acecook

Đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong ngành công nghiệp Halal giữa Việt Nam và Indonesia

Thị trường
29/04/2025 14:12
Trong thời gian tới, hoạt động xuất khẩu của Việt Nam sẽ tiếp tục chịu ảnh hưởng do nhu cầu thế giới sụt giảm, giá nguyên liệu tăng, chi phí logistics cao và sự cạnh tranh từ các nước trong khu vực. Vì vậy, doanh nghiệp cần đổi mới mô hình, tập trung vào thị trường tiềm năng như Halal để mở rộng xuất khẩu, đồng thời chủ động ứng phó với nguy cơ sụt giảm ở thị trường truyền thống.
aa
Đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong ngành công nghiệp Halal giữa Việt Nam và Indonesia
Ông Trần Phú Lữ - Giám đốc ITPC phát biểu tại Hội thảo.

Ngày 28/4/2025, Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư TP. Hồ Chí Minh (ITPC) phối hợp với Tổng Lãnh sự quán Indonesia tại TP. Hồ Chí Minh đã tổ chức Hội thảo “Thúc đẩy hợp tác quốc tế trong ngành công nghiệp Halal giữa Việt Nam và Indonesia”.

Phát biểu tại Hội thảo, ông Trần Phú Lữ - Giám đốc ITPC cho biết: “Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đầy biến động, đặc biệt là những thách thức từ hàng rào kỹ thuật và bảo hộ thương mại, điển hình như chính sách áp thuế đối ứng của Hoa Kỳ, đã tạo áp lực lớn đến thị trường thương mại quốc tế, trong đó có Việt Nam”.

Việt Nam và Indonesia không ngừng tăng cường và mở rộng hợp tác kinh tế, tạo dựng mối gắn kết bền chặt giữa hai nền kinh tế theo hướng cùng có lợi và phát triển bền vững. Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, trong Quý I/2025, kim ngạch thương mại hai chiều Việt Nam - Indonesia đạt 4,2 tỷ USD, tăng 17% so với cùng kỳ. Trong đó, Việt Nam xuất khẩu sang Indonesia đạt 1,4 tỷ USD tập trung vào các nhóm hàng chủ lực như: Cà phê, chất dẻo nguyên liệu, sắt thép các loại, hàng dệt may, điện thoại và linh kiện. Tuy nhiên, mức tăng trưởng này vẫn chưa tương xứng với tiềm năng hợp tác giữa hai nền kinh tế lớn của khối Asean.

Riêng đối với TP. Hồ Chí Minh, trong năm 2024 tổng kim ngạch thương mại với Indonesia đạt 1,6 tỷ USD, tăng 23% so với cùng kỳ năm 2023. Dù tăng trưởng tích cực, nhưng trong bối cảnh xuất khẩu chung đang chịu thách thức lớn trong bối cảnh khó khăn chung, những con số này cho thấy hai bên cần phải đẩy mạnh hơn các hoạt động xúc tiến thương mại và tăng cường thúc đẩy hợp tác trong các lĩnh vực tiềm năng, thế mạnh của Thành phố.

Đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong ngành công nghiệp Halal giữa Việt Nam và Indonesia
Ông Agustaviano Sofjan - Tổng Lãnh sự quán Indonesia tại TP. Hồ Chí Minh phát biểu tại Hội thảo.

Theo các báo cáo nghiên cứu, ngành công nghiệp Halal và thị trường sản phẩm Halal còn nhiều dư địa để khai thác. Dự báo đến năm 2030, tổng giá trị thị trường Halal, bao gồm thực phẩm và đồ uống (F&B) và các ngành hàng khác, đạt 10 nghìn tỷ USD; trong đó, riêng lĩnh vực F&B dự kiến đạt 5,91 nghìn tỷ USD vào năm 2033. Indonesia là thị trường Halal lớn nhất thế giới với hơn 280 triệu dân, trong đó phần lớn theo đạo Hồi. Đây là cơ hội để doanh nghiệp Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm đạt chuẩn Halal sang thị trường này. Tuy nhiên, các quy chuẩn Halal nghiêm ngặt, hệ thống chứng nhận phức tạp cũng là thách thức không nhỏ đối với doanh nghiệp Việt Nam.

“Trong bối cảnh khó khăn và thách thức, ITPC đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ doanh nghiệp mở rộng thị trường, tìm kiếm đối tác và thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa ra thế giới, đặc biệt các thị trường giàu tiềm năng như Indonesia. Trên cơ sở đó, Hội thảo “Thúc đẩy hợp tác quốc tế trong ngành công nghiệp Halal giữa Việt Nam và Indonesia” được tổ chức nhằm cụ thể hóa định hướng hợp tác mà lãnh đạo cấp cao hai nước đã thống nhất khi chính thức nâng cấp quan hệ Việt Nam - Indonesia lên đối tác chiến lược toàn diện vào ngày 10/3/2025 vừa qua”, ông Trần Phú Lữ chia sẻ.

Đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong ngành công nghiệp Halal giữa Việt Nam và Indonesia
Bà Nguyễn Thị Ngọc Hằng - Giám đốc Marketing Công ty TNHH Văn phòng Chứng nhận Halal (HCA) phát biểu tại Hội thảo.

Việt Nam và Indonesia nhất trí đẩy mạnh hợp tác trong các lĩnh vực chuyên ngành, mở rộng hợp tác về khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, công nghệ thông tin, hướng tới việc xây dựng quan hệ đối tác số, kinh tế số, tăng cường hợp tác trên các kĩnh vực mới như kinh tế xanh, xây dựng giải pháp công nghệ mới dựa trên công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) và đặc biệt là các sản phẩm Halal.

Ông Agustaviano Sofjan - Tổng Lãnh sự Indonesia tại TP. Hồ Chí Minh cho biết: “Việc nâng cấp quan hệ Việt Nam - Indonesia có một ý nghĩa vô cùng đặc biệt, tạo nền tảng để mở rộng hợp tác đa lĩnh vực giữa hai nước. Ngành công nghiệp Halal là trọng tâm hợp tác, không chỉ đáp ứng nhu cầu của cộng đồng Hồi giáo mà còn thu hút sự quan tâm của người tiêu dùng toàn cầu nhờ cam kết về chất lượng và an toàn. Indonesia, với vai trò là quốc gia Hồi giáo, sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm về tiêu chuẩn Halal, đồng thời kỳ vọng hợp tác với Việt Nam trong các lĩnh vực như chế biến thực phẩm, mỹ phẩm, du lịch và dịch vụ tài chính Halal. Trong thời gian tới doanh nghiệp hai nước tăng cường kết nối, tham gia các diễn đàn chuyên ngành để khai thác tiềm năng chung”.

Bà Soneta Asmara - Lãnh sự phụ trách Kinh tế cho biết: “Trong bối cảnh toàn cầu hóa suy giảm và chuỗi cung ứng bị phân mảnh, hợp tác song phương và liên kết khu vực chính là chìa khóa để các nền kinh tế vượt qua khó khăn và duy trì tăng trưởng”. “Indonesia và Việt Nam đang trở thành động lực tăng trưởng kinh tế quan trọng trong khu vực nhờ những điểm tương đồng như: Dân số trẻ, đô thị hóa mạnh, đầu tư vào cơ sở hạ tầng, cải cách kinh tế và thu hút FDI hiệu quả. Cả hai nước đều hội nhập sâu vào chuỗi cung ứng toàn cầu thông qua các hiệp định thương mại tự do (FTA), đồng thời tập trung phát triển lĩnh vực chiến lược như sản xuất phương tiện di chuyển chạy bằng điện, năng lượng xanh và khu công nghệ cao”, bà Soneta Asmara nhận định.

Đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong ngành công nghiệp Halal giữa Việt Nam và Indonesia
Hội thảo được tổ chức là cơ hội để các doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận những thông tin hữu ích và có giá trị về thị trường Indonesia và thị trường Halal từ các diễn giả. Từ đó, tập trung vào thị trường tiềm năng như Halal để mở rộng xuất khẩu.

Tại Hội thảo, bà Nguyễn Thị Ngọc Hằng - Giám đốc Marketing Công ty TNHH Văn phòng Chứng nhận Halal (HCA) đã cung cấp thông tin về các quy định bắt buộc đối với sản phẩm Halal tại Indonesia. Theo đó, BPJPH - Cơ quan Quản lý bảo đảm sản phẩm Halal Indonesia yêu cầu hầu hết hàng hóa nhập khẩu và kinh doanh tại Indonesia phải có chứng nhận Halal. Sản phẩm không đạt chuẩn phải ghi rõ “Non-Halal” trên bao bì. Theo Quy định số 42/2024 do chính phủ Indonesia ban hành, lộ trình áp dụng dán nhãn cho các sản phẩm hoặc dịch vụ nhập khẩu từ nước ngoài sẽ do Bộ Tôn giáo Indonesia quy định (chậm nhất vào ngày 17/10/2026).

Bà Nguyễn Thị Ngọc Hằng cho biết thêm: “Về quy trình chứng nhận, doanh nghiệp Việt Nam có thể đăng ký thông qua các tổ chức được BPJPH công nhận như HCA. Quy trình bao gồm đánh giá hồ sơ, kiểm tra thực tế và cấp chứng nhận, với yêu cầu về giám sát viên Halal và Tiêu chuẩn SJPH số 20/2023. Sau khi có chứng nhận, doanh nghiệp cần đăng ký trên hệ thống SIHALAL của Indonesia và tuân thủ quy định ghi nhãn, trong đó có in logo Halal của BPJPH và HCA”. Đồng thời, bà Nguyễn Thị Ngọc Hằng cũng nhấn mạnh sẵn sàng hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam trong suốt quá trình thực hiện.

Thông qua Hội thảo, ITPC kỳ vọng sẽ mang lại cơ hội để các doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận những thông tin hữu ích và có giá trị về thị trường Indonesia và thị trường Halal từ các diễn giả. Đồng thời mở ra cơ hội tìm kiếm đối tác trong lĩnh vực Halal, góp phần thúc đẩy giao lưu kinh tế và làm sâu sắc hơn nữa quan hệ giữa TP. Hồ Chí Minh và Indonesia.

mca
Tin bài khác
Tự động hóa cho quy trình mở: Tiêu chuẩn mới cho hệ sinh thái linh hoạt

Tự động hóa cho quy trình mở: Tiêu chuẩn mới cho hệ sinh thái linh hoạt

Kể từ lần đầu tiên được công bố bởi ExxonMobil tại Diễn đàn ARC năm 2016, sáng kiến Tự động hóa Quy trình mở (Open Process Autumation - OPA) đã không ngừng thu hút sự chú ý của cộng đồng công nghiệp toàn cầu. Giờ đây, sau nhiều năm phát triển, OPA đã đạt được một bước ngoặt mang tính chứng minh khi dự án "Ngọn hải đăng" của ExxonMobil chính thức đi vào vận hành, mở ra một tương lai mới cho các hệ thống điều khiển mở trong ngành sản xuất.
Bộ Quốc phòng công bố danh mục 6 bài toán lớn về khoa học, công nghệ và chuyển đổi số năm 2025

Bộ Quốc phòng công bố danh mục 6 bài toán lớn về khoa học, công nghệ và chuyển đổi số năm 2025

Nhằm triển khai các Nghị quyết của Bộ Chính trị và Chính phủ về phát triển khoa học, công nghệ và chuyển đổi số quốc gia, Bộ Quốc phòng vừa công bố 6 bài toán lớn năm 2025, kêu gọi doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam cùng tham gia giải quyết.
Thị trường chứng khoán ngày 04/7: Bluechips giữ nhịp, dòng tiền thận trọng

Thị trường chứng khoán ngày 04/7: Bluechips giữ nhịp, dòng tiền thận trọng

Thị trường ngày 4/7 ghi nhận VN Index tăng nhẹ hơn 5 điểm nhờ lực kéo từ nhóm VN30, đặc biệt là cổ phiếu FPT và các ngân hàng lớn. Tuy nhiên, thanh khoản toàn thị trường trở lại quanh ngưỡng 20 nghìn tỷ đồng, cho thấy dòng tiền chưa thực sự nhập cuộc mạnh mẽ.
100 Giáo sư, Phó giáo sư được mời thỉnh giảng tại Đại học Quốc gia Hà Nội

100 Giáo sư, Phó giáo sư được mời thỉnh giảng tại Đại học Quốc gia Hà Nội

Ngày 3/7, Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQG Hà Nội) đã ký quyết định về việc ban hành thí điểm chương trình giáo sư thỉnh giảng, mời và công nhận khoảng 100 nhà khoa học xuất sắc, chuyên gia, học giả uy tín trong và ngoài nước tham gia giảng dạy, nghiên cứu, chuyển giao tri thức tại ĐHQG Hà Nội giai đoạn 2025-2035.
Trí tuệ nhân tạo dẫn đầu cuộc cách mạng nhà máy thông minh

Trí tuệ nhân tạo dẫn đầu cuộc cách mạng nhà máy thông minh

Trong kỷ nguyên chuyển đổi số, trí tuệ nhân tạo (AI) không chỉ là một xu hướng công nghệ, mà đã trở thành yếu tố cốt lõi định hình lại ngành sản xuất toàn cầu. Mặc dù hơn 70% các dự án AI công nghiệp bị dừng lại sau giai đoạn thử nghiệm - theo một nghiên cứu của Diễn đàn Kinh tế Thế giới - những ví dụ thành công cho thấy AI có thể tích hợp hiệu quả và mang lại giá trị rõ ràng trong các nhà máy hiện đại.
Nhận định phiên giao dịch ngày 04/7: Cơ cấu danh mục, tránh mua đuổi

Nhận định phiên giao dịch ngày 04/7: Cơ cấu danh mục, tránh mua đuổi

Thị trường ngày 3/7 đánh dấu sự đứt mạch tăng liên tiếp của VN Index khi chỉ số quay đầu giảm điểm nhẹ trong bối cảnh thanh khoản tăng vọt. Trong khi lực bán gia tăng mạnh, khối ngoại lại bất ngờ mua ròng gần 2,3 nghìn tỷ đồng – tín hiệu trái chiều đáng chú ý. Trước những dấu hiệu chưa rõ ràng, trong phiên 4/7, nhà đầu tư nên tập trung cơ cấu danh mục và tránh mua đuổi.
Quỹ KH-CN Quốc gia chuyển mình kiến tạo, hướng tới đạt top 3 ASEAN về công bố quốc tế

Quỹ KH-CN Quốc gia chuyển mình kiến tạo, hướng tới đạt top 3 ASEAN về công bố quốc tế

Đại hội Đảng bộ Quỹ Phát triển Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Quốc gia nhiệm kỳ 2025-2030 đánh dấu bước chuyển mình quan trọng của đơn vị trong tư duy lãnh đạo, từ vai trò giám sát sang kiến tạo phát triển. Với tầm nhìn đổi mới toàn diện, Quỹ đặt mục tiêu trở thành thiết chế tài chính công minh bạch, hiệu quả, giữ vai trò trung tâm trong tài trợ KH&CN và đổi mới sáng tạo quốc gia.
Để ngoại tệ không còn là trở ngại cho mỗi chuyến xuất ngoại

Để ngoại tệ không còn là trở ngại cho mỗi chuyến xuất ngoại

Với mạng lưới chi nhánh rộng khắp, chính sách tỷ giá cạnh tranh và công nghệ hiện đại, BIDV mang đến giải pháp giao dịch ngoại tệ hiệu quả, đáp ứng nhu cầu của khách hàng cá nhân cũng như doanh nghiệp.
LPBank giành "cú đúp" ESG danh giá: Khẳng định vị thế tài chính bền vững

LPBank giành "cú đúp" ESG danh giá: Khẳng định vị thế tài chính bền vững

Trong bối cảnh ESG (Môi trường – Xã hội – Quản trị) trở thành chuẩn mực quan trọng trong định hướng phát triển bên vững, LPBank đã ghi dấu ấn nổi bật khi liên tiếp nhận được hai giải thưởng danh giá trong nước và khu vực.
Tử vi vòng quay công nghệ ngày 4/7/2025: Tuổi Tuất tận hưởng niềm vui, tuổi Sửu chú ý sức khỏe

Tử vi vòng quay công nghệ ngày 4/7/2025: Tuổi Tuất tận hưởng niềm vui, tuổi Sửu chú ý sức khỏe

Những bí ẩn của khoa học đời sống là "món ăn" tinh thần không thể thiếu trong cuộc sống của con người. Tử vi vòng quay công nghệ xem tử vi 12 con giáp ngày 4/7/2025 cho tất cả các tuổi nhằm dự đoán vận hạn về công danh, tiền bạc, tình duyên, sức khỏe...
Quảng cáo
moxa