Nửa đầu năm 2024, Công ty khoáng sản của Masan Group kinh doanh ra sao?

Doanh nghiệp, Doanh nhân
29/08/2024 15:03
CTCP Masan High-Tech Materials (mã CK: MSR) là công ty con do CTCP Tập đoàn Masan - Masan Group (mã: MSN) sở hữu 86,4% vốn. MSR là đầu mối quản lý toàn bộ hoạt động đầu tư và khai thác dự án Núi Pháo, đồng thời trực tiếp sở hữu tất cả các công ty con phục vụ cho hoạt động này.
aa

Công ty con của Masan Group thua lỗ kỷ lục, dòng tiền gặp khó?

Tập đoàn Masan (Masan Group - mã: MSN) của tỷ phú Nguyễn Đăng Quang ngoài kinh doanh mảng thực phẩm, hàng tiêu dùng, siêu thị... còn kinh doanh mảng khoáng sản thông qua mảnh ghép Công ty Masan High-Tech Materials (MHT - mã: MSR) do Masan Group sở hữu 86,4% vốn.

Ban đầu Masan High-Tech Materials có tên gọi là Công ty Cổ phần Tài nguyên Masan (Masan Resources), năm 2020 chính thức đổi tên thành CTCP Masan High-Tech Materials.

Sau hơn 13 năm thành lập, Masan High-Tech Materials đã chuyển mình mạnh mẽ từ doanh nghiệp khai thác chế biến khoáng sản thành nhà cung cấp vật liệu Vonfram tiên tiến, công nghệ cao hàng đầu thế giới được sử dụng trong các ngành công nghiệp then chốt như điện tử, hóa chất, ô tô, hàng không vũ trụ, năng lượng và dược phẩm.

Đồng thời Masan High-Tech Materials cũng là nhà sản xuất các sản phẩm Vonfram cận sâu lớn nhất thế giới ngoài Trung Quốc với 4 cơ sở sản xuất tại 4 quốc gia và 2 trung tâm R&D tại Goslar (Đức) và Thái Nguyên (Việt Nam).

Nửa đầu năm 2024, Công ty khoáng sản của Masan Group kinh doanh ra sao?

Nhà máy khai thác, chế biến khoáng sản tại mỏ đa kim Núi Pháo của Masan High-Tech Materials (Ảnh nguồn: Internet).

Tuy nhiên, từ khi thành lập đến nay, doanh thu và lợi nhuận tại MSR chưa thực sự đem lại kết quả ấn tượng.

Theo báo cáo tài chính hợp nhất soát xét 6 tháng đầu năm 2024, MSR lại ghi nhận kết quả kinh doanh thua lỗ thảm hại, dòng tiền gặp khó.

Cụ thể, trong 6 tháng đầu năm 2024, MSR mang về hơn 6.741 tỷ đồng doanh thu thuần, giảm 8% so với cùng kỳ 2023. Do giá vốn chiếm đến 96%, ghi nhận hơn 6.494 tỷ đồng khiến lợi nhuận gộp tại MSR giảm mạnh 68% xuống còn hơn 247 tỷ đồng.

Ngoài ra, doanh thu tài chính trong nửa đầu năm cũng giảm 25% so với cùng kỳ, chỉ thu về gần 184 tỷ đồng.

Chi phí tài chính tăng nhẹ 5% lên gần 1.203 tỷ đồng. Trong đó, chi phí lãi vay chiếm tới 59% với hơn 715 tỷ đồng, chỉ giảm nhẹ 3% so với cùng kỳ.

Các khoản chi phí khác được tiết giảm nhưng không đáng kể. Sau khi khấu trừ, công ty khoáng sản của Masan Group lỗ sau thuế 1.046 tỷ đồng trong khi cùng kỳ 2023 chỉ lỗ sau thuế hơn 486 tỷ đồng.

Không chỉ kinh doanh trồi sụt, thua lỗ nặng, 6 tháng đầu năm 2024, dòng tiền tại MSR cũng kém tích cực khi lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh âm hơn 636 tỷ đồng trong khi cùng kỳ 2023 âm gần 609 tỷ đồng.

Ngoài ra, dòng tiền thuần từ hoạt động tài chính cũng âm hơn 889 tỷ đồng trong khi cùng kỳ năm 2023 dương hơn 1.020 tỷ đồng. Do đó, dòng tiền thuần trong kỳ tại MSR âm hơn 377 tỷ đồng trong khi cùng kỳ chỉ âm hơn 101 tỷ đồng.

Trước đó, trong năm 2023, doanh thu tại Masan High-Tech Materials đạt hơn 14.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, giá vốn hàng bán cũng ở mức rất cao, lên tới 13.308 tỷ đồng. Bên cạnh đó, chi phí tài chính lên đến 2.195 tỷ đồng, tăng 14,5% so với đầu năm. Trong đó, chi phí lãi vay ở mức 1.503 tỷ đồng, tăng mạnh 34% so với đầu năm.

Sau khi khấu trừ các chi phí, Masan High-Tech Materials ghi nhận mức lỗ kỷ lục từ khi hoạt động cho đến nay, lỗ sau thuế hơn 1.529 tỷ đồng trong khi năm 2022 lãi hơn 105 tỷ đồng.

Nửa đầu năm 2024, Công ty khoáng sản của Masan Group kinh doanh ra sao?

Tại thời điểm 30/6/2024, tổng tài sản tại MSR đạt mức 39.617 tỷ đồng, giảm nhẹ 2% so với đầu năm (gồm 10.491 tỷ đồng là tài sản ngắn hạn và hơn 29.126 tỷ đồng là tài sản dài hạn). Trong đó, tiền và tương đương tiền chỉ còn hơn 595 tỷ đồng, giảm mạnh 39% so với đầu năm; hàng tồn kho gần 6.020 tỷ đồng, trong đó phần lớn là tồn kho thành phẩm với hơn 3.247 tỷ đồng và hơn 1.158 tỷ đồng chi phí sản xuất kinh doanh dở dang.

Ngược lại, nợ phải trả tại MSR tại thời điểm 30/6/2024 ghi nhận tăng nhẹ trong khi vốn chủ sở hữu giảm. Theo đó, nợ phải trả ở mức hơn 26.810 tỷ đồng, tăng thêm 62 tỷ đồng so với đầu năm. Nợ phải trả gần gấp đôi so với số vốn chủ sở hữu công ty (vốn chủ sở hữu ghi nhận 12.807 tỷ đồng, giảm 6% so với đầu năm).

Đặc biệt, trong cơ cấu nợ phải trả, khoản "vay và trái phiếu phát hành ngắn hạn và dài hạn" ghi nhận hơn 15.841 tỷ đồng, chiếm gần 40% nguồn vốn.

Nửa đầu năm 2024, Công ty khoáng sản của Masan Group kinh doanh ra sao?
Nguồn: HNX.

Thực tế, những năm gần đây, Masan High-Tech Materials dồn dập phát hành trái phiếu với tổng giá trị huy động lên đến hàng nghìn tỷ đồng. Theo dữ liệu tại Cbonds.hnx, hiện doanh nghiệp còn lưu hành 4 lô trái phiếu gồm các mã MSRB2328003, MSRB2328001, MSRB2328002 và MSRB2124001 tổng giá trị là 2.500 tỷ đồng.

Tại ngày 30/6/2024, dư nợ trái phiếu/vốn chủ sở hữu của Masan High-Tech Materials đạt mức 0,72 lần, tương ứng dư nợ trái phiếu của công ty tính đến cuối tháng 6/2024 ở mức hơn 9.190 tỷ đồng.

Cùng với kinh doanh thua lỗ thảm hại, dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh tại Masan High-Tech Materials cũng kém tích cực và nợ vay cũng ở mức cao.

Cổ đông ngoại thoái vốn

Giữa bối cảnh kinh doanh khó khăn, cổ đông ngoại Mitsubishi Materials Corporation (Nhật Bản) mới đây đã bán ra toàn bộ gần 110 triệu cổ phiếu MSR, tương đương tỷ lệ sở hữu 10% cổ phần của Masan High-Tech Materials. Mục đích bán ra là để tái cơ cấu danh mục đầu tư. Giao dịch được thực hiện trong ngày 30/5.

Mitsubishi Materials Corp trở thành cổ đông lớn của Masan High-Tech Materials từ tháng 12/2020. Theo đó, Mitsubishi Materials Corporation đã mua gần 110 triệu cổ phần phổ thông phát hành mới theo phương thức chào bán riêng lẻ. Tổng giá trị tiền mặt là 90 triệu USD (hơn 2.000 tỷ đồng), trung bình mỗi cổ phiếu có giá 19.050 đồng.

Nửa đầu năm 2024, Công ty khoáng sản của Masan Group kinh doanh ra sao?

Dự án Núi Pháo.

Như vậy, sau hơn 3 năm làm cổ đông lớn, tập đoàn đến từ Nhật Bản đã chính thức thoái sạch vốn khỏi Masan High-Tech Materials. Trước khi bán ra cổ phiếu, Mitsubishi Materials Corporation đã công bố đạt Thỏa thuận khung về việc sẽ mua 100% H.C. Starck Holding (HCS) từ Masan High-Tech Materials.

HCS là công ty con thuộc sở hữu hoàn toàn của Masan High Tech Materials, là nhà sản xuất bột vonfram chất lượng cao. Masan High-Tech Materials đầu tư vào HCS năm 2020 với mục tiêu đưa công nghệ tinh chế và tái chế vonfram về Việt Nam để chuyển dịch sang mô hình kinh doanh tuần hoàn bền vững. Cùng năm 2020, Masan High-Tech Materials và Mitsubishi Materials Corporation đã ký kết hợp tác thiết lập liên minh chuỗi giá trị vonfram toàn cầu.

Tuy nhiên, do điều kiện pháp lý tại Việt Nam chưa sẵn sàng cho phép nhập khẩu phế liệu vonfram để Masan High-Tech Materials hiện thực hóa chiến lược tái chế tại Việt Nam, công ty dự kiến chuyển nhượng cổ phần HCS cho Mitsubishi Materials Corporation để tập trung vào vận hành các mảng kinh doanh trong nước. Thỏa thuận khung này đánh dấu bước tiến tiếp theo trong hợp tác kinh doanh giữa hai bên.

Lượng tiền thu được từ giao dịch dự kiến ​​sẽ giúp giảm nợ vay Masan High-Tech Materials. Giao dịch dự kiến ​​sẽ cải thiện lợi nhuận hợp nhất của Tập đoàn Masan và góp phần vào mục tiêu giảm Nợ ròng trên EBITDA về mức ≤ 3,5x, cũng như đánh dấu bước đi đầu tiên trên quá trình tái cơ cấu danh mục các mảng kinh doanh để tập trung vào phát triển mảng tiêu dùng bán lẻ cốt lõi.

Lê Thanh
Lê Thanh
ht414459@gmail.com
Bài liên quan
mtvh
Tin bài khác
Dịch vụ xe tự hành phục vụ bệnh nhân tại Mỹ

Dịch vụ xe tự hành phục vụ bệnh nhân tại Mỹ

Contra Costa Transportation Authority (CCTA) và May Mobility, một công ty chuyên về công nghệ lái xe tự động, đã ra mắt Presto, một dịch vụ xe tự hành chung cho người dân tại Martinez, California và các bệnh nhân của Trung tâm Y tế Khu vực Contra Costa (Bệnh viện Quận).
Nhận định chứng khoán ngày 19/9: Tiếp tục đà tăng, hướng về mốc 1.270 điểm

Nhận định chứng khoán ngày 19/9: Tiếp tục đà tăng, hướng về mốc 1.270 điểm

Sau phiên giao dịch sôi động và tích cực ngày 18/9, thị trường chứng khoán được kỳ vọng sẽ duy trì đà tăng trong phiên ngày 19/9. Dòng tiền chủ động tham gia, thanh khoản cải thiện cùng tín hiệu kỹ thuật khả quan cho thấy VN Index có thể chinh phục mốc 1.270 điểm.
Chạm đến trái tim, qua câu chuyện "Tình người không có hóa đơn"

Chạm đến trái tim, qua câu chuyện "Tình người không có hóa đơn"

Một câu chuyện có thật. Tại một thành phố ở Ấn Độ, vị thương gia mất cả ngày trời thương thảo với đối tác. Mệt mỏi, ông vào một nhà hàng sang trọng, tự thưởng cho mình bữa tối thịnh soạn.
Tử vi vòng quay công nghệ ngày 19/9/2024: Tuổi Dần dễ gặp rạn nứt, tuổi Hợi thuận lợi

Tử vi vòng quay công nghệ ngày 19/9/2024: Tuổi Dần dễ gặp rạn nứt, tuổi Hợi thuận lợi

Những bí ẩn của khoa học đời sống là "món ăn" tinh thần không thể thiếu trong cuộc sống của con người. Tử vi vòng quay công nghệ xem tử vi 12 con giáp ngày 19/9/2024 cho tất cả các tuổi nhằm dự đoán vận hạn về công danh, tiền bạc, tình duyên, sức khỏe...
Thị trường chứng khoán ngày 18/9: Thanh khoản tăng vọt, VN Index duy trì đà tăng

Thị trường chứng khoán ngày 18/9: Thanh khoản tăng vọt, VN Index duy trì đà tăng

Sau phiên tăng mạnh trước, thị trường chứng khoán ngày 18/9 đã khởi sắc ngay từ đầu phiên nhờ tâm lý nhà đầu tư được cải thiện. Thanh khoản thị trường cũng tăng vọt khi dòng tiền lớn ồ ạt nhập cuộc. Tuy nhiên, áp lực bán vào cuối phiên đã khiến đà tăng bị thu hẹp đáng kể.
MCredit - công ty tài chính tiêu dùng của ngân hàng MB đang kinh doanh ra sao?

MCredit - công ty tài chính tiêu dùng của ngân hàng MB đang kinh doanh ra sao?

Kết quả kinh doanh tại Công ty Tài chính TNHH MTV MB (MS Finance – MCredit) đang kém lạc quan. Đặc biệt, công ty mẹ ngân hàng MB cũng đang đối mặt với nợ xấu gia tăng, ghi nhận hơn 11.000 tỷ đồng.
Hơn 450 đơn vị hàng đầu ngành nước sẽ có mặt tại Vietwater 2024

Hơn 450 đơn vị hàng đầu ngành nước sẽ có mặt tại Vietwater 2024

Vietwater 2024 không chỉ quy tụ hơn 450 nhà triển lãm hàng đầu đến từ hơn 25 quốc gia và vùng lãnh thổ, mà còn thu hút hơn 10.000 khách tham quan thương mại chuyên ngành.
Doanh nghiệp công nghệ số hãy nhận lấy sứ mệnh dùng chuyển đổi AI để thay đổi Việt Nam

Doanh nghiệp công nghệ số hãy nhận lấy sứ mệnh dùng chuyển đổi AI để thay đổi Việt Nam

Các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam, nhất là các doanh nghiệp AI, phải nhận lấy sứ mệnh dùng chuyển đổi AI để thay đổi Việt Nam. Đầu tiên là chuyển đổi AI chính doanh nghiệp của mình trước. Rồi sau đấy mới là chuyển đổi AI các tổ chức khác, các lĩnh vực khác.
Không biết con người của bạn đáng giá bao nhiêu?

Không biết con người của bạn đáng giá bao nhiêu?

Có một thanh niên nọ luôn nghi hoặc bản thân, hay than vãn không hiểu vì sao mình mãi vẫn chưa giàu, lúc nào cũng rầu rĩ, cau có.
Quy định về quản lý nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Bộ của Ủy ban Dân tộc

Quy định về quản lý nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Bộ của Ủy ban Dân tộc

Ủy ban Dân tộc đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Thông tư quy định về quản lý nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Bộ của Ủy ban Dân tộc.