Tại Việt Nam, nơi hơn có rất nhiều doanh nghiệp là SME, việc áp dụng ESG không chỉ giúp doanh nghiệp đáp ứng yêu cầu thị trường mà còn nâng cao năng lực cạnh tranh, tạo lợi thế trong chuỗi cung ứng toàn cầu.
ESG được hiểu là bộ tiêu chuẩn đánh giá trách nhiệm của doanh nghiệp trên ba khía cạnh chính. Thứ nhất, yếu tố môi trường (Environmental): Đo lường và giảm thiểu tác động của doanh nghiệp đến môi trường, bao gồm quản lý khí thải, tài nguyên và chất thải. Thứ hai, yếu tố xã hội (Social): Tăng cường trách nhiệm với cộng đồng, nhân viên, và các bên liên quan. Điều này bao gồm quyền lợi lao động, điều kiện làm việc và sự gắn kết với cộng đồng. Thứ ba, yếu tố quản trị (Governance): Minh bạch hóa quản trị, tuân thủ pháp luật, và đảm bảo trách nhiệm với cổ đông.
Đối với doanh nghiệp SME, ESG không chỉ là công cụ giúp đáp ứng yêu cầu hội nhập mà còn mở ra cơ hội cải thiện hiệu quả kinh doanh. Các nhà đầu tư, đối tác và khách hàng quốc tế ngày càng yêu cầu sự minh bạch và cam kết từ các doanh nghiệp, đặc biệt trong các lĩnh vực như sản xuất, xuất khẩu và dịch vụ.
Giảm chi phí và nâng cao hiệu quả hoạt động
Áp dụng tiêu chuẩn ESG giúp SME tối ưu hóa việc sử dụng tài nguyên, giảm lãng phí và tiết kiệm chi phí. Theo báo cáo từ Carbon Disclosure Project (CDP), các doanh nghiệp áp dụng ESG có thể giảm từ 20-30% chi phí vận hành, đặc biệt khi áp dụng các giải pháp năng lượng tái tạo và quy trình sản xuất xanh.
Ví dụ, một SME trong ngành sản xuất có thể đầu tư vào hệ thống xử lý chất thải tái chế, giúp không chỉ giảm thiểu rác thải mà còn tận dụng nguyên liệu tái sử dụng, từ đó giảm chi phí đầu vào.
Thu hút khách hàng và xây dựng thương hiệu bền vững
Người tiêu dùng ngày nay ngày càng ưa chuộng các sản phẩm và dịch vụ từ doanh nghiệp có trách nhiệm với môi trường và xã hội. Khảo sát từ Deloitte (2023) cho thấy, 63% người tiêu dùng sẵn sàng trả thêm tiền cho các sản phẩm có cam kết ESG.
Đối với doanh nghiệp SME, việc áp dụng ESG không chỉ giúp cải thiện hình ảnh thương hiệu mà còn tạo lợi thế cạnh tranh trên thị trường. Một doanh nghiệp có trách nhiệm xã hội và môi trường rõ ràng sẽ dễ dàng chiếm được lòng tin của khách hàng, đặc biệt trong các ngành như thực phẩm, thời trang và tiêu dùng nhanh.
Tăng khả năng tiếp cận vốn đầu tư và mở rộng thị trường quốc tế
Nhà đầu tư toàn cầu ngày càng tập trung vào các doanh nghiệp có chiến lược ESG rõ ràng. Báo cáo từ Bloomberg cho thấy, tổng giá trị vốn đầu tư ESG toàn cầu đã đạt 2,5 nghìn tỷ USD vào năm 2022. SME tại Việt Nam hoàn toàn có thể tận dụng xu hướng này để thu hút vốn và gia nhập chuỗi cung ứng quốc tế.
Ngoài ra, các hiệp định như EVFTA yêu cầu doanh nghiệp xuất khẩu sang EU phải tuân thủ các tiêu chí ESG. Đây là cơ hội để SME mở rộng thị trường, nhưng đồng thời cũng là thách thức nếu không nhanh chóng triển khai các chiến lược ESG hiệu quả.
Trong bối cảnh toàn cầu ngày càng chú trọng đến phát triển bền vững, áp dụng ESG đã và đang trở thành một xu thế không thể đảo ngược. Theo các chuyên gia, năm 2025 sẽ đánh dấu sự bùng nổ mạnh mẽ khi tiêu chuẩn ESG không chỉ được các tập đoàn lớn mà cả các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) áp dụng như một phần cốt lõi trong chiến lược phát triển.
Tuy nhiên, thực tế cho thấy không phải doanh nghiệp nào cũng có đủ kiến thức toàn diện để triển khai ESG một cách hiệu quả. Từ việc hiểu rõ các tiêu chí cho đến áp dụng vào hoạt động kinh doanh thực tiễn, nhiều SME vẫn gặp khó khăn khi bước vào hành trình này.
Với nội dung được thiết kế sát thực tế và phù hợp với từng ngành nghề, khóa học này không chỉ giúp doanh nghiệp hiểu rõ tầm quan trọng của ESG mà còn hướng dẫn cách triển khai hiệu quả, từ việc quản lý môi trường, trách nhiệm xã hội đến minh bạch hóa quản trị. Các doanh nghiệp quan tâm có thể tham khảo và đăng ký tại learn.vietnamsme.gov.vn để không bỏ lỡ cơ hội đón đầu xu hướng phát triển thời gian tới
ESG là chuỗi chuyên đề thuộc Chương trình đào tạo trực tuyến cho doanh nghiệp năm 2024 của Trung tâm Hỗ trợ DNNVV phía Bắc (Cục Phát triển doanh nghiệp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư). Chương trình được ngân sách nhà nước hỗ trợ 100% kinh phí. Tìm hiểu thêm về các chuyên đề và đăng ký tham dự miễn phí tại đây: https://learn.vietnamsme.gov.vn
Thông tin chi tiết, xin liên hệ:
Trung tâm Hỗ trợ DNNVV phía Bắc, Cục Phát triển doanh nghiệp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Địa chỉ: Tòa nhà D25 Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ngõ 7 Tôn Thất Thuyết, Cầu Giấy, Hà Nội. ĐT: (84-24) 710.99.100 Email: tac@mpi.gov.vn Website: https://vietnamsme.gov.vn/ FB: https://www.facebook.com/TACHANOI/ |