acecook

Muốn phát triển kinh tế số, cần hợp lực chuyển đổi số

Chuyển đổi số - chuyển đổi xanh
25/05/2022 16:51
Diễn đàn Cấp cao Chuyển đổi số Việt Nam - Châu Á 2022 (Vietnam - Asia DX Summit 2022) đã chính thức khai mạc sáng nay (ngày 25/5) tại Hà Nội với sự tham gia của hàng nghìn đại biểu đến từ cơ quan quản lý nhà nước, các doanh nghiệp,… Diễn đàn trọng tâm vào vấn đề về kinh tế, đặc biệt là chia sẻ và trao đổi các biện pháp, các giải pháp để thúc đẩy phát triển kinh tế số.
aa

Diễn đàn Cấp cao Chuyển đổi số Việt Nam – Châu Á 2022 (Vietnam – Asia DX Summit 2022) đã chính thức khai mạc sáng nay (ngày 25/5) tại Hà Nội với sự tham gia của hàng nghìn đại biểu đến từ cơ quan quản lý nhà nước, các doanh nghiệp,… Diễn đàn trọng tâm vào vấn đề về kinh tế, đặc biệt là chia sẻ và trao đổi các biện pháp, các giải pháp để thúc đẩy phát triển kinh tế số.

• Diễn đàn cấp cao Chuyển đổi số Việt Nam – châu Á 2022 sẽ diễn ra từ ngày 24 đến 25 tháng 5
• VINASA hợp lực chuyển đổi số

Cần hợp lực cho mục tiêu kinh tế số

Mặc dù là quốc gia sớm bắt nhịp với Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, Chính phủ sớm ban hành chương trình chuyển đổi số (CĐS) quốc gia và được các bộ, ban ngành, khối doanh nghiệp tích cực hưởng ứng triển khai nhưng qua 2 năm triển khai cho thấy không gian phát triển mới của Việt Nam đang bị phân tán, phát triển cục bộ, thiếu sự quy hoạch, kết hợp một cách bài bản. Tài lực cho CĐS cũng chưa được tập trung, thậm chí các nền tảng, giải pháp CĐS của các doanh nghiệp cũng đang được đầu tư, phát triển một các tràn lan, chưa có sự quy hoạch, chưa có sự kết hợp một cách bài bản, có định hướng. Những điều này đang hạn chế quá trình tăng tốc CĐS, làm chậm sự phát triển của nền kinh tế số.

Đây chính là lý do để năm nay diễn đàn chọn chủ đề: “Hợp lực chuyển đổi số để phát triển kinh tế số”.

muon phat trien kinh te so can hop luc chuyen doi so
Ông Nguyễn Văn Khoa – Phó Chủ tịch VINASA phát biểu khai mạc diễn đàn. Ảnh BTC

Phát biểu tại Hội nghị, ông Nguyễn Văn Khoa, Chủ tịch VINASA cho biết: tại Diễn đàn thương mại và phát triển của Liên hợp quốc (UNCTAD), năm 2019 kinh tế số ICT/VT đóng góp khoảng 4,5% GDP toàn cầu, kinh tế số internet/nền tảng đóng góp 15,5% GDP toàn cầu. Con số tương ứng tại nước Mỹ là 6,9% và 21,6% GDP và tại Trung Quốc là 6% và 30% GDP. Trung Quốc là nước điển hình thành công về phát triển kinh tế số, với mức tăng trưởng luôn rất cao, và chủ yếu dựa trên các cấu phần kinh tế số Internet/nền tảng và kinh tế số ngành/lĩnh vực. Theo Quỹ tiền tệ quốc tế, quy mô của nền kinh tế số Trung Quốc đã tăng từ 15% GDP năm 2008 lên 37% vào năm 2019.

Trong khi đó, theo báo cáo “e-Conomy SEA 2021” do Tập đoàn Google, Bain (Mỹ) và Temasek (Singapore) phối hợp công bố, nền kinh tế internet của Việt Nam năm 2021 đạt giá trị 21 tỉ USD, đóng góp hơn 5% GDP của đất nước, cao gấp 7 lần năm 2015, và dự kiến đạt 57 tỉ USD năm 2025, đứng thứ hai trong khu vực Đông Nam Á (tốc độ tăng trưởng khoảng 29% một năm). Do đó, Việt Nam chúng ta đang đứng trước cơ hội để thúc đẩy nền kinh tế Internet, đặc biệt là các nền tảng chuyển đổi số, trong kinh tế số.

Tuy nhiên, ông Nguyễn Văn Khoa cũng cho biết, với mục tiêu đến năm 2025, kinh tế số chiếm 20% GDP, năm 2030 là 30% GDP của Chính phủ Việt Nam sẽ là thách thức lớn, nhất là đối với những ngành nghề truyền thống của nước ta. Do vậy, theo ông Khoa, công tác chuyển đổi số phải lấy sự đoàn kết, lấy sự chia sẻ, sự kết nối làm trọng tâm. Cũng giống như chương trình CĐS quốc gia đã chọn người dân, doanh nghiệp làm trung tâm. Người dân, doanh nghiệp và chúng ta cần phải có sự hợp lực, đoàn kết để cùng chung tay thực hiện mục tiêu đưa tỷ trọng kinh tế số phát triển. “Để thực hiện thắng lợi mục tiêu vô cùng thách thức của Thủ tướng Chính phủ, phát triển kinh tế số Việt Nam cần sự hợp lực từ tất cả các cấp chính trị, các thành phần kinh tế. Các nguồn lực của chúng ta hiện không chỉ thiếu, mà còn bị phân mảnh. Hợp lực giữa bộ ngành với bộ ngành, địa phương với địa phương, doanh nghiệp với doanh nghiệp, và giữa các thành phần này với nhau sẽ tạo ra được những chương trình bài bản, có định hướng, những chính sách cởi mở, thông thoáng, và những hệ sinh thái số phù hợp, tối ưu cho các cơ quan, tổ chức Việt Nam. Ông Nguyễn Văn Khoa nhấn mạnh.

muon phat trien kinh te so can hop luc chuyen doi so
Vietnam – Asia DX Summit 2022 thu hút nhiều đại biểu tham gia trực tiếp. Ảnh Bảo Hà

Việt Nam không bỏ lỡ thời cơ chuyển đổi số

Chia sẻ tại diễn đàn về chuyên đề chiến lược quốc gia phát triển kinh tế số và xã hội, ông Nguyễn Trọng Đường – Phó Cục trưởng Cục An toàn thông tin, Phó Vụ trưởng Vụ Quản lý doanh nghiệp – Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết trên thế giới hiện có 14 nước ban hành chiến lược CĐS quốc gia, trong đó có Việt Nam. Đối với chương trình CĐS quốc gia, Việt Nam có cách tiếp cận riêng, thận trọng từng bước nhưng không bỏ qua cơ hội. Chương trình CĐS quốc gia lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm, toàn dân và toàn diện. Trong đó, điểm đột phá trong phát triển kinh tế số và xã hội số là đưa hoạt động của người dân, doanh nghiệp lên môi trường số bằng các nền tảng số. Và để làm được điều đó, Việt Nam sẽ phổ cập thật nhanh các nền tảng số quốc gia. Trong đó, có 35 nền tảng sẽ ưu tiên triển khai trước năm 2022, 54 nền tảng số sẽ triển khai đến 2025.

Cho rằng, trong chương trình chuyển đổi số của quốc gia hay bộ, ngành, doanh nghiệp thì cần có chiến lược, quy trình nghiệp vụ, dữ liệu, ngân sách, công nghệ và con người nhưng theo ông Hà Thái Bảo – Phó tổng Giám đốc VNPT – IT thì việc thực thi triển khai các kế hoạch CĐS ở các bộ, ngành, doanh nghiệp hiện vẫn còn chậm và hiệu quả chưa cao, tốc độ triển khai cơ sở dữ liệu quốc gia/ngành (CSDLQG) chậm, thiếu nền tảng chia sẻ, cộng tác, triển khai hạ tầng công nghệ còn cục bộ, phân mảnh, nguồn lực chuyên trách cho CĐS tại các bộ ngành, địa phương còn thiếu.

Do đó, theo ông Hà Thái Bảo, để không bỏ lỡ thời cơ CĐS chúng ta cần hoàn thiện môi trường pháp lý để chuyển sang sử dụng dữ liệu số, giao dịch số; đẩy nhanh tiến độ xây dựng các CSDLQG; thúc đẩy xây dựng các CSDL ngành, lĩnh vực quan trọng (Giao thông, NN&PTNT, Xây dựng, Tư pháp, Giáo dục,…); chuẩn hóa, hoàn thiện các quy chuẩn, tiêu chuẩn để kết nối, liên thống, chia sẻ dữ liệu; đưa ra các quy định cụ thể về việc bắt buộc chia sẻ và mở dữ liệu. Ngoài ra, các bộ, ngành, địa phương cần xây dựng lộ trình cụ thể để từng bước hình thành nền tảng dữ liệu; kho dữ liệu, ứng dụng bài toán xử lý dữ liệu lớn.

Lấy bài học thành quả CĐS từ doanh nghiệp mình là FPT, ông Lê Vũ Minh – Giám đốc khối tư vấn Chiến lược và Đổi mới sáng tạo FPT Digital cho biết, sau 3 năm triển khai CĐS nội bộ doanh nghiệp đã mang lại tổng lợi ích 500 tỷ đồng. Ông Minh cũng cho rằng, thời điểm thích hợp nhất để CĐS chính là hôm nay, không nên chậm trễ vì thực tế cho thấy 80% doanh nghiệp trên thế giới phục hồi được sau đại dịch Covid-19 chính là nhờ vào CĐS. Trong khi đó, Việt Nam có sự ủng hộ từ Nhà nước với các chủ trương, chính sách; có sự thuận lợi của thị trường với tỷ lệ dân số trưởng thành có điện thoại thông minh và kết nối internet là70,91% và sự sẵn sàng của công nghệ với nhiều nền tảng đang được đẩy mạnh và chứng minh hiệu quả như AI, blockchain, IoT,…

muon phat trien kinh te so can hop luc chuyen doi so

muon phat trien kinh te so can hop luc chuyen doi so
Trong khuôn khổ diễn đàn diễn ra hoạt động triển lãm trưng bày các giải pháp công nghệ đến từ doanh nghiệp. Ảnh Bảo Hà

Bảo Hà

Vietnam – Asia DX Summit 2022 do Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA) tổ chức dưới sự chỉ đạo và bảo trợ của Bộ Thông tin và Truyền thông, phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Khoa học và Công nghệ,.. cùng 11 hiệp hội ngành nghề trong nước, 2 tổ chức khu vực: Tổ chức Công nghiệp điện toán Châu Á – Châu Đại Dương (ASOCIO) và Hiệp hội CIO Khu vực ASEAN (ACIOA) và 14 hiệp hội CNTT tại 14 quốc gia và nền kinh tế trong khu vực.

Vietnam – Asia DX Summit 2022 với sự tham gia của hơn 150 diễn giả tại 18 phiên hội nghị bao gồm 01 phiên khai mạc và 18 phiên chuyên đề nhằm tập trung bàn về các trục vấn đề: Chính phủ số, Kinh tế số, Doanh nghiệp số, Chuyển đổi số tại châu Á.

Diễn đàn diễn ra đến hết ngày 26/5. Tất cả các phiên hội nghị của được tổ chức kết hợp giữa 02 hình thức online và offline. Các đại biểu có thể đăng ký và theo dõi trực tiếp tại website: www.live.dxsummit.vn.

trien-lam-quoc-te
Tin bài khác
Hệ thống UPS DC: Nền tảng không thể thiếu cho các ứng dụng trong kỷ nguyên số

Hệ thống UPS DC: Nền tảng không thể thiếu cho các ứng dụng trong kỷ nguyên số

Trong thời đại mà chuyển đổi số, trí tuệ nhân tạo (AI) và sản xuất thông minh đang định hình lại gần như mọi lĩnh vực, tính liên tục của nguồn điện trở thành yếu tố sống còn đối với các hệ thống và quy trình vận hành then chốt. Hệ thống cung cấp điện liên tục DC (DC UPS) đã nổi lên như một giải pháp không thể thiếu, đặc biệt tại các khu vực phi tập trung hoặc các ứng dụng công nghiệp, nơi việc duy trì nguồn điện ổn định là yếu tố quyết định.
MIS khép lại năm học 2024 - 2025: Một hành trình, nhiều trái ngọt

MIS khép lại năm học 2024 - 2025: Một hành trình, nhiều trái ngọt

Trong thế giới công nghệ đang bùng nổ, MIS chọn giáo dục bằng trái tim, một con đường không dễ đi nhưng đầy nhân văn. Lễ bế giảng năm học 2024 - 2025 không chỉ là kết thúc, mà là lời hứa cho một tương lai khai mở bằng tình yêu thương.
EuroCham yêu cầu bắt buộc về bằng cấp học thuật chính quy khi xin giấy phép lao động diện chuyên gia

EuroCham yêu cầu bắt buộc về bằng cấp học thuật chính quy khi xin giấy phép lao động diện chuyên gia

Ngày 26/5/2025, Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) đã gửi thư kiến nghị tới Bộ Nội vụ đề xuất các nội dung then chốt liên quan đến dự thảo thay thế Nghị định 152 - quy định hiện hành về việc cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài tại Việt Nam.
Đề tài NCKH sinh viên Trường Đại học Giao thông Vận tải có tính sáng tạo và ứng dụng thực tiễn cao

Đề tài NCKH sinh viên Trường Đại học Giao thông Vận tải có tính sáng tạo và ứng dụng thực tiễn cao

Sáng 28/5, Trường Đại học Giao thông Vận tải tổ chức Hội nghị tổng kết nghiên cứu khoa học sinh viên (NCKHSV) năm học 2024-2025, nhằm biểu dương, ghi nhận thành tích đã đạt được của sinh viên trong công tác NCKH và hoạt động khởi nghiệp.
Robot lau nhà đã “tiến hoá” thế nào trong 10 năm qua?

Robot lau nhà đã “tiến hoá” thế nào trong 10 năm qua?

Từ những chiếc máy hút bụi di chuyển ngẫu nhiên và dễ mắc kẹt, robot lau nhà ngày nay đã trở thành những thiết bị tự động thông minh, có khả năng lập bản đồ, nhận diện vật thể, tự giặt khăn, đổ rác và học hỏi hành vi người dùng. Trong vòng 10 năm, sản phẩm tưởng chừng chỉ là tiện ích hỗ trợ đã “tiến hoá” thành một trợ lý làm sạch thực thụ trong các gia đình hiện đại - phản ánh tốc độ phát triển ngoạn mục của ngành tự động hoá dân dụng.
Nhận định phiên giao dịch ngày 29/5: khuyến nghị hạn chế mua đuổi và tận dụng nhịp điều chỉnh

Nhận định phiên giao dịch ngày 29/5: khuyến nghị hạn chế mua đuổi và tận dụng nhịp điều chỉnh

Phiên giao dịch ngày 28/5 khép lại với diễn biến tích cực nhưng thận trọng, khi VN-Index tiệm cận vùng đỉnh cao nhất trong năm 2025 (1.343 điểm) song chưa thể bứt phá thành công. Chỉ số có thời điểm vượt lên mức 1.348 điểm nhưng sau đó điều chỉnh nhẹ, cho thấy áp lực chốt lời gia tăng trong vùng kháng cự quan trọng.
Công nghệ mới giúp robot bước đi như con người giữa rừng rậm

Công nghệ mới giúp robot bước đi như con người giữa rừng rậm

Các nhà khoa học tại Đại học Duke vừa phát triển một hệ thống AI độc đáo, giúp robot không chỉ "nhìn" mà còn có thể "nghe", "chạm" và cảm nhận chuyển động cơ thể để di chuyển thông minh trong môi trường tự nhiên phức tạp như rừng rậm. Đây là bước tiến quan trọng giúp robot hành động gần giống con người hơn bao giờ hết.
VPBank và hành trình hiện thực hóa chiến lược “Thịnh vượng bền vững”

VPBank và hành trình hiện thực hóa chiến lược “Thịnh vượng bền vững”

Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới chuyển động không ngừng và chịu nhiều tác động từ biến đổi khí hậu, dịch chuyển chuỗi cung ứng và yêu cầu phát triển bao trùm, “bền vững” đang trở thành từ khóa chiến lược của mọi doanh nghiệp. Tại Việt Nam, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) là một trong những tổ chức tài chính tiên phong đưa phát triển bền vững trở thành định hướng cốt lõi.
Chính sách, nhân lực, dữ liệu - Bộ ba cần tháo gỡ để Việt Nam làm chủ công nghệ

Chính sách, nhân lực, dữ liệu - Bộ ba cần tháo gỡ để Việt Nam làm chủ công nghệ

Làm chủ công nghệ là yếu tố sống còn để doanh nghiệp Việt phát triển đột phá trong kỷ nguyên số. Tại hội thảo do VINASA tổ chức ngày 27/5, các chuyên gia đã chỉ rõ loạt “nút thắt” cần tháo gỡ từ chính sách, dữ liệu đến đào tạo nhân lực.
Sĩ quan Cảnh sát Việt Nam lan tỏa tinh thần vì cộng đồng tại các phái bộ Gìn giữ hòa bình

Sĩ quan Cảnh sát Việt Nam lan tỏa tinh thần vì cộng đồng tại các phái bộ Gìn giữ hòa bình

Không chỉ làm nhiệm vụ nghiệp vụ chuyên môn, lực lượng sĩ quan Công an Việt Nam tham gia gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc còn mang theo trái tim nhân ái, tinh thần sẻ chia, góp phần lan tỏa giá trị nhân văn, vì một thế giới hòa bình và bền vững.
siement
Quảng cáo
moxa