acecook

Thấy gì từ các cuộc thi robot hình người ở Trung Quốc?

Kỹ thuật robot
05/06/2025 05:15
Từ đấu võ thuật, chạy marathon cho đến thi kỹ năng trong môi trường mô phỏng, Trung Quốc đang tổ chức ngày càng nhiều sân chơi cho robot hình người, và đằng sau đó là cả một chiến lược lớn.
aa
Nhìn lại một năm thực hiện chiến lược phát triển robot hình người ở Trung Quốc Bước tiến mới của robot hình người 5 năm tới robot hình người sẽ được dùng phổ biến trong sản xuất? Robot hình người trình diễn kỹ năng đấu quyền anh hung hăng như võ sĩ thực

Trung Quốc hiện là quốc gia đầu tư mạnh tay nhất vào lĩnh vực robot hình người và đã đạt được nhiều bước tiến đáng kể trong thời gian ngắn. Những thành quả này không phải ngẫu nhiên, mà là kết quả của một chiến lược phát triển được hoạch định ở tầm quốc gia. Để hiện thực hóa mục tiêu trở thành cường quốc robot, bên cạnh hoạt động nghiên cứu - chế tạo, Trung Quốc còn triển khai hàng loạt hoạt động nhằm khuyến khích đổi mới sáng tạo, thúc đẩy hệ sinh thái công nghệ và đồng thời phô diễn năng lực ra thế giới. Một trong những hình thức nổi bật là việc tổ chức các cuộc thi đấu robot hình người với quy mô ngày càng lớn.

Hàng loạt giải đấu robot hình người diễn ra

Vào tháng 4/2025, Trung Quốc tổ chức một cuộc thi đặc biệt: cuộc đua bán marathon giữa người thật và robot hình người tại Bắc Kinh. Đây được coi là giải marathon đầu tiên trên thế giới có sự tham gia của robot hình người. Các robot chạy cùng tuyến đường dài 21,1 km với hàng nghìn vận động viên con người. Theo truyền thông Trung Quốc, mục tiêu của cuộc thi là kiểm tra khả năng vận hành liên tục, tiêu hao năng lượng và độ bền cơ học của robot trong môi trường thực tế, qua đó thúc đẩy cải tiến về thiết kế, cảm biến và thuật toán điều khiển.

Mới đây, tại thành phố Thâm Quyến, tỉnh Quảng Đông đã tổ chức giải đấu võ thuật đầu tiên dành riêng cho robot hình người kích thước thật mang tên “Mecha King”. Sự kiện do công ty EngineAI đứng ra tổ chức, đánh dấu một bước tiến quan trọng trong ngành công nghiệp robot hình người.

Thấy gì từ các cuộc thi robot hình người ở Trung Quốc?
Trong hơn một năm trở lại đây, Trung Quốc đẩy mạnh tổ chức các cuộc thi dành cho robot hình người, với quy mô và mức độ thử thách ngày càng lớn

Mục tiêu của “Mecha King” là mở rộng giới hạn của AI và thúc đẩy hiện đại hóa trong công nghiệp thông qua việc kiểm tra khả năng vật lý và trí thông minh của robot trong các tình huống chiến đấu thực tế. Các robot tham gia phải mô phỏng chuyển động tự nhiên của con người và đưa ra quyết định thông minh trong những điều kiện khắc nghiệt. Đặc biệt, EngineAI còn cung cấp các mô hình robot và công khai mã nguồn phần mềm để các đội thi có thể tinh chỉnh, đào tạo robot của mình một cách sâu hơn. Bên cạnh đó, giải đấu cũng là cơ hội để kiểm tra kỹ năng học hỏi của robot, từ đó thúc đẩy ứng dụng trong công nghiệp, dịch vụ và y tế.

Bên cạnh “Mecha King”, Trung Quốc còn tổ chức một cuộc thi võ thuật robot hình người tại thành phố Hàng Châu, tỉnh Chiết Giang vào ngày 25/5. Sự kiện này bao gồm các màn trình diễn kỹ thuật chiến đấu và các trận đấu đối kháng giữa robot do con người điều khiển.

Trong thời gian tới, EngineAI dự kiến tổ chức một giải đấu robot hình người quy mô lớn hơn vào tháng 12, với kỳ vọng mang đến nhiều pha trình diễn hấp dẫn hơn cùng các cải tiến về trí tuệ nhân tạo. Trong khi đó, các robot kickboxing của Unitree đang được lên kế hoạch ứng dụng vào thực tế trong vài năm tới, và các chuyên gia bày tỏ hy vọng rằng quá trình thử nghiệm sẽ diễn ra an toàn, không gặp sự cố.

Chiến lược phía sau các cuộc thi

Những cuộc thi trên là minh chứng cho sự phát triển nhanh chóng và đa dạng của ngành công nghiệp robot tại Trung Quốc. Điểm chung của các cuộc thi là chúng đều do các tổ chức lớn, có liên hệ với chính phủ hoặc các tập đoàn công nghệ hàng đầu tổ chức. Điều này cho thấy một mục tiêu rõ ràng: đẩy nhanh chu kỳ thử nghiệm - điều chỉnh - ứng dụng của robot hình người, đồng thời thu hút tài năng và các nhóm nghiên cứu tham gia vào hệ sinh thái.

Thông qua các cuộc thi, Trung Quốc tạo ra sân chơi để các doanh nghiệp nội địa thử nghiệm sản phẩm, đọ sức công nghệ, phát hiện lỗi, và đồng thời chứng minh năng lực trước nhà đầu tư và thị trường. Việc truyền thông trong nước và quốc tế được mời đưa tin rầm rộ cho thấy một mục tiêu nữa: khẳng định vị thế của Trung Quốc trong lĩnh vực robot hình người toàn cầu.

Đằng sau bề nổi là những màn tranh tài, các cuộc thi robot hình người ở Trung Quốc thực chất phục vụ ít nhất ba mục tiêu chiến lược:

Thúc đẩy nội lực công nghệ:

Các phần thi trong cuộc thi robot hình người, từ leo cầu thang, mở cửa, xử lý đồ vật đến phối hợp nhóm chính là cách Trung Quốc đặt ra bộ chuẩn kỹ năng quốc gia cho robot hình người. Điều này giúp các công ty trong nước có “thước đo” cụ thể để cải tiến sản phẩm, đồng thời tạo áp lực cạnh tranh lành mạnh để rút ngắn khoảng cách với các “ông lớn” trên thế giới như Tesla (Optimus), Figure AI hay Boston Dynamics.

Kết nối hệ sinh thái công nghiệp:

Những cuộc thi như thế này là nơi quy tụ đầy đủ các mắt xích trong chuỗi giá trị: cảm biến, động cơ, thuật toán, AI, khung xương, pin, phần mềm điều phối,… Trung Quốc muốn biến mỗi cuộc thi thành một “triển lãm sống” - nơi các nhà cung ứng linh kiện gặp gỡ nhà phát triển robot, nơi đại học và doanh nghiệp cùng bắt tay phát triển thế hệ kỹ sư mới.

Truyền thông thông điệp công nghệ ra toàn cầu:

Đáng chú ý, các giải đấu đều được truyền thông rầm rộ trên CCTV, Tân Hoa Xã và livestream trên các trang mạng xã hội. Nhiều nội dung còn có phụ đề tiếng Anh và phát hành qua các kênh tiếng nước ngoài của Trung Quốc như CGTN. Rõ ràng, Trung Quốc đang muốn “khoe” với thế giới rằng họ không chỉ đi nhanh, mà còn có sản phẩm cụ thể, có khả năng sản xuất hàng loạt.

Thấy gì từ các cuộc thi robot hình người ở Trung Quốc?
Robot Walker S1 có thể làm một số việc như phân loại vật liệu, lắp ráp hoàn thiện, đo lường SPS, kiểm tra chất lượng và lắp ráp thân xe

Một số ví dụ về robot hình người tiêu biểu của Trung Quốc có thể kể đến như:

UBTech

Robot hình người Walker S1 của UBTech đã hoàn tất thử nghiệm tại một số nhà máy điện tử, với khả năng mang vác hàng hóa, lắp ráp linh kiện nhẹ và xử lý vật thể. Đáng chú ý, Walker S1 còn được trang bị mô hình ngôn ngữ DeepSeek-R1, cho phép robot có khả năng suy luận và lập kế hoạch tương tự con người, từ đó phối hợp linh hoạt các nhiệm vụ trong môi trường sản xuất năng động.

Trước đó, vào tháng 1/2025, UBTech đã công bố kế hoạch sản xuất hàng loạt dòng robot này, với mục tiêu đạt từ 500 đến 1.000 đơn vị trong năm 2025, chủ yếu phục vụ các ứng dụng công nghiệp.

Pudu Robotics

Vượt lên nhiều mẫu robot hình người được công bố cuối năm 2024 và đầu 2025, Pudu D9, sản phẩm của Pudu Robotics được đánh giá là có độ hoàn thiện cao, sẵn sàng cho ứng dụng thực tế. D9 là sự kết hợp giữa nền tảng bánh xe của robot Pudu D7 và bàn tay linh hoạt của mẫu Pudu DH11. Với chiều cao 170 cm, nặng 65 kg, robot có kích thước tương đương con người, di chuyển linh hoạt với tốc độ tối đa 7,2 km/h, vượt qua các địa hình phức tạp như dốc, cầu thang hay bề mặt gồ ghề.

Được tích hợp thuật toán AI riêng, Pudu D9 kiểm soát dáng đi mềm mại, giảm tiếng ồn và sử dụng cảm biến để tự động lập kế hoạch di chuyển và định vị chính xác. Hai cánh tay có 7 khớp tự do, chịu tải lên đến 20 kg giúp robot thực hiện nhiều tác vụ vận chuyển nặng tại hộ gia đình, siêu thị hay nhà máy.

Tencent

Tháng 9/2024, phòng thí nghiệm Robotics X của Tencent giới thiệu robot "The Five" - một nguyên mẫu robot hỗ trợ trong gia đình và viện dưỡng lão. Robot này được thiết kế với 4 bánh xe, tích hợp da và bàn tay có xúc giác, có thể di chuyển, mang vác đồ vật và hỗ trợ chăm sóc người cao tuổi. Tuy nhiên, sản phẩm hiện vẫn đang trong giai đoạn thử nghiệm, cần tiếp tục hoàn thiện công nghệ để triển khai thực tế.

Robot Era

Cũng trong lĩnh vực robot hình người, công ty Robot Era (Trung Quốc) đã phát triển mẫu robot STAR1, hiện được ghi nhận là robot hai chân nhanh nhất thế giới. Với chiều cao 171 cm, nặng 65 kg, STAR1 có thể chạy với vận tốc hơn 12,8 km/h (tương đương 3,6 m/s), vượt qua kỷ lục trước đó của robot Unitree H1 (11,9 km/h) lập vào tháng 3/2024.

Thấy gì từ các cuộc thi robot hình người ở Trung Quốc?
Các doanh nghiệp Trung Quốc sẽ đẩy mạnh sản xuất hàng loạt robot hình người hiện đại trong thời gian tới

Từ sân chơi kỹ thuật đến thông điệp cường quốc công nghệ

Không giống một số quốc gia chỉ coi robot hình người là một sản phẩm công nghệ, Trung Quốc coi đây là một phần của chiến lược “Công nghiệp mới” trong thời đại AI. Với các ưu thế trong chiếm lĩnh thị trường phần cứng robot hình người và sự đầu tư vào AI, Trung Quốc còn sở hữu chuỗi cung ứng tương đối hoàn thiện, tự chủ tới 90% linh kiện cần thiết cho robot hình người, từ động cơ, cảm biến, pin tới các loại linh kiện tinh vi khác. Có thể nói, đây là lợi thế rất lớn của Trung Quốc so với các đối thủ cạnh tranh trong sản xuất quy mô lớn.

Để thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghiệp robot hình người, Chính phủ Trung Quốc đã phân bổ hơn 20 tỷ USD cho lĩnh vực này trong năm qua và đang thành lập một quỹ trị giá khoảng 138 tỷ USD để hỗ trợ các công ty khởi nghiệp trong lĩnh vực AI và robot. Riêng thành phố Thâm Quyến thành lập quỹ AI và robot trị giá gần 1,4 tỷ USD, thành phố Bắc Kinh cũng thành lập một quỹ robot vào năm 2023.

Tháng 11/2023, Bộ Công nghiệp và Công nghệ Thông tin Trung Quốc công bố kế hoạch phát triển robot hình người quốc gia, với các mục tiêu:

Đến năm 2025: Trung Quốc sẽ sản xuất hàng loạt robot hình người, tích hợp trí tuệ nhân tạo (AI), để đáp ứng nhu cầu trong nhiều ngành nghề như sản xuất, logistics và y tế.

Đến năm 2027: Cải thiện đáng kể khả năng đổi mới công nghệ của robot hình người, thiết lập chuỗi cung ứng công nghiệp an toàn và đáng tin cậy, đồng thời xây dựng một hệ sinh thái công nghiệp cạnh tranh quốc tế.

Tân Hoa Xã dự báo rằng đến năm 2030, thị trường robot hình người toàn cầu sẽ đạt quy mô khoảng 1.900 tỷ nhân dân tệ (tương đương 263,9 tỷ USD). Trong đó, Trung Quốc được kỳ vọng sẽ chiếm tỷ trọng đáng kể với giá trị thị trường vào khoảng 376,2 tỷ nhân dân tệ (tương đương 51,4 tỷ USD). Sau ô tô điện thì robot hình người là đường đua chiến lược tiếp theo, nơi Trung Quốc quyết không đứng sau Mỹ, Nhật, Hàn.

Nhìn từ hàng loạt chính sách và các cuộc thi robot hình người ở Trung Quốc, có thể thấy đây không chỉ là nơi tranh tài kỹ thuật, mà là một phần trong bức tranh lớn về chiến lược công nghiệp, truyền thông công nghệ và cạnh tranh toàn cầu. Ở đó, Trung Quốc không chỉ muốn chứng minh rằng họ có thể làm ra robot, mà còn có thể dạy robot phối hợp, đưa robot vào sản xuất, và quan trọng hơn là xuất khẩu robot ra thế giới. Từ sân thi đấu đến nhà máy, từ truyền hình đến chính sách, Trung Quốc đang vẽ nên một câu chuyện: Họ không đi sau trong cuộc đua người máy mà đang âm thầm tăng tốc ở một làn đường riêng.

Tudonghoangaynay.vn
mca
Tin bài khác
Thiết kế mô phỏng bộ biến đổi đa mức MMC dựa trên mô hình toán học các linh kiện điện tử khi áp dụng thuật toán điều chế NLM

Thiết kế mô phỏng bộ biến đổi đa mức MMC dựa trên mô hình toán học các linh kiện điện tử khi áp dụng thuật toán điều chế NLM

Bài báo này trình bày việc thiết kế mô hình toán học cho mạch công suất và mạch điều khiển của bộ biến đổi đa mức MMC.
Nhận định phiên giao dịch ngày 18/7: Xu hướng tăng mạnh duy trì, nhưng tín hiệu quá mua bắt đầu xuất hiện

Nhận định phiên giao dịch ngày 18/7: Xu hướng tăng mạnh duy trì, nhưng tín hiệu quá mua bắt đầu xuất hiện

Tâm lý nhà đầu tư đang nghiêng mạnh về phía "hưng phấn – tự tin", phản ánh qua thanh khoản cao và độ rộng thị trường tích cực. Dù xu hướng tăng vẫn rất mạnh nhưng vùng đỉnh lịch sử đã bắt đầu xuất hiện, cho thấy nhà đầu tư lướt sóng nên cẩn trọng hơn và chuẩn bị sẵn sàng cho kịch bản thị trường rung lắc trở lại.
Tử vi vòng quay công nghệ ngày 18/7/2025: Tuổi Tuất gặp thị phi, tuổi Dần rủng rỉnh tiền tiêu

Tử vi vòng quay công nghệ ngày 18/7/2025: Tuổi Tuất gặp thị phi, tuổi Dần rủng rỉnh tiền tiêu

Những bí ẩn của khoa học đời sống là "món ăn" tinh thần không thể thiếu trong cuộc sống của con người. Tử vi vòng quay công nghệ xem tử vi 12 con giáp ngày 18/7/2025 cho tất cả các tuổi nhằm dự đoán vận hạn về công danh, tiền bạc, tình duyên, sức khỏe...
Đột phá dinh dưỡng 6 HMO từ Vinamilk Optimum liên tiếp tạo ấn tượng tại sân chơi quốc tế

Đột phá dinh dưỡng 6 HMO từ Vinamilk Optimum liên tiếp tạo ấn tượng tại sân chơi quốc tế

Được mời tham gia với vai trò diễn giả duy nhất và đầu tiên đại diện Việt Nam tại Hội nghị Phát triển Châu Á 2025 (Growth Asia Summit), diễn ra tại Singapore từ ngày 15 đến 17/7/2025, Vinamilk cùng đột phá 6 HMO đã thu hút sự quan tâm lớn của Hội nghị bởi những đóng góp giúp thiết lập chuẩn dinh dưỡng mới cho trẻ em, đồng thời mở ra hướng đi mới cho ngành sữa khu vực khi giải quyết các trăn trở mang tính thời đại về việc “nuôi con bằng sữa mẹ”.
Thị trường chứng khoán ngày 17/7: Dòng tiền ồ ạt vào bất động sản, VN Index tiến sát mốc 1.500 điểm

Thị trường chứng khoán ngày 17/7: Dòng tiền ồ ạt vào bất động sản, VN Index tiến sát mốc 1.500 điểm

Trong bối cảnh khối ngoại tạm dừng chuỗi mua ròng kéo dài nhất từ đầu năm, thị trường vẫn duy trì sự hưng phấn nhờ dòng tiền nội bền bỉ. Nhóm cổ phiếu bất động sản tiếp tục dẫn sóng, kéo chỉ số lên sát ngưỡng 1.500 điểm, bất chấp những cảnh báo kỹ thuật về rủi ro điều chỉnh ngắn hạn.
Công ty chứng khoán của Techcombank báo lãi kỷ lục, chuẩn bị IPO hơn 230 triệu cổ phần

Công ty chứng khoán của Techcombank báo lãi kỷ lục, chuẩn bị IPO hơn 230 triệu cổ phần

Công ty cổ phần Chứng khoán Kỹ thương (TCBS) - công ty con của Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) vừa công bố kết quả kinh doanh quý II/2025 với khoản lợi nhuận trước thuế đạt 1.733 tỷ đồng, tăng 7,6% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây là mức lãi quý cao nhất từ trước đến nay của công ty chứng khoán có vốn điều lệ lớn nhất thị trường hiện nay.
Khi robot trở thành trái tim của ngành ô tô Nhật Bản

Khi robot trở thành trái tim của ngành ô tô Nhật Bản

Năm 2024 đánh dấu một bước ngoặt quan trọng của ngành công nghiệp ô tô Nhật Bản, khi nước này ghi nhận số lượng lắp đặt robot công nghiệp cao nhất trong vòng 5 năm qua. Theo số liệu mới nhất, đã có khoảng 13.000 robot công nghiệp được lắp đặt trong các nhà máy sản xuất ô tô, tăng 11% so với năm trước và đạt mức cao nhất kể từ năm 2020.
BSR - Hành trình chuyển đổi năng lượng và nhiên liệu xanh

BSR - Hành trình chuyển đổi năng lượng và nhiên liệu xanh

Trong bối cảnh Chính phủ Việt Nam đẩy mạnh lộ trình bắt buộc sử dụng nhiên liệu sinh học E10 từ đầu năm 2026 trên toàn quốc nhằm thực hiện các cam kết Net-Zero vào năm 2050, Công ty cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) đang tích cực triển khai thực hiện lộ trình này, trong đó có giải pháp phục hồi sản xuất Nhà máy Nhiên liệu sinh học Dung Quất.
Giữ lửa truyền thông cho một tương lai xanh

Giữ lửa truyền thông cho một tương lai xanh

Giữa nỗ lực chuyển đổi xanh, truyền thông đang trở thành mắt xích quan trọng giúp lan tỏa nhận thức về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. Giải báo chí do Bộ Công Thương phối hợp Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức là minh chứng sống động cho sức mạnh đó - nơi hội tụ những câu chuyện lay động, truyền cảm hứng và thúc đẩy hành động vì một tương lai bền vững.
Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Dương Đức Tuấn: Tất cả vì sự nghiệp chung để kiến tạo môi trường

Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Dương Đức Tuấn: Tất cả vì sự nghiệp chung để kiến tạo môi trường

Tại buổi Tọa đàm "Quyết liệt bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khỏe người dân Thủ đô" do Cổng Thông tin Chính phủ đã tổ chức ngày 15/7, Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Dương Đức Tuấn đã có những chia sẻ thẳng thắn về vấn đề ô nhiễm môi trường cũng như đưa ra giải pháp nhằm giảm thiểu ô nhiễm, bảo vệ sức khoẻ người dân Thủ đô.
Quảng cáo
moxa