Chi hội Robot Việt Nam ra đời thúc đẩy sự phát triển của sản phẩm công nghệ chiến lược Phải có chiến lược và nhiều giải pháp đồng bộ để thúc đẩy ngành sản xuất robot trong nước vươn xa |
![]() |
PGS. TS Lê Hoài Quốc - Chủ tịch Hội Tự động hóa TP. Hồ Chí Minh (HAuA) phát biểu tại Hội thảo. Ảnh: Ma Ánh. |
Phát biểu khai mạc, bà Lê Nguyễn Duy Oanh - Phó Giám đốc CSID chia sẻ: “Hội thảo được tổ chức nhằm thúc đẩy các hoạt động liên quan đến công nghiệp sản xuất, đặc biệt là tự động hoá. Đây là giải pháp cốt lõi giúp các doanh nghiệp nâng cao năng suất, tối ưu chi phí, tạo cơ hội tái đầu tư và tiếp cận dòng vốn FDI khi các nhà máy sản xuất dịch chuyển về Việt Nam”.
Đã đến lúc bắt đầu thực hiện tham vọng sản xuất Robot “Made in Vietnam”
Tại Hội thảo, PGS.TS Lê Hoài Quốc - Chủ tịch HAuA đã chia sẻ những điểm đáng chú ý về thị trường Robot công nghiệp tại Việt Nam: Cách đây hơn 10 ngày tại Hà Nội, Hội Tự động hóa Việt Nam đã tổ chức sự kiện thành lập Chi hội Robot Việt Nam. Đây là bước đi đầu tiên trong việc xây dựng hệ sinh thái Robot và tự động hóa tại Việt Nam, một lĩnh vực đang được đánh giá có tiềm năng phát triển mạnh trong thời gian tới.
Theo số liệu từ Tổ chức Robot quốc tế (IFR), năm 2023 doanh số Robot tại Việt Nam đã đạt hơn 420 triệu USD và được dự báo sẽ tăng trưởng trung bình 3,8%/năm, có thể đạt mức 650 triệu USD vào năm 2030. Thế nhưng, điều đáng suy ngẫm là giữa một thị trường đầy hứa hẹn như vậy, Việt Nam lại hoàn toàn vắng bóng các nhà máy sản xuất Robot.
Từ thực tế đó, PGS.TS Lê Hoài Quốc kêu gọi sự quan tâm của các doanh nghiệp tham dự hội thảo, cùng đưa ra chiến lược phát triển sản phẩm Robot “Made in Vietnam”. Đây không chỉ là mong muốn, mà còn là bước đi tất yếu nếu chúng ta muốn tự chủ công nghệ và từng bước khẳng định vị thế trong chuỗi cung ứng toàn cầu.
Với nỗ lực cùng nhau đi tìm lời giải và định hướng phát triển sản phẩm Robot “Made in Vietnam” do chính các doanh nghiệp trong nước sản xuất. Đây không chỉ là khát vọng tự chủ về công nghệ, mà còn là cơ hội để Việt Nam khẳng định vị thế trong chuỗi cung ứng toàn cầu.
Bài toán tiết kiệm năng lượng, nhưng tiết kiệm thế nào?
Tại hội thảo, ông Trần Anh Xuân - Giám đốc Ban truyền động Tập đoàn ABB đã chia sẻ câu chuyện tiết kiệm năng lượng trong sản xuất mà Tập đoàn ABB đã thực hiện, đồng thời đưa ra những giải pháp cũng như những ứng dụng thực tiễn. Theo ông Xuân, các doanh nghiệp Việt Nam nói riêng và các nước trên thế giới nói chung đều đang gặp vấn đề lớn về tình trạng hiệu nhà kính và các nguồn năng lượng thay thế.
![]() |
Ông Trần Anh Xuân - Giám đốc Ban truyền động Tập đoàn ABB chia sẻ thông tin tại hội thảo. |
“Đến năm 2050, dân số thế giới dự tính sẽ lên đến 9,7 tỷ người, dẫn đến việc tiêu thụ năng lượng tăng cao. Vì vậy, bài toán về tiết kiệm năng lượng cũng trở nên thách thức hơn. 45% năng lượng điện trên thế giới đang được tiêu thụ bởi động cơ điện để phục vụ cho việc chuyển đổi từ động năng sang cơ năng. Với tốc độ gia tăng dân số hiện nay thì nhu cầu về mô tơ điện sẽ tăng gấp đôi vào năm 2040”, ông Trần Anh Xuân chia sẻ.
Ông Xuân cũng cho rằng những bất cập còn lại đến từ sự chưa đồng nhất trong các quy chuẩn về tiết kiệm năng lượng.
“Tôi chứng kiến những doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc nhận được tem tiết kiệm năng lượng cho sản phẩm. Theo thông tư 36/2016/BTC, việc dán nhãn năng lượng được thực hiện theo hình thức tự nguyện và trách nhiệm thuộc về doanh nghiệp, một số doanh chưa biết phải bắt từ đâu, còn loay hoay trong quy trình lập hồ sơ công bố dán nhãn năng lượng”, ông cho biết.
![]() |
Các đại biểu tham dự hội thảo. Ảnh: Ma Ánh. |
Bên cạnh đó, một số doanh nghiệp chưa thật sự quan tâm đến vấn đề tiết kiệm năng lượng. Đa phần các thiết bị truyền động quay ở các nhà máy được các doanh nghiệp mua lại hàng cũ, hàng bãi từ Nhật, Mỹ về sử dụng. Mặc dù được giới thiệu vẫn còn chất lượng nhưng thực tế vòng đời của thiết bị không còn được nhiều. Đây cũng là một bài toán khó về lợi nhuận của các doanh nghiệp.
Cũng tại hội thảo, PGS.TS Thái Truyền Đại Chấn - Phó Trưởng khoa Kỹ thuật Trường ĐH Việt - Đức (VGU) đã giới thiệu nền tảng nhà máy thông minh tích hợp 5G, IoT và AI, tạo điều kiện kết nối dữ liệu sản xuất theo thời gian thực; ông Kiên Nguyễn - Trưởng Bộ phận giải pháp công nghiệp Công ty CNTT GRADION đã chia sẻ các giải pháp tối ưu vận hành trong điều kiện chuỗi cung ứng thiếu ổn định - một thách thức lớn sau đại dịch. Đồng thời, các đại biểu đã cùng nhau tọa đàm về đào tạo nguồn nhân lực công nghiệp, trong đó các bên đều nhấn mạnh vai trò của việc kết nối giữa trường đại học, viện nghiên cứu và doanh nghiệp nhằm chuẩn bị đội ngũ đáp ứng yêu cầu của ngành điện, điện tử, cơ khí và tự động hóa.
Trong khuôn khổ Hội thảo đã diễn ra Lễ ký kết hợp tác chiến lược giữa CSID và COEX VINA, đánh dấu sự gắn kết nguồn lực trong nước và quốc tế nhằm thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hoá. Đây được xem là cơ hội lớn để các doanh nghiệp Việt Nam học hỏi mô hình, công nghệ từ các quốc gia phát triển, trong đó có Hàn Quốc, đồng thời tăng cường hợp tác thương mại trong ngành công nghiệp chế biến - chế tạo.
Nhóm PV