1. Chim Moa
Moa là loài chim không biết bay từng sống ở New Zealand, đã tuyệt chủng vào khoảng năm 1500. Chúng đã bị giết chết, theo một giả thuyết, bởi người Māori. Thế nhưng trong một cuộc thám hiểm vào thế kỷ XX, các nhà khoa học lại tình cờ phát hiện ra một móng vuốt rất lớn từ loài chim này. Đây là một trong những dấu vết khoa học về loài chim này, được bảo tồn tốt đến mức khó tin trong nhiều thế kỷ.
2. Khu phức hợp đền thờ Saksaywaman, ở Peru
Công trình kiến trúc này hoàn hảo tới mức chúng được hoàn thành mà không cần sử dụng một giọt vữa nào. Trong một số trường hợp, bạn thậm chí không thể chèn một mảnh giấy vào giữa các viên đá. Mỗi khối đá còn sở hữu một bề mặt mịn và các góc bo tròn. Công trình này đã được xây dựng như thế nào? Không ai biết.
3. Cổng mặt trời ở Bolivia
Cổng mặt trời được tìm thấy ở Tiwanaku – một thành phố cổ kính và bí ẩn ở Bolivia. Nó là một cổng vòm bằng đá hoặc cả một khối đá khổng lồ. Một số nhà khảo cổ học tin rằng đó là trung tâm của một đế chế khổng lồ từng tồn tại trong thiên niên kỷ thứ nhất sau Công nguyên. Không ai có ý tưởng gì về ý nghĩa của các hình chạm khắc trên cổng. Chúng có thể có một số ý nghĩa về chiêm tinh hoặc thiên văn, không ai dám chắc.
4. Hang Longyou, Trung Quốc
Những hang động này là một hệ thống quần thể hang động nhân tạo lớn bằng sa thạch, được tạo ra bằng bàn tay con người. Và một công việc khó khăn như vậy sẽ cần sự tham gia của hàng ngàn người. Tuy nhiên, không có một chút tin tức nào đề cập đến các hang động này, hoặc các phương pháp được sử dụng để xây dựng chúng, ở bất cứ nơi nào trong các ghi chép lịch sử.
5. Obelisk (Bút đá tháp) dang dở ở Ai Cập
Người Ai Cập cổ đại thường đặt một cặp obelisk tại lối vào các đền thờ linh thiêng. Theo quan niệm của họ, nó có sự liên kết chặt chẽ với Thần Mặt trời. Nhưng một phần của chiếc obelisk này được khắc thẳng từ khối đá, bị bỏ lại trong tình trạng dang dở. Kích thước của nó chỉ đơn giản là rất khổng lồ, tới mức đáng kinh ngạc.
Cũngkhông ai biết chính xác chúng được xây dựng như thế nào. Bởi đá granit rất cứng, với mức độ 6,5 trên thang đo Mohs (kim cương là độ 10). Nên để tạo hình cho đá granit, những người thợ thời đó cần một dụng cụ phải cứng hơn. Nhưng các kim loại có sẵn tại thời điểm đó đều quá mềm hoặc quá khó để sử dụng như một công cụ.
Rồi sau khi tạo hình xong thì tới việc di chuyển, làm sao họ có thể di chuyển một cây cột nặng 100 tấn từ mỏ đá đến địa điểm cần thiết. Có rất nhiều giả thuyết đã được đặt ra, nhưng không ai biết chính xác họ đã làm như thế nào.
6. Thành phố dưới nước Yonaguni, Nhật Bản
Khu phức hợp cổ xưa này được phát hiện tình cờ bởi huấn luyện viên lặn Kihachiro Aratake. Thành phố dưới nước này đã làm bối rối tất cả các lý thuyết khoa học. Tảng đá nơi mà nó được chạm khắc đã chìm dưới nước khoảng 10.000 năm trước – rất lâu trước cả khi các kim tự tháp Ai Cập được dựng lên. Một số nhà khảo cổ học tin rằng trong thời kỳ nguyên thủy này, con người vẫn chui rúc trong các hang động và sống nhờ rễ ăn được chứ không phải bị săn bắn. Và họ chắc chắn không thể dựng lên các thành phố đá như thế này.
7. Mohenjo-daro (Vùng đất của người chết), ở Pakistan
Bí mật về sự sụp đổ của thành phố này đã khiến các chuyên gia bối rối trong nhiều thập kỷ. Năm 1922, nhà khảo cổ học người Ấn Độ RD Banerji đã phát hiện ra những tàn tích cổ xưa trên một trong những hòn đảo trên sông Indus. Câu hỏi đặt ra là thành phố vĩ đại này đã bị phá hủy như thế nào? Điều gì đã xảy ra với cư dân của nó? Nhiều cuộc khai quật đã không đưa ra bất kỳ câu trả lời nào.
8. L’Anse aux Meadows, ở Canada
Địa điểm khảo cổ ở Canada này từng là một khu định cư do người Viking thành lập khoảng một nghìn năm trước. Việc nó tồn tại chỉ ra rằng những người dân đi biển ở Scandinavi đã đến Bắc Mỹ từ lâu trước khi Christopher Columbus ra đời.
9. Đường hầm thời đồ đá
Việc phát hiện ra một mạng lưới đường hầm ngầm rộng lớn, trải dài khắp châu Âu từ Scotland đến Thổ Nhĩ Kỳ, cho thấy các cộng đồng thời đồ đá không chỉ đơn giản là những người chỉ biết săn bắn hái lượm. Nhưng mục đích thực sự của các đường hầm vẫn còn là một bí ẩn. Một số nhà nghiên cứu tin rằng chúng được sử dụng như là hệ thống bảo vệ để chống lại kẻ săn mồi, trong khi những người khác tin rằng nó cung cấp một cách để đi du lịch xung quanh an toàn, giúp người thời đó thoát khỏi sự khắc nghiệt của thời tiết và các cuộc xung đột.
10. Những quả cầu đá khổng lồ ở Costa Rica
Những tạo vật bằng đá bí ẩn này không chỉ hấp dẫn vì hình dạng hình cầu hoàn hảo của chúng, mà còn vì nguồn gốc và mục đích sử dụng chưa ai biết. Chúng được phát hiện vào những năm 1930 bởi các công nhân dọn rừng ở một đồn điền chuối. Truyền thuyết địa phương cho rằng những quả cầu bí ẩn này chứa vàng bên trong. Nhưng thực sự thì hóa ra chúng trống rỗng.
Nguồn genk.vn