Thị trường chứng khoán ngày 10/2: Nhóm cổ phiếu thép HPG, HSG, NKG "lao dốc" mạnh Thị trường chứng khoán ngày 11/2: Nhóm cổ phiếu ngân hàng dẫn dắt thị trường |
![]() |
Sự phân hóa diễn ra rõ nét với cổ phiếu tăng – giảm đan xen. |
Phiên giao dịch ngày 12/2, VN Index hiện sắc xanh ngay từ đầu phiên, vượt lên mốc 1.270 điểm. Nhóm đầu tư công trở thành tâm điểm trong bối cảnh Kỳ họp bất thường lần thứ 9 của Quốc hội khóa XV khai mạc sáng nay. Tuy nhiên, sự thận trọng cũng dần xuất hiện, sau đó các chỉ số chính tiếp tục giằng co nhẹ trên mốc tham chiếu với thanh khoản suy giảm so với phiên trước. Kết thúc phiên giao dịch, VNIndex đóng cửa giảm nhẹ.
Kết phiên, VN Index giảm 1,54 điểm (-0,12%) còn 1.266,91 điểm với 209 mã tăng và 226 mã giảm. HNX Index tăng 0,45 điểm (0,2%) đạt 229,32 điểm với 78 mã tăng và 79 mã giảm. UPCoM Index tăng 0,05 điểm (0,05%) đạt 96,8 điểm với 150 mã tăng và 139 mã giảm. Biên độ giá VNIndex trong phiên là 6.27 điểm Giá cao nhất: 1272.86 điểm Giá thấp nhất: 1266.59 điểm
Khối lượng giao dịch khớp lệnh của VN Index đạt hơn 506 triệu cổ phiếu, tương đương giá trị 11,3 nghìn tỷ đồng. Giá trị giải ngân trên HNX và UPCoM cũng đạt xấp xỉ 1,4 nghìn tỷ.
Các cổ phiếu đóng góp tích cực cho thị trường hôm nay gồm BVH, VNM, LPB và VHM, giúp hạn chế phần nào đà giảm của VN Index. Ngược lại, nhóm cổ phiếu ngân hàng chịu áp lực bán mạnh, đặc biệt là các mã trong rổ VN30 như BID, VCB, MBB và TCB. Đây là nhóm tác động tiêu cực nhất đến chỉ số trong phiên hôm nay.
Xu hướng bán ròng của khối ngoại vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại khi họ tiếp tục rút hơn 400 tỷ đồng trên sàn HoSE. Lực bán tập trung vào các mã MWG (112 tỷ), HPG (51 tỷ), VHM (46 tỷ) và HCM (43 tỷ). Việc khối ngoại liên tục thoái vốn phần nào tác động đến tâm lý thị trường và khiến dòng tiền nội chưa đủ mạnh để tạo động lực tăng trưởng bền vững.
Phiên điều chỉnh hôm nay cho thấy sự phân hóa mạnh mẽ giữa các nhóm ngành. Việc VN Index mở gap tại vùng kháng cự nhưng không duy trì được đà tăng, sau đó lấp gap ngay trong phiên, phản ánh áp lực bán vẫn lớn trong điều kiện thanh khoản yếu. Các nhóm ngành không đồng thuận đi lên, thậm chí ngay trong cùng một ngành, sự phân hóa cũng diễn ra rõ nét với cổ phiếu tăng – giảm đan xen.
Trong bối cảnh hiện tại, nhà đầu tư nên tiếp tục theo dõi diễn biến dòng tiền và tâm lý thị trường, đồng thời cân nhắc giải ngân vào các cổ phiếu có nền tảng tốt và sức mạnh nội tại vững vàng. Việc hạn chế mua đuổi ở vùng giá cao và ưu tiên chiến lược giao dịch thận trọng sẽ giúp giảm thiểu rủi ro trong giai đoạn thị trường còn nhiều biến động.