acecook

Khi robot "nổi loạn": Mối lo ngại không chỉ còn trong phim viễn tưởng

Kỹ thuật robot
28/07/2025 05:15
Được kỳ vọng sẽ trở thành "cánh tay đắc lực" cho con người trong tương lai, thế nhưng một số robot hiện đại đã bất ngờ mất kiểm soát, gây nguy hiểm trong quá trình vận hành và thử nghiệm. Những sự cố gần đây làm dấy lên lo ngại: Liệu chúng ta đã thực sự sẵn sàng để sống cùng robot?
aa
Robot hình người trình diễn kỹ năng đấu quyền anh hung hăng như võ sĩ thực Thấy gì từ các cuộc thi robot hình người ở Trung Quốc? Apptronik mở công ty con phát triển robot công nghiệp vượt giới hạn con người

Một cánh tay giật mạnh, một cú vung người bất thường, một chuyển động vượt ngoài kiểm soát,... Những sự cố tưởng chừng như bước ra từ phim "Kẻ huỷ diệt" (The Terminator) nay đang xảy ra ngay trong phòng thí nghiệm, nhà máy, hay thậm chí giữa đám đông công chúng. Trong bối cảnh robot ngày càng được tích hợp sâu vào đời sống và sản xuất, những vụ việc robot gây nguy hiểm cho con người đang gióng lên hồi chuông cảnh báo.

Robot nổi loạn hay lỗi lập trình của con người?

Ngày 20/7 vừa qua, một đoạn video lan truyền trên mạng xã hội X đã khiến cộng đồng công nghệ thế giới không khỏi bàng hoàng. Trong video do nhà phát triển thực tế ảo Cix Liv (REK, Mỹ) chia sẻ, một robot hình người bất ngờ vung tay chân dữ dội, làm đổ sập toàn bộ giá đỡ trong phòng thử nghiệm. Những tiếng hốt hoảng vang lên, trong đó có giọng nữ được cho là giám đốc công nghệ REK: "Ôi trời ơi, cái gì vậy?". Vụ việc được xác định là lỗi vận hành chương trình khi chân robot chưa chạm đất, khiến hệ thống phản ứng sai lệch.

Cũng chỉ trước đó vài tuần, một robot Unitree H1 bị ghi lại cảnh vung tay mạnh bất ngờ và đập trúng kỹ sư khi đang được thử nghiệm. Một robot khác của Unitree vốn được thiết kế cho trình diễn, từng lao về phía khán giả tại sự kiện đông người, khiến lực lượng an ninh phải can thiệp. Tại một cuộc thi marathon có sự góp mặt của robot, robot Shennong bất ngờ quay vòng, đâm vào lan can và làm ngã người điều khiển.

Video Robot Unitree H1 bị treo trên khung thử nghiệm bất ngờ mất kiểm soát, vung tay chân dữ dội khiến kỹ sư suýt bị trúng đòn và gây hư hại thiết bị xung quanh

Năm 2024, một đoạn clip gây rùng mình ghi lại vụ tai nạn chết người tại nhà máy ở tỉnh Chonburi, Thái Lan, khi cánh tay robot bất ngờ hoạt động, đè lên một công nhân đang làm việc khiến người này tử vong. Dù phía công ty Vandapac - đơn vị quản lý nhà máy cho rằng nạn nhân đã vi phạm quy tắc an toàn, hình ảnh từ camera cho thấy robot không phản ứng với sự hiện diện của con người, làm dấy lên lo ngại về nguy cơ tai nạn khi làm việc cùng robot và việc thiếu cảm biến an toàn trong dây chuyền tự động hóa.

Tháng 11/2023, một công nhân khoảng 40 tuổi đã tử vong tại chỗ trong một nhà máy đóng gói nông sản ở tỉnh Gyeongsangnam-do (Hàn Quốc) sau khi bị cánh tay robot nhận diện nhầm là hộp ớt chuông và ghim mạnh vào băng chuyền. Tai nạn xảy ra khi nạn nhân đang kiểm tra cảm biến của robot. Lực siết từ cánh tay sắt đã khiến người này bị chấn thương nghiêm trọng ở ngực và đầu.

Khi robot nổi loạn: Mối lo ngại không còn chỉ trong phim viễn tưởng
Cánh tay robot bên trong nhà máy đóng gói rau quả ở Goseong (Hàn Quốc), nơi xảy ra vụ tai nạn rúng động vào tháng 11/2023

Không chỉ những robot công nghiệp lớn, ngay cả các robot cỡ nhỏ cũng có thể gây nguy hiểm cho con người. Một ví dụ điển hình là vụ việc xảy ra vào tháng 7/2022 tại giải cờ vua ở Moscow, khi một robot đánh cờ đã vô tình kẹp gãy ngón tay của một kỳ thủ nhí 7 tuổi. Vụ tai nạn cho thấy nguy cơ tiềm ẩn từ các hệ thống robot thiếu tính năng bảo vệ an toàn. Thực tế, các thống kê từ Cơ quan Quản lý An toàn và Sức khỏe Nghề nghiệp Hoa Kỳ (OSHA) cho thấy hầu hết tai nạn lao động liên quan đến robot từ năm 2000 đến nay đều dẫn đến tử vong.

Nghiên cứu dựa trên dữ liệu của OSHA từ năm 2015 đến 2022 đã ghi nhận 77 vụ chấn thương nghiêm trọng liên quan đến robot tại nơi làm việc. Trong đó, 54 vụ liên quan đến robot cố định (stationary robots), chủ yếu gây ra các chấn thương như cụt ngón tay, gãy xương đầu và thân. 23 vụ còn lại liên quan đến robot di động (mobile robots), phần lớn khiến công nhân bị gãy chân và bàn chân. Các tai nạn xảy ra phổ biến trong quá trình bảo trì, tiếp cận hoặc thao tác gần robot, cho thấy nhiều lỗ hổng trong hệ thống bảo vệ, phát hiện va chạm và dừng khẩn cấp. Nghiên cứu khuyến nghị cần cải tiến các biện pháp bảo vệ vật lý, công nghệ phát hiện va chạm chi tiết đến từng chi, và ưu tiên giảm thiểu tai nạn gây cụt ngón tay - loại chấn thương chiếm tỷ lệ cao nhất.

Điều này đặt ra cảnh báo nghiêm trọng trong bối cảnh robot ngày càng được sử dụng phổ biến, nhưng hệ thống an toàn vẫn chưa theo kịp để bảo vệ con người khỏi những rủi ro tiềm ẩn.

Ranh giới mong manh giữa tiện ích và mối đe dọa

Robot hiện đại ngày càng trở nên linh hoạt và mạnh mẽ. Với trọng lượng lên đến gần 50kg, khả năng nhảy, chạy, mang vác nặng, và phản ứng nhanh theo lập trình, chỉ cần một lỗi nhỏ trong mã hóa, một sơ suất trong vận hành, hậu quả có thể rất nghiêm trọng.

NIOSH (Viện Quốc gia về An toàn và Sức khoẻ Nghề nghiệp Hoa Kỳ) cho rằng: "Mặc dù robot có tiềm năng làm giảm các chấn thương cho người lao động, nhưng khi robot gặp sự cố, bị lập trình sai, được sử dụng không đúng với hướng dẫn của nhà sản xuất, hoặc khi bảo trì mà không ngắt điện hệ thống, người lao động có thể bị thương hoặc thiệt mạng".

Các nhà phát triển như Unitree cũng cho biết phần lớn sự cố xuất phát từ "lỗi con người" như lập trình sai, vận hành sai chế độ, hoặc thử nghiệm không đúng quy trình. Nhưng ở góc nhìn ngược lại, những sự cố này cũng chỉ ra rằng: robot dù chưa có ý thức nhưng đã sở hữu mức độ hoạt động quá phức tạp và khó kiểm soát, khiến việc đảm bảo an toàn cho con người không còn là điều hiển nhiên.

Khi robot

Câu hỏi về tiêu chuẩn và trách nhiệm

Công nghệ robot đang phát triển nhanh hơn khả năng kiểm soát pháp lý và tiêu chuẩn hóa. Hiện vẫn chưa có bộ quy tắc an toàn chung toàn cầu cho việc thử nghiệm và vận hành robot hình người trong không gian công cộng hoặc nhà máy. Điều này dẫn đến thực tế là: mỗi công ty đều tự "thử nghiệm" theo cách riêng, chấp nhận rủi ro như một phần của tiến trình phát triển.

Ngoài ra, ai sẽ chịu trách nhiệm khi robot gây hại: nhà sản xuất, người vận hành hay đơn vị sở hữu? Trong nhiều vụ việc, câu trả lời vẫn còn bỏ ngỏ. Từ góc độ pháp lý, vấn đề về "trách nhiệm hình sự, pháp lý cho hành vi của AI, robot" là một lĩnh vực mới mẻ, đầy tranh cãi và chưa có tiền lệ cụ thể.

Khi robot nổi loạn: Mối lo ngại không còn chỉ trong phim viễn tưởng
Robot T- 800, đạo cụ trong phim The Terminator, trưng bày ở Triển lãm DeutschlandDigital năm 2023 tại Đức

Một số chuyên gia cho rằng, thay vì phát triển robot theo hướng đa chức năng và “gần giống con người”, chúng ta nên tập trung vào các thiết kế chuyên biệt, hạn chế tính năng tiềm ẩn nguy hiểm. Các công nghệ an toàn như vùng cấm di chuyển, bộ giới hạn lực, hay cảm biến dừng khẩn cấp cần trở thành tiêu chuẩn bắt buộc.

Về lâu dài, một khuôn khổ đạo đức như "luật robot" từng được Issac Asimov đề xuất có thể không đủ, nhưng vẫn là nền tảng quan trọng để đảm bảo robot phục vụ con người, chứ không gây hại cho họ.

Robot sẽ tiếp tục phát triển, với tiềm năng cách mạng hóa ngành công nghiệp, chăm sóc y tế, giáo dục, logistics,... Nhưng song song với lợi ích, sự thiếu vắng hệ thống kiểm soát an toàn, đạo đức và pháp lý sẽ khiến bất kỳ cỗ máy nào cũng có thể trở thành "mối đe doạ di động".

Khi robot ngày càng giống con người về ngoại hình, hành vi và sức mạnh, thì một cú ngã, một cú vung tay vô ý, một đoạn mã lỗi,... cũng có thể trở thành tai nạn chết người. Câu hỏi không còn là "robot có thể gây nguy hiểm không?", mà là "chúng ta đã đủ sẵn sàng để sống chung với rủi ro đó hay chưa?".

OSHA đã đưa ra một số tiêu chuẩn để đảm bảo an toàn lao động giữa còn người và robot:

1. Tiêu chuẩn kiểm soát năng lượng nguy hiểm (Lockout/Tagout - LOTO):

OSHA yêu cầu phải áp dụng quy trình Lockout/Tagout (khóa nguồn và gắn thẻ cảnh báo) để kiểm soát các nguồn năng lượng nguy hiểm khi bảo trì hoặc sửa chữa robot.
Điều này nhằm ngăn ngừa robot hoặc hệ thống máy móc khởi động bất ngờ trong quá trình bảo trì, sửa chữa hoặc tiếp cận, có thể gây chấn thương nghiêm trọng cho người lao động.

2. Tiêu chuẩn OSHA về bảo vệ máy móc (Machine Guarding):

OSHA yêu cầu phải có biện pháp che chắn, bảo vệ các bộ phận chuyển động, các điểm kẹp hoặc cắt của robot nhằm ngăn chặn rủi ro "bị kẹt", "va chạm" hoặc "bị kéo vào". Những vùng nguy hiểm phải được rào chắn vật lý hoặc có cảm biến/dải giới hạn an toàn.

3. Tiêu chuẩn đào tạo và huấn luyện nhân viên:

OSHA yêu cầu người lao động làm việc gần hoặc với robot công nghiệp phải được đào tạo đầy đủ về các nguy cơ tiềm ẩn, cách vận hành an toàn, và quy trình khẩn cấp. Nhân viên phải hiểu rõ khu vực hạn chế và điều kiện để tương tác với robot.

4. Tiêu chuẩn phối hợp với ANSI R15.06:

OSHA thừa nhận tiêu chuẩn ANSI/RIA R15.06 là tiêu chuẩn quốc gia liên quan đến an toàn robot công nghiệp. Tiêu chuẩn này xác định các phương pháp thiết kế, tích hợp và sử dụng robot sao cho an toàn trong môi trường sản xuất. Gồm cả yêu cầu về hệ thống dừng khẩn cấp, vùng làm việc an toàn, và giao tiếp giữa người và robot.

5. Yêu cầu đánh giá rủi ro (Risk Assessment):

OSHA khuyến nghị các đơn vị sử dụng robot cần thực hiện đánh giá rủi ro toàn diện trước khi đưa robot vào vận hành. Việc này giúp xác định các mối nguy và biện pháp kiểm soát phù hợp theo từng môi trường làm việc cụ thể.

Tudonghoangaynay.vn
mca
Tin bài khác
Nhận định phiên giao dịch ngày 28/7: Chờ kiểm định mốc 1.550 điểm

Nhận định phiên giao dịch ngày 28/7: Chờ kiểm định mốc 1.550 điểm

VN Index đã ghi nhận tuần tăng mạnh nhất trong tháng với thanh khoản dồi dào và tâm lý nhà đầu tư lạc quan. Dù vậy, thị trường cũng đang dần bộc lộ dấu hiệu thận trọng. Những yếu tố như kết quả kinh doanh quý 2, thông tin vĩ mô toàn cầu và khối ngoại bán ròng sẽ là các biến số chính ảnh hưởng tới xu hướng của tuần giao dịch mới.
Quyết định 21/2025: Cú hích giúp Agribank tái định vị vai trò trong phát triển bền vững

Quyết định 21/2025: Cú hích giúp Agribank tái định vị vai trò trong phát triển bền vững

Ngày 4/7/2025, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Quyết định số 21/2025/QĐ-TTg, quy định tiêu chí môi trường và việc xác nhận dự án đầu tư thuộc danh mục phân loại xanh. Đây được xem là một cột mốc quan trọng trong tiến trình hoàn thiện hành lang pháp lý, thúc đẩy đầu tư xanh, phát triển kinh tế bền vững tại Việt Nam. Trong bối cảnh ấy, Agribank - ngân hàng có mạng lưới rộng khắp nông thôn là một trong những tổ chức tài chính tiên phong triển khai tín dụng xanh một cách có hệ thống, bài bản, từ chính sách nội bộ đến hành động thực tiễn.
Cảnh báo lỗ hổng phần mềm dùng cho hệ thống quản lý văn bản tại nhiều cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp

Cảnh báo lỗ hổng phần mềm dùng cho hệ thống quản lý văn bản tại nhiều cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp

Theo các chuyên gia Bkav, có tới 4 lỗ hổng zero-day nghiêm trọng tồn tại trên các phiên bản SharePoint Server 2016, 2019 và Subscription Edition, cho phép tin tặc chiếm quyền điều khiển hệ thống từ xa mà không cần xác thực.
Tử vi vòng quay công nghệ ngày 28/7/2025: Tuổi Dần tài lộc cải thiện, tuổi Tuất phát sinh rắc rối

Tử vi vòng quay công nghệ ngày 28/7/2025: Tuổi Dần tài lộc cải thiện, tuổi Tuất phát sinh rắc rối

Những bí ẩn của khoa học đời sống là "món ăn" tinh thần không thể thiếu trong cuộc sống của con người. Tử vi vòng quay công nghệ xem tử vi 12 con giáp ngày 28/7/2025 cho tất cả các tuổi nhằm dự đoán vận hạn về công danh, tiền bạc, tình duyên, sức khỏe...
[E-Magazine] Từ đột phá công nghệ Video AI đến mặt tối cần cảnh báo

[E-Magazine] Từ đột phá công nghệ Video AI đến mặt tối cần cảnh báo

Sự bùng nổ của trí tuệ nhân tạo (AI), đặc biệt là công nghệ Video AI đang mở ra một kỷ nguyên mới cho sáng tạo nội dung số, truyền thông và giải trí. Nhưng đi cùng với nó là những nguy cơ tiềm tàng của việc giả mạo hình ảnh, thao túng cảm xúc và bóp méo sự thật. Tại Việt Nam, khi các nền tảng mạng xã hội ngày càng phổ biến và người dùng ngày càng dễ tiếp cận AI, bài toán đạo đức và pháp lý trong sử dụng Video AI đang trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.
Chuyển đổi số thông minh: Giải pháp toàn diện cho doanh nghiệp

Chuyển đổi số thông minh: Giải pháp toàn diện cho doanh nghiệp

Trong kỷ nguyên kỹ thuật số, công nghệ không còn là công cụ hỗ trợ mà đã trở thành nền tảng cho sự phát triển và vận hành doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc tự quản lý hệ thống CNTT ngày càng trở nên phức tạp và tốn kém, khiến nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa lúng túng trong việc đảm bảo vận hành liên tục, bảo mật dữ liệu và tối ưu hiệu suất. Đó là lý do ngày càng nhiều doanh nghiệp lựa chọn Dịch vụ CNTT được quản lý (Managed IT Services) như một giải pháp chiến lược để nâng cao hiệu quả và an toàn công nghệ.
Tin tức ngân hàng nổi bật tuần qua: Sacombank được vinh danh Ngân hàng có giải pháp thanh toán tốt nhất

Tin tức ngân hàng nổi bật tuần qua: Sacombank được vinh danh Ngân hàng có giải pháp thanh toán tốt nhất

Tuần qua, nhiều ngân hàng đã có những động thái quan trọng nhằm mở rộng dịch vụ và thu hút khách hàng với hàng loạt diễn biến đáng chú ý liên quan đến hoạt động kinh doanh, chiến lược nhân sự như: Techcombank được cấp phép thành lập công ty bảo hiểm nhân thọ; Sacombank được vinh danh Ngân hàng có giải pháp thanh toán tốt nhất cho SME; SHB hợp tác toàn diện với BSR...
Quyết liệt hoạch định chiến lược chuyển đổi số ngành nông nghiệp

Quyết liệt hoạch định chiến lược chuyển đổi số ngành nông nghiệp

Chuyển đổi số ngành nông nghiệp được đánh giá là khó nhất, vì hạn chế về nguồn nhân lực, manh mún và tư duy thiếu đồng bộ. Bộ Nông nghiệp và Môi trường vừa có hội nghị, khẳng định phải chuẩn bị kho dữ liệu để làm triệt để công tác chuyển đổi số của ngành.
Đẩy mạnh chuyển đổi số cấp cơ sở: Hà Nội triển khai chiến dịch diện rộng

Đẩy mạnh chuyển đổi số cấp cơ sở: Hà Nội triển khai chiến dịch diện rộng

Ngày 24/7, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã ký ban hành Chỉ thị số 11/CT-UBND, triển khai Chiến dịch "45 ngày đêm ra quân hỗ trợ hoạt động chuyển đổi số tại các xã, phường trong giai đoạn đầu vận hành mô hình chính quyền địa phương hai cấp" trên địa bàn thành phố.
Minh bạch nguồn gốc nông sản để thúc đẩy phát triển nền nông nghiệp xanh

Minh bạch nguồn gốc nông sản để thúc đẩy phát triển nền nông nghiệp xanh

Trong bối cảnh truy xuất nguồn gốc nông sản trở thành yêu cầu cấp thiết về an toàn thực phẩm và minh bạch chuỗi cung ứng, Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã và nông dân thực thi hiệu quả.
Quảng cáo
moxa