acecook

Cần có bước đột phá công nghệ để đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế

Thị trường
08/08/2024 18:30
Nền kinh tế Việt Nam đã tăng trưởng ở mức 6,42% trong nửa đầu năm 2024. Các chuyên gia cho rằng tăng trưởng GDP cả năm 2024 có thể chạm mốc gần 7% sau khi Việt Nam có quý tăng trưởng vượt tiềm năng thứ 4 liên tiếp.
aa

Trao đổi tại Diễn đàn Đẩy mạnh đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam diễn ra chiều 7/8, tại Hà Nội, các chuyên gia cho rằng, chủ trương đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế đã được nêu ra ở Đại hội lần thứ XI và được bổ sung phát triển ở các kỳ Đại hội XII và XIII. Mới đây, ngày 10/7/2024 Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 108/NQ-CP tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 6/2024 và hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương (Nghị quyết 108). Trong đó nêu rõ, nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm và trong thời gian tới.

Cần có bước đột phá công nghệ để đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế
Ông Hà Khắc Minh - Tổng biên tập Tạp chí Tài chính doanh nghiệp phát biểu khai mạc chương trình. Ảnh: Hương Duyên

Theo đó Chính Phủ yêu cầu ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng gắn với ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế; Quyết liệt đẩy mạnh hơn nữa giải ngân vốn đầu tư công, thực hiện 3 Chương trình mục tiêu quốc gia; Chú trọng thực hiện thực chất, hiệu quả cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh.

Phát biểu Khai mạc Diễn đàn, Tổng biên tập Tạp chí Tài chính doanh nghiệp ông Hà Khắc Minh cho biết, chủ trương đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế đã được Đảng ta nêu ra ở Đại hội lần thứ XI và được bổ sung phát triển ở các kỳ Đại hội XII và XIII.

Tại Đại hội XIII của Đảng yêu cầu tiếp tục đổi mới mạnh mẽ mô hình tăng trưởng kinh tế, chuyển mạnh nền kinh tế sang mô hình tăng trưởng dựa trên năng suất, tiến bộ khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo, nhân lực chất lượng cao, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Đây là quan điểm mang tính định hướng chiến lược lâu dài của Đảng ta về đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế Việt Nam.

Việc đổi mới mô hình tăng trưởng của nước ta nhằm nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng suất lao động và sức cạnh tranh, phát triển nhanh và bền vững toàn diện kinh tế, xã hội và môi trường. Không thúc đẩy tăng trưởng bằng mọi giá, gây nên những tác động xấu. Đổi mới mô hình tăng trưởng theo hướng chú trọng và dựa nhiều hơn vào các nhân tố thúc đẩy tăng năng suất lao động, sử dụng hiệu quả các nguồn lực và thành tựu khoa học - công nghệ của nhân loại, mọi tiềm năng, lợi thế của các ngành, lĩnh vực, các địa phương và cả nước.

Theo ông Hà Khắc Minh, trên thực tế, trong nửa đầu năm 2024, nền kinh tế Việt Nam đã tăng trưởng ở mức 6,42% trong nửa đầu năm 2024. Các chuyên gia cho rằng tăng trưởng GDP cả năm 2024 có thể chạm mốc gần 7% sau khi Việt Nam có quý tăng trưởng vượt tiềm năng thứ 4 liên tiếp nhưng mô hình tăng trưởng chưa tạo được chuyển biến căn bản; năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế chưa cao. Kinh tế vĩ mô còn tiềm ẩn một số rủi ro, nền tảng vĩ mô chưa thực sự vững chắc, nền kinh tế có độ mở cao và phụ thuộc vào nguồn nguyên vật liệu nhập khẩu.

Cần có bước đột phá công nghệ để đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế
Các diễn giả thảo luận tại Diễn đàn. Ảnh: Hương Duyên

Tăng cường năng lực cạnh tranh quốc gia

PGS.TS. Bùi Quang Tuấn, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam cho biết, mô hình tăng trưởng kinh tế thể hiện một quốc gia phát triển nhanh/chậm, dựa vào động lực nào và yếu tố nào là chính, cơ cấu có hiện đại hay không, chất lượng/không chất lượng của tăng trưởng như thế nào?

Theo ông Tuấn, hiện nay đóng góp của vốn và vốn con người có xu hướng gia tăng. Đóng góp của năng suất nhân tố tổng hợp (TFP) và đóng góp của lao động vào tăng trưởng GDP có xu hướng giảm theo thời gian. Do đó, đầu tư vẫn là nhân tố chủ yếu dẫn dắt tăng trưởng kinh tế và tăng trưởng kinh tế được thúc đẩy bởi vốn con người hơn là tích lũy yếu tố đầu vào lao động.

Tuy nhiên, mô hình tăng trưởng vẫn dựa vào lao động giá rẻ, tồn tại nền kinh tế nhị nguyên (nước ngoài và trong nước), lan tỏa của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài còn hạn chế, nhất là năng lực công nghệ. Đóng góp của khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo vào tăng trưởng còn ít. Chưa cải thiện nhiều về năng suất lao động 2016-2020 tăng bình quân 5,8%/năm, 2011 - 2015 tăng 4,3%, vẫn chậm.

Ngoài ra, mô hình tăng trưởng chưa xanh, chưa đóng góp nhiều cho phát triển bền vững (ví dụ năng lượng tái tạo, ô nhiễm môi trường (đặc biệt rác thải nhựa), phát thải khí nhà kính,…). Tăng trưởng xanh hầu như chưa thực hiện được bao nhiêu. Kinh tế tuần hoàn còn mới manh nha, chưa phát triển. Kinh tế biển xanh còn đang ở dạng tiềm năng là chính.

PGS.TS Bùi Quang Tuấn cho hay, việc đổi mới mô hình tăng trưởng có nhiều cơ hội. Đó là xu hướng công nghệ mới (CM4.0), xanh và số trở thành khách quan; phong trào đổi mới sáng tạo; phong trào khởi nghiệp; cơ cấu dân số trẻ, tiếp cận công nghệ tốt; sản xuất, phân phối, tiêu dùng thông minh hơn,…

Theo TS. Chử Đức Hoàng, Quỹ Đổi mới công nghệ quốc gia (NATIF), Bộ Khoa học và Công nghệ, hiện trạng cơ cấu sản xuất, dịch vụ tại Việt Nam hiện nay gồm dịch vụ chiếm 43,65%; công nghiệp và xây dựng chiếm 35,47%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 9,22%; nông, lâm nghiệp thủy sản chiếm 11,66%.

Xu hướng chuyển đổi hiện nay là tăng tỷ trọng công nghiệp và xây dựng tăng từ 32,1% (2010) lên 38,1% (2023), dự kiến đạt 40% vào năm 2030. Dịch vụ duy trì vai trò chủ đạo chiếm khoảng 50% GDP trong suốt giai đoạn, dự kiến tiếp tục ổn định ở mức 50% đến năm 2030. Tỷ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo trong GDP tăng từ 13% (2010) lên 25% (2023), mục tiêu đạt trên 30% vào năm 2030. Kinh tế số chiếm khoảng 14,3% GDP (2023), mục tiêu đạt 20% GDP vào năm 2025 và 30% vào năm 2030. Kinh tế xanh và kinh tế tuần hoàn đang trong giai đoạn phát triển ban đầu; Mục tiêu đóng góp ngày càng quan trọng vào GDP đến năm 2030.

Tuy nhiên, theo ông Hoàng, trong quá trình chuyển đổi Việt Nam đang phải đối mặt với hàng loạt thách thức. Đó là năng suất lao động của Việt Nam vẫn còn thấp so với nhiều nước trong khu vực. Việc áp dụng công nghệ mới trong sản xuất còn hạn chế. Nền kinh tế phụ thuộc nhiều vào đầu tư nước ngoài và xuất khẩu. Các thủ tục hành chính còn phức tạp, thiếu minh bạch. Hệ thống giao thông, logistics còn hạn chế ở nhiều nơi. Sự phát triển không đồng đều giữa các vùng, miền. Phát triển công nghiệp nhanh dẫn đến ô nhiễm gia tăng. Lực lượng lao động chưa đáp ứng được yêu cầu của nền kinh tế hiện đại; cần cải cách giáo dục và đào tạo để nâng cao chất lượng.

Để đổi mới mô hình kinh tế, theo GS. TS Hoàng Văn Cường, Ủy viên Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội cho rằng, dù đổi mới tăng trưởng theo truyền thống chuyển sang đổi mới khoa học công nghệ, hay đổi mới tăng trưởng dựa vào xu thế mới,… đều phải thực hiện việc thay đổi toàn bộ cái cũ. Trước đây Việt Nam dựa vào tài nguyên, lao động,… hiện nay phải dựa vào khoa học công nghệ, chuyển sang sạch, xanh.

Tin bài khác
Nhóm doanh nghiệp dầu khí khẳng định vị thế trong Top 50 công ty niêm yết tốt nhất Việt Nam 2025

Nhóm doanh nghiệp dầu khí khẳng định vị thế trong Top 50 công ty niêm yết tốt nhất Việt Nam 2025

Forbes Việt Nam vừa công bố "Danh sách 50 Công ty niêm yết tốt nhất Việt Nam năm 2025. Đây là lần thứ 13 Forbes Việt Nam công bố danh sách này. 6 đơn vị thành viên thuộc Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng Quốc gia Việt Nam (Petrovietnam) được lọt vào danh sách.
Nhận định phiên giao dịch ngày 01/7: Tránh “FOMO” trong giai đoạn nhạy cảm

Nhận định phiên giao dịch ngày 01/7: Tránh “FOMO” trong giai đoạn nhạy cảm

Khởi động tháng 7, thị trường được dự báo tiếp tục duy trì trạng thái tích cực nhờ đà tăng ổn định từ phiên cuối tháng 6. Tuy nhiên, khi chỉ số VN Index dần tiệm cận vùng kháng cự mạnh 1.380 điểm, nhà đầu tư cần thận trọng hơn với các quyết định giải ngân mới, đặc biệt trong bối cảnh sự phân hóa ngành ngày càng rõ nét và tâm lý thị trường đang ở vùng hưng phấn.
AI đang thay đổi cuộc chơi: Đội ngũ bảo trì của bạn đã sẵng sàng?

AI đang thay đổi cuộc chơi: Đội ngũ bảo trì của bạn đã sẵng sàng?

Trong kỷ nguyên trí tuệ nhân tạo, đội ngũ bảo trì không còn chỉ là bộ phận "hậu cần" âm thầm. Họ đang dần trở thành yếu tố then chốt quyết định sự thành bại trong chiến lược AI của doanh nghiệp sản xuất. Không phải vì công tác bảo trì đột ngột trở nên quan trọng hơn mà bởi AI đã đưa vai trò đó lên một tầm chiến lược mới.
Chuyển đổi số liên thông, đồng bộ tới tất cả các cơ quan để chính quyền địa phương 02 cấp không gián đoạn

Chuyển đổi số liên thông, đồng bộ tới tất cả các cơ quan để chính quyền địa phương 02 cấp không gián đoạn

Văn phòng Chính phủ vừa có Thông báo số 329/TB-VPCP kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng tại cuộc họp ngày 27/6/2025 về rà soát tiến độ và kết quả triển khai các nhiệm vụ chuyển đổi số liên thông, đồng bộ để chuẩn bị thực hiện mô hình chính quyền địa phương 02 cấp thông suốt, hiệu quả, không gián đoạn từ ngày 01/7/2025.
Đến gần hơn mục tiêu Net Zero với động cơ tốc độ thay thế

Đến gần hơn mục tiêu Net Zero với động cơ tốc độ thay thế

ABB vừa giới thiệu một giải pháp mới cho ngành công nghiệp với động cơ tốc độ thay đổi LV Titanium, tích hợp sẵn bộ truyền động tốc độ thay đổi (VSD) và động cơ nam châm vĩnh cửu hiệu suất cao trong một thiết kế nhỏ gọn, plug-and-play. Sản phẩm mới này mang lại hiệu suất đạt chuẩn IE5 cấp hiệu suất cao nhất hiện nay, đồng thời được thiết kế để thay thế trực tiếp cho các động cơ cảm ứng DOL (Direct-On-Line) cũ kỹ, không hiệu quả.
Thị trường chứng khoán ngày 30/6: Dòng tiền chuyển hướng đến nhóm vốn hóa vừa

Thị trường chứng khoán ngày 30/6: Dòng tiền chuyển hướng đến nhóm vốn hóa vừa

Thị trường khép lại tháng 6 với phiên tăng điểm nhẹ, tiếp tục củng cố xu hướng phục hồi ngắn hạn. Dù biên độ dao động hẹp và thanh khoản chưa có sự cải thiện rõ rệt, sắc xanh vẫn lan tỏa trên diện rộng, đặc biệt tại nhóm midcap và cổ phiếu ngành bất động sản, vận tải.
Vinamilk là thương hiệu duy nhất Việt Nam sở hữu 2 cúp Quán quân tại giải thưởng lớn của ngành sữa thế giới

Vinamilk là thương hiệu duy nhất Việt Nam sở hữu 2 cúp Quán quân tại giải thưởng lớn của ngành sữa thế giới

Nếu đầu năm 2025, Vinamilk gây ấn tượng về số lượng 125 sản phẩm mới tung ra thị trường, thì mới đây, doanh nghiệp sữa tỷ đô này đã cho thấy bước tiến vượt bậc cả về “chất” khi là thương hiệu Việt duy nhất được vinh danh tại Giải thưởng đổi mới ngành sữa toàn cầu. Những yếu tố đắt giá nào giúp họ sở hữu “cú đúp” ngôi quán quân về “vị ngon” và “thiết kế bao bì xuất sắc”?
Tử vi vòng quay công nghệ ngày 1/7/2025: Tuổi Tuất có kẻ cản trở, tuổi Dần công việc khởi sắc

Tử vi vòng quay công nghệ ngày 1/7/2025: Tuổi Tuất có kẻ cản trở, tuổi Dần công việc khởi sắc

Những bí ẩn của khoa học đời sống là "món ăn" tinh thần không thể thiếu trong cuộc sống của con người. Tử vi vòng quay công nghệ xem tử vi 12 con giáp ngày 1/7/2025 cho tất cả các tuổi nhằm dự đoán vận hạn về công danh, tiền bạc, tình duyên, sức khỏe...
Robot công nghiệp - Giải pháp cho bài toán năng suất

Robot công nghiệp - Giải pháp cho bài toán năng suất

ABB Robotics vừa công bố ba mẫu robot công nghiệp hạng nặng mới với khả năng xử lý tải trọng lên đến 350kg, được đánh giá là hàng đầu trong ngành hiện nay. Đây là bước tiến mới trong chiến lược mở rộng danh mục sản phẩm của ABB, nâng tổng số dòng robot công nghiệp của hãng lên 11 họ và 60 biến thể, tạo thành hệ sinh thái robot toàn diện nhất trên thị trường hiện nay.
Nhận định phiên giao dịch ngày 30/6: Tăng nhưng thanh khoản thấp, VN Index đối mặt thử thách mới ở vùng kháng cự cứng

Nhận định phiên giao dịch ngày 30/6: Tăng nhưng thanh khoản thấp, VN Index đối mặt thử thách mới ở vùng kháng cự cứng

Sau khi có tuần tăng điểm tích cực, VN Index đang tiến dần đến vùng kháng cự mạnh quanh 1.380–1.400 điểm. Dù xu hướng ngắn hạn vẫn nghiêng về phía tích cực nhờ sự phục hồi của nhiều nhóm cổ phiếu, nhưng tâm lý nhà đầu tư vẫn giữ sự thận trọng chờ đợi những thông tin về kết quả đàm phán thương mại Mỹ–Việt. Trong bối cảnh đó, nhà đầu tư nên ưu tiên bảo toàn lợi nhuận, hạn chế mua đuổi và chờ nhịp điều chỉnh để giải ngân.
siement
Quảng cáo
moxa