acecook

Chỉ 11% doanh nghiệp đạt mức sẵn sàng ứng phó sự cố an ninh mạng

An ninh an toàn mạng
23/05/2025 04:07
Tại Việt Nam, có 52,89% số doanh nghiệp, tổ chức chưa có đầy đủ các giải pháp công nghệ để ứng phó sự cố an ninh mạng, 56,16% chưa đủ nhân sự chuyên trách về an ninh mạng; chỉ có 11% doanh nghiệp, tổ chức đạt mức trưởng thành sẵn sàng ứng phó các sự cố an ninh mạng.
aa
Chỉ 11% doanh nghiệp đạt mức sẵn sàng ứng phó sự cố an ninh mạng
Ông Vũ Ngọc Sơn, Trưởng Ban nghiên cứu, tư vấn, phát triển công nghệ và hợp tác quốc tế, Hiệp hội An ninh mạng quốc gia phát biểu tại toạ đàm - Ảnh: VGP/HM

Thông tin này được đưa ra tại tọa đàm "Mức độ trưởng thành của doanh nghiệp, tổ chức Việt Nam trong việc sẵn sàng ứng phó các sự cố" do Hiệp hội An ninh mạng quốc gia NCA tổ chức ngày 21/5.

Ông Vũ Ngọc Sơn, Trưởng Ban nghiên cứu, tư vấn, phát triển công nghệ và hợp tác quốc tế, Hiệp hội An ninh mạng quốc gia cho biết, theo báo cáo của CISCO, hiện nay chỉ có 11% doanh nghiệp, tổ chức tại Việt Nam đạt mức độ trưởng thành sẵn sàng ứng phó các sự cố an ninh mạng. Mặc dù con số này có tăng 5% so với năm trước nhưng đây vẫn là lỗ hổng lớn về an ninh và có thể bị tấn công bất kỳ lúc nào.

Thống kê của Hiệp hội An ninh mạng quốc gia thực hiện tháng 12/2024 cũng cho thấy, về công nghệ, 14% các doanh nghiệp chưa có phần mềm diệt virus, hơn 24% doanh nghiệp không có tường lửa, gần 36 % không có giải pháp sao lưu, phục hồi dữ liệu, chỉ có 48% doanh nghiệp có giải pháp giám sát an ninh mạng, gần 65% không có thông tin tình báo và 61,7% không có giải pháp ứng phó điểm cuối.

Về quy trình, chỉ có 53% triển khai một trong các tiêu chuẩn về chuẩn hoá quy trình; 64,12% đạt chủ động đánh giá về an toàn an ninh theo cấp độ.

Về nhân sự - vấn đề rất quan trọng, báo cáo của Hiệp hội An ninh mạng quốc gia cũng cho biết, khoảng 20% các doanh nghiệp, tổ chức hiện chưa có chuyên trách về an ninh mạng, hơn 35% chỉ bố trí được không quá 5 người.

"Rõ ràng mức độ sẵn sàng ứng phó sự cố an ninh mạng của các doanh nghiệp, tổ chức ở nước ta chưa cao. Năng lực của các doanh nghiệp, tổ chức còn khá xa so với yêu cầu về đảm bảo an ninh mạng theo các tiêu chuẩn quốc tế. Chúng ta cần phải có sự đầu tư và hành động", ông Vũ Ngọc Sơn khẳng định.

Theo Thiếu tá Trần Trung Hiếu, Phó Giám đốc Trung tâm An ninh mạng quốc gia, Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao Bộ Công An, cùng với quá trình chuyển đổi số đang diễn ra mạnh mẽ hiện nay, số lượng các vụ tấn công mạng không ngừng gia tăng cả về số lượng và mức độ nghiêm trọng. Trong khi, phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa có đủ năng lực, quy trình hoặc sự chuẩn bị cần thiết để đối phó với các sự cố an ninh mạng, thậm chí có cả các doanh nghiệp lớn, tập đoàn có doanh thủ hàng trăm tỷ đồng.

Theo thống kê từ Hiệp hội An ninh mạng quốc gia, năm 2024 có tới 659.000 vụ tấn công an ninh mạng khác nhau, ảnh hưởng tới khoảng 46,15% cơ quan, doanh nghiệp.

Những nguyên nhân chính khiến năng lực ứng phó của các doanh nghiệp, tổ chức tại Việt Nam còn thấp đã được chỉ ra tại toạ đàm, bao gồm: thiếu các giải pháp an ninh mạng cơ bản, đồng bộ để bảo vệ hệ thống; công nghệ, chuyển đổi số liên tục cập nhật, trong đó sự bùng nổ của AI khiến cho các doanh nghiệp không kịp thích nghi; sự phát triển mạnh mẽ của các nhóm tội phạm mạng chuyên nghiệp, trong đó có những nhóm xuyên biên giới với trình độ rất cao; sự thiếu hụt về nhân sự chuyên trách và kỹ năng an toàn, an ninh mạng của đại bộ phận người dùng còn nhiều hạn chế.

Chỉ 11% doanh nghiệp đạt mức sẵn sàng ứng phó sự cố an ninh mạng
Thiếu tá Trần Trung Hiếu, Phó Giám đốc Trung tâm An ninh mạng quốc gia, Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Bộ Công An - Ảnh: VGP/HM

Giải pháp nâng cao sự sẵn sàng ứng phó sự cố an ninh mạng

Đưa ra các giải pháp nâng cao sự sẵn sàng ứng phó sự cố an ninh mạng cho doanh nghiệp, tổ chức, ông Vũ Ngọc Sơn cho rằng, lãnh đạo của các doanh nghiệp, tổ chức phải là người đầu tiên chủ động tham gia giải quyết bài toán về năng lực ứng phó sự cố. An ninh mạng không phải là cuộc chơi "có thể tính sau", mà là trách nhiệm chiến lược cần được chuẩn bị từ trước, từ sớm.

"Việc thiết lập giải pháp công nghệ, xây dựng quy trình ứng phó, nâng cao nhận thức, diễn tập và hợp tác với chuyên gia nên là một phần tất yếu trong kế hoạch quản trị rủi ro của mọi doanh nghiệp, dù lớn hay nhỏ", ông Sơn nhấn mạnh.

Các chuyên gia cũng cho hay, cần bắt đầu cải thiện ngay từ thành phần thiết yếu nhất của mỗi hệ thống, đó là con người. Việc đào tạo nhận thức, kỹ năng an ninh mạng cho mỗi cá nhân trong tổ chức cần được làm thường xuyên. Khi cả bộ máy có đủ kiến thức, kỹ năng an ninh mạng, các giải pháp khác như công nghệ và quy trình mới có thể phát huy được hiệu quả.

Về mặt công nghệ, trong bối cảnh các mối đe dọa mạng ngày càng tinh vi, doanh nghiệp, tổ chức cần đầu tư các giải pháp một cách đồng bộ. Triển khai giải pháp quản lý an ninh mạng tập trung, tích hợp khả năng phân tích dữ liệu bằng AI và kết nối với các nguồn tình báo an ninh mạng (threat intelligence) để giám sát, phát hiện và phản ứng sớm trước các nguy cơ tiềm tàng.

Bên cạnh đó, việc xây dựng quy trình ứng phó sự cố rõ ràng, phân công trách nhiệm cụ thể, có sẵn kịch bản xử lý và các công cụ hỗ trợ là điều bắt buộc. Đặc biệt, doanh nghiệp cần chuẩn bị trước thông tin liên lạc của các cơ quan chức năng, hiệp hội để có thể phối hợp, báo cáo và xử lý kịp thời khi sự cố xảy ra. Chủ động và có chiến lược là chìa khóa để giảm thiểu thiệt hại và bảo vệ hoạt động kinh doanh trong môi trường số.

Đồng tình với những giải pháp trên, Thiếu tá Trần Trung Hiếu cũng nhấn mạnh thêm giải pháp giám sát 24/7 chính là "chìa khoá" để phát hiện sự cố an ninh mạng kịp thời và có ứng phó hiệu quả, vì hiện nay hacker luôn gây sự cố vào ngoài giờ hành chính, đồng thời phải tuân thủ các quy định về an ninh mạng theo pháp luật, áp dụng các tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy định về an ninh mạng…

chinhphu.vn
chao-mung-ngay-bao-chi
Tin bài khác
Thị trường chứng khoán 20/6: Cổ phiếu phòng thủ chịu áp lực, nhóm đầu cơ dẫn sóng phiên cuối tuần

Thị trường chứng khoán 20/6: Cổ phiếu phòng thủ chịu áp lực, nhóm đầu cơ dẫn sóng phiên cuối tuần

Phiên giao dịch cuối tuần ngày 20/6 khép lại với sắc đỏ nhẹ trên chỉ số VN Index nhưng lại mở ra nhiều tín hiệu tích cực ở chiều sâu thị trường. Dòng tiền không còn mặn mà với nhóm vốn hóa lớn, mà đang tìm cơ hội ở midcap và các nhóm ngành hưởng lợi từ đầu cơ và câu chuyện riêng. Mặc dù chỉ số giảm nhẹ, xu hướng tăng trung hạn vẫn chưa bị phá vỡ.
Tử vi vòng quay công nghệ ngày 21/6/2025: Tuổi Thân tin vui tài lộc, tuổi Tuất gặp khó khăn

Tử vi vòng quay công nghệ ngày 21/6/2025: Tuổi Thân tin vui tài lộc, tuổi Tuất gặp khó khăn

Những bí ẩn của khoa học đời sống là "món ăn" tinh thần không thể thiếu trong cuộc sống của con người. Tử vi vòng quay công nghệ xem tử vi 12 con giáp ngày 21/6/2025 cho tất cả các tuổi nhằm dự đoán vận hạn về công danh, tiền bạc, tình duyên, sức khỏe...
Câu chuyện thu phí từ độc giả vẫn là “giấc mơ xa” nhưng không thể không làm

Câu chuyện thu phí từ độc giả vẫn là “giấc mơ xa” nhưng không thể không làm

Đó là ý kiến của không ít nhà báo trong phiên thảo luận về nguồn thu báo chí, tại Diễn đàn báo chí toàn quốc lần thứ II, trong khuôn khổ Hội Báo toàn quốc 2025, sáng 20/5.
Toà soạn số: Hành trình chuyển mình của báo chí hiện đại

Toà soạn số: Hành trình chuyển mình của báo chí hiện đại

Chuyển đổi số trong báo chí đang đặt ra yêu cầu cấp thiết về xây dựng mô hình tòa soạn số hiện đại, linh hoạt và thích ứng với môi trường truyền thông số đa nền tảng.
Ứng dụng AI giải quyết hiệu quả thủ tục hành chính khi triển khai sáp nhập

Ứng dụng AI giải quyết hiệu quả thủ tục hành chính khi triển khai sáp nhập

Trong quá trình sắp xếp, tinh gọn bộ máy, không thể tránh khỏi những phát sinh trong lĩnh vực giải quyết thủ tục hành chính. Để giải quyết hiệu quả các thách thức này, Tập đoàn VNPT đã đề xuất lãnh đạo các tỉnh, thành phố xem xét, ưu tiên triển khai mạnh mẽ các ứng dụng trí tuệ nhân tạo.
Chỉ có sự xác tín và sản phẩm báo chí chất lượng mới thắng được mạng xã hội và AI

Chỉ có sự xác tín và sản phẩm báo chí chất lượng mới thắng được mạng xã hội và AI

Báo chí thời kỷ nguyên số phải đối mặt với thông tin giả, độc giả trẻ rời bỏ, giảm nguồn thu, cùng với sự cạnh tranh khốc liệt từ mạng xã hội và công nghệ AI. Để giữ chân độc giả, không còn cách nào khác là phải quay lại vấn đề cốt lõi: làm báo chất lượng và xây dựng sự xác tín.
Tạp chí khoa học: Lực lượng quan trọng trong phát triển KH và CN

Tạp chí khoa học: Lực lượng quan trọng trong phát triển KH và CN

Trong chặng đường 100 năm báo chí cách mạng Việt Nam, khối tạp chí khoa học mặc dù ra đời muộn hơn nhưng đến nay chiếm số lượng khá lớn trong tổng số các đầu báo, tạp chí của nước ta, đồng thời đã có nhiều đóng góp lớn trong phát triển khoa học, công nghệ (KH, CN) của nước nhà.
Nhận định phiên giao dịch ngày 20/6: Thị trường chờ "cú hích" của phiên ETF

Nhận định phiên giao dịch ngày 20/6: Thị trường chờ "cú hích" của phiên ETF

Thị trường ngày 19/6 ghi nhận thêm một phiên giao dịch đi ngang với cây nến Doji xanh. Dù không có biến động lớn trong ngày đáo hạn phái sinh, thị trường tiếp tục tích lũy tại vùng đỉnh với thanh khoản sụt giảm và sự phân hóa rõ nét giữa các nhóm ngành. Dự báo phiên cuối tuần sẽ có nhiều biến động do hoạt động cơ cấu của các quỹ ETF.
BSR và mô hình tăng trưởng công nghiệp thế hệ mới

BSR và mô hình tăng trưởng công nghiệp thế hệ mới

Công ty Cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) - đơn vị quản lý, vận hành Nhà máy Lọc dầu Dung Quất không chỉ tối ưu vận hành nhà máy lọc dầu, mà đang kiến tạo mô hình công nghiệp tích hợp, nơi công nghệ số và chiến lược kinh tế hội tụ vì sự phát triển bền vững.
Báo chí Cách mạng Việt Nam: “Mạch nguồn tri thức - Kết nối niềm tin”

Báo chí Cách mạng Việt Nam: “Mạch nguồn tri thức - Kết nối niềm tin”

Trong cuộc trao đổi với Văn Hóa nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21.6.1925 - 21.6.2025), Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ VHTTDL Nguyễn Văn Hùng đánh giá cao sự đóng góp, đồng hành của báo chí trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc suốt một thế kỷ qua.
siement
Quảng cáo
moxa