời sống đô thị hiện đại. Sự kết hợp giữa trí tuệ nhân tạo (AI), Internet vạn vật (IoT), công nghệ di động và điện khí hóa đang tái định hình ngành công nghiệp cho thuê - từ ô tô, xe tay ga đến xe đạp và thiết bị giải trí ngoài trời.
Ngày đầu vận hành chính quyền 2 cấp tại Hà Nội: Bảo đảm bộ máy mới vận hành thông suốt

Ngày đầu vận hành chính quyền 2 cấp tại Hà Nội: Bảo đảm bộ máy mới vận hành thông suốt

Sáng 1/7, Hà Nội chính thức bước vào ngày đầu tiên vận hành mô hình chính quyền địa phương 2 cấp tại 126 xã, phường mới.
Nhóm doanh nghiệp dầu khí khẳng định vị thế trong Top 50 công ty niêm yết tốt nhất Việt Nam 2025

Nhóm doanh nghiệp dầu khí khẳng định vị thế trong Top 50 công ty niêm yết tốt nhất Việt Nam 2025

Forbes Việt Nam vừa công bố "Danh sách 50 Công ty niêm yết tốt nhất Việt Nam năm 2025. Đây là lần thứ 13 Forbes Việt Nam công bố danh sách này. 6 đơn vị thành viên thuộc Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng Quốc gia Việt Nam (Petrovietnam) được lọt vào danh sách.
Nhận định phiên giao dịch ngày 01/7: Tránh “FOMO” trong giai đoạn nhạy cảm

Nhận định phiên giao dịch ngày 01/7: Tránh “FOMO” trong giai đoạn nhạy cảm

Khởi động tháng 7, thị trường được dự báo tiếp tục duy trì trạng thái tích cực nhờ đà tăng ổn định từ phiên cuối tháng 6. Tuy nhiên, khi chỉ số VN Index dần tiệm cận vùng kháng cự mạnh 1.380 điểm, nhà đầu tư cần thận trọng hơn với các quyết định giải ngân mới, đặc biệt trong bối cảnh sự phân hóa ngành ngày càng rõ nét và tâm lý thị trường đang ở vùng hưng phấn.
Quảng cáo
moxa