Bình Liêu: Bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống để phát triển du lịch

Văn hoá giải trí
05/09/2024 10:25
Bình Liêu là huyện miền núi biên giới với hơn 96% số dân là đồng bào dân tộc thiểu số (chủ yếu là dân tộc Tày, Dao, Sán Chỉ). Chính sự phong phú trong cộng đồng các dân tộc ở Bình Liêu cùng những nét văn hóa truyền thống đặc sắc đã làm nên một vùng đất văn hóa đa dạng, giàu bản sắc, trở thành tài nguyên vô giá để huyện phát triển du lịch.
aa

Với mục tiêu khai thác tiềm năng lợi thế về cảnh quan thiên nhiên, đặc biệt là những giá trị văn hoá truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số để phát triển du lịch, Huyện uỷ Bình Liêu đã ban hành Nghị quyết số 01-NQ/HU ngày 31/7/2015 về “Phát triển du lịch huyện Bình Liêu giai đoạn 2015-2020, định hướng đến năm 2030”; Nghị quyết số 06-NQ/HU ngày 29/6/2016 về “Bảo tồn, phát huy những giá trị văn hoá truyền thống đặc sắc của cộng đồng các dân tộc huyện Bình Liêu giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2030”.

Cụ thể hoá các Nghị quyết, trong những năm qua, huyện đã chú trọng dành nhiều nguồn lực thực hiện công tác bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa trên địa bàn. Huyện đã hoàn thành Đề án "Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa tiêu biểu tộc người Tày Bình Liêu phục vụ phát triển du lịch cộng đồng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030"; đang hoàn thiện đề cương Đề án "Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa người Dao gắn với phát triển du lịch cộng đồng tại bản Sông Moóc, xã Đồng Văn giai đoạn 2022-2025, định hướng đến năm 2030", Đề án "Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa người Sán Chỉ gắn với phát triển du lịch cộng đồng tại bản Lục Ngù, xã Húc Động giai đoạn 2022-2025, định hướng đến năm 2030"; xây dựng cuốn sách “Học tiếng Tày Bình Liêu”... nhằm bảo tồn, trao truyền văn hóa truyền thống, tạo sản phẩm văn hóa đáp ứng phát triển du lịch văn hóa, du lịch cộng đồng, xây dựng thành “bảo tàng sống” trong cộng đồng các dân tộc.

Bình Liêu: Bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống để phát triển du lịch
Tiết mục hát then tại lễ công bố huyện Bình Liêu đạt chuẩn nông thôn mới năm 2023.

Cùng với việc tổ chức khôi phục và duy trì các lễ hội đặc sắc của các dân tộc thiểu số như Lễ hội đình Lục Nà của dân tộc Tày, hội Soóng cọ của dân tộc Sán Chỉ, ngày hội Kiêng Gió của đồng bào dân tộc Dao Thanh Phán… huyện cũng quan tâm tổ chức các chương trình hoạt động du lịch mới dựa trên bản sắc văn hoá các dân tộc như: Hội hoa sở, Hội mùa vàng, Ngày hội Văn hóa - Thể thao các dân tộc huyện Bình Liêu… Thông qua những hoạt động này, đã giới thiệu những nét đẹp trong văn hoá truyền thống, phong tục tập quán của đồng bào các dân tộc trên địa bàn huyện tới du khách, tạo sản phẩm du lịch độc đáo, mới mẻ, hấp dẫn du khách.

Mặt khác, huyện đã tích cực triển khai bảo tồn, phát huy các giá trị văn hoá phi vật thể đặc sắc của các dân tộc. Huyện đã thành lập và duy trì hoạt động thường xuyên, hiệu quả 26 câu lạc bộ văn nghệ từ cấp xã đến thôn; tổ chức các lớp truyền dạy hát then - đàn tính, hát soóng cọ, hát pả dung vào trong trường học nhằm trao truyền và phát triển các loại hình nghệ thuật dân gian; đồng thời phát hiện và bồi dưỡng các hạt nhân văn nghệ trong cộng đồng dân cư, đóng góp, làm dày thêm kho tàng văn hóa dân gian sẵn có và tạo nguồn cho các hoạt động lễ hội, du lịch của huyện và của tỉnh.

Các nghi lễ truyền thống như lễ cấp sắc của người Dao Thanh Phán, lễ đón dâu của người Sán Chỉ, nghi lễ lẩu then, giải hạn đầu năm của người Tày… được dày công nghiên cứu, sưu tầm, sân khấu hóa trở thành điểm nhấn hấp dẫn du khách trong các lễ hội, sự kiện của huyện. Tiêu biểu là nghi lễ then cổ của dân tộc Tày nằm trong hợp phần di sản thực hành then của người Tày, Nùng, Thái ở Việt Nam, đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại; nghệ thuật trình diễn dân gian hát soóng cọ của người Sán Chỉ ở Bình Liêu cũng đã được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia.

Đặc biệt, để phát huy giá trị, vẻ đẹp của trang phục truyền thống các dân tộc trên địa bàn, từ năm 2019, huyện Bình Liêu đã triển khai và duy trì việc giáo viên, học sinh, công chức, viên chức mặc trang phục truyền thống dân tộc trong trường học, cơ quan quản lý nhà nước và đơn vị sự nghiệp trực thuộc vào các ngày quy định trong tuần… Qua đó, không chỉ nâng cao ý thức, trách nhiệm gìn giữ, bảo tồn trang phục dân tộc trong cộng đồng, mà còn không ngừng lan tỏa, quảng bá hình ảnh, vẻ đẹp mảnh đất, con người Bình Liêu, góp phần thúc đẩy phát triển du lịch văn hóa, tạo nên khác biệt cho du lịch Bình Liêu.

Nhờ khai thác tốt tiềm năng, lợi thế dựa trên các giá trị văn hoá truyền thống để tạo ra các sản phẩm du lịch độc đáo, đậm đà bản sắc dân tộc, nên Bình Liêu “từ chỗ không có du lịch” đến nay đã trở thành điểm đến mới mẻ, hấp dẫn trong bản đồ du lịch văn hoá, du lịch trải nghiệm bản sắc văn hoá các dân tộc của tỉnh Quảng Ninh và trên bản đồ du lịch Việt Nam. Năm 2023, huyện đón 150.000 lượt khách, trong đó khách lưu trú 39.170 lượt, doanh thu từ hoạt động du lịch đạt 76,7 tỷ đồng, đóng góp quan trọng vào tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương.

Nguồn: Bình Liêu: Bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống để phát triển du lịch

quangninh.gov.vn
mtvh
Tin bài khác
Hơn 450 đơn vị hàng đầu ngành nước sẽ có mặt tại Vietwater 2024

Hơn 450 đơn vị hàng đầu ngành nước sẽ có mặt tại Vietwater 2024

Vietwater 2024 không chỉ quy tụ hơn 450 nhà triển lãm hàng đầu đến từ hơn 25 quốc gia và vùng lãnh thổ, mà còn thu hút hơn 10.000 khách tham quan thương mại chuyên ngành.
Doanh nghiệp công nghệ số hãy nhận lấy sứ mệnh dùng chuyển đổi AI để thay đổi Việt Nam

Doanh nghiệp công nghệ số hãy nhận lấy sứ mệnh dùng chuyển đổi AI để thay đổi Việt Nam

Các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam, nhất là các doanh nghiệp AI, phải nhận lấy sứ mệnh dùng chuyển đổi AI để thay đổi Việt Nam. Đầu tiên là chuyển đổi AI chính doanh nghiệp của mình trước. Rồi sau đấy mới là chuyển đổi AI các tổ chức khác, các lĩnh vực khác.
Không biết con người của bạn đáng giá bao nhiêu?

Không biết con người của bạn đáng giá bao nhiêu?

Có một thanh niên nọ luôn nghi hoặc bản thân, hay than vãn không hiểu vì sao mình mãi vẫn chưa giàu, lúc nào cũng rầu rĩ, cau có.
Quy định về quản lý nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Bộ của Ủy ban Dân tộc

Quy định về quản lý nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Bộ của Ủy ban Dân tộc

Ủy ban Dân tộc đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Thông tư quy định về quản lý nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Bộ của Ủy ban Dân tộc.
Tự động hóa quy trình bằng robot (RPA) dựa trên trí tuệ nhân tạo trong sản xuất

Tự động hóa quy trình bằng robot (RPA) dựa trên trí tuệ nhân tạo trong sản xuất

Ngành sản xuất đang trải qua sự chuyển đổi mạnh mẽ, được thúc đẩy bởi sự tích hợp của tự động hóa quy trình bằng robot (RPA) dựa trên trí tuệ nhân tạo (AI).
Nhận định chứng khoán ngày 18/9: Tiếp đà hồi phục?

Nhận định chứng khoán ngày 18/9: Tiếp đà hồi phục?

Phiên giao dịch ngày 17/9 bất ngờ khởi sắc trong phiên chiều, giúp VN Index lấy lại gần 20 điểm và vượt qua các mốc hỗ trợ quan trọng. Sự cải thiện thanh khoản cùng đà tăng mạnh mẽ ở nhiều nhóm ngành lớn để ngỏ khả năng hồi phục của thị trường trong ngắn hạn.
Câu chuyện làm lay động lòng nguời?

Câu chuyện làm lay động lòng nguời?

Có một câu chuyện từng lan rộng trên mạng xã hội, nhận được rất nhiều “like”.
Tử vi vòng quay công nghệ ngày 18/9/2024: Tuổi Thìn thay đổi tích cực, tuổi Thân tránh gây xung đột

Tử vi vòng quay công nghệ ngày 18/9/2024: Tuổi Thìn thay đổi tích cực, tuổi Thân tránh gây xung đột

Những bí ẩn của khoa học đời sống là "món ăn" tinh thần không thể thiếu trong cuộc sống của con người. Tử vi vòng quay công nghệ xem tử vi 12 con giáp ngày 18/9/2024 cho tất cả các tuổi nhằm dự đoán vận hạn về công danh, tiền bạc, tình duyên, sức khỏe...
Thị trường chứng khoán ngày 17/9: VN Index bật tăng mạnh nhờ dòng tiền bắt đáy

Thị trường chứng khoán ngày 17/9: VN Index bật tăng mạnh nhờ dòng tiền bắt đáy

Thị trường khởi đầu trong trạng thái thận trọng, nhưng dòng tiền bắt đáy đã nhập cuộc mạnh mẽ vào buổi chiều, giúp VN Index tăng gần 20 điểm, áp sát mốc 1.260 điểm. Nhiều nhóm ngành lớn như ngân hàng, chứng khoán, thép và bất động sản đồng loạt khởi sắc, mang lại tín hiệu tích cực cho thị trường.
Bất động sản Gia Phú báo lỗ gần 56 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu âm

Bất động sản Gia Phú báo lỗ gần 56 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu âm

Công ty TNHH Bất động sản Gia Phú vừa công bố báo cáo tài chính bán niên năm 2024 với kết quả kinh doanh ảm đạm, lỗ gần 56 tỷ đồng trong 6 tháng đầu năm 2024, nâng tổng lỗ lũy kế hơn 3 năm qua lên hơn 300 tỷ đồng.