acecook

Phát triển đầu tư, thương mại, dịch vụ, tạo liên kết vùng cho doanh nghiệp

Sự kiện
31/03/2023 12:02
Đây là diễn đàn để các bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp trao đổi, thảo luận nhằm đưa ra những giải pháp cũng như tham mưu, đề xuất cơ chế, chính sách với Chính phủ để triển khai các chương trình, dự án đầu tư có ý nghĩa quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội của Vùng Đồng bằng sông Hồng.
aa

“Với Vùng đồng bằng sông Hồng, đây là địa bàn đặc biệt quan trọng về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại của đất nước với hạt nhân là Thủ đô Hà Nội; có vai trò là 1 trong 2 “đầu tàu” kinh tế, động lực phát triển hàng đầu của cả nước với 3 cực tăng trưởng là Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh” – Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải nhấn mạnh tại Hội thảo “Phát triển đầu tư, thương mại, dịch vụ, tạo liên kết vùng doanh nghiệp” diễn ra vào ngày 30/3 tại Thái Bình.

Đây là diễn đàn để các bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp trao đổi, thảo luận nhằm đưa ra những giải pháp cũng như tham mưu, đề xuất cơ chế, chính sách với Chính phủ để triển khai các chương trình, dự án đầu tư có ý nghĩa quan trọng đối với phát triển kinh tế – xã hội của vùng Đồng bằng sông Hồng.

phat trien dau tu thuong mai dich vu tao lien ket vung cho doanh nghiep
Ban điều hành hội thảo. ảnh: Bộ Công thương

Phát biểu khai mạc hội thảo, Thứ trưởng Bộ Công thương Đỗ Thắng Hải cho biết, phát triển liên kết vùng là một chủ trương xuyên suốt, nhất quán của Đảng và Nhà nước ta trong quá trình phát triển nhằm khai thác, phát huy cao nhất các tiềm năng, lợi thế của các vùng và các địa phương trong cả nước để phục vụ phát triển kinh tế – xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân.

Đặc biệt, Nghị quyết Đại hội Đảng XIII đã xác định “phát triển đồng bộ và tạo ra sự liên kết giữa các khu vực, các vùng”. Đồng thời, định hướng phát triển các vùng theo hướng: “Khai thác tốt hơn và phát huy tốt nhất các lợi thế của mỗi vùng về kết cấu hạ tầng, điều kiện tự nhiên, vị trí địa kinh tế – chính trị, nguồn nhân lực và tăng cường tính liên kết nội vùng và liên vùng để tham gia vào các chuỗi giá trị toàn cầu, tạo không gian phát triển mới,…”.

“Với vùng Đồng bằng sông Hồng, đây là địa bàn đặc biệt quan trọng về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại của đất nước với hạt nhân là Thủ đô Hà Nội; có vai trò là 1 trong 2 “đầu tàu” kinh tế, động lực phát triển hàng đầu của cả nước với 3 cực tăng trưởng là Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh” – Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải nhấn mạnh.

Trong những năm qua một số địa phương trong vùng Đồng bằng sông Hồng đã có sự phát triển bứt phá, trở thành điểm sáng trong vùng và cả nước (điển hình là Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Hải Dương, Hưng Yên,…). Hạ tầng thương mại phát triển khá với sự gia tăng nhanh của các loại hình thương mại hiện đại như thương mại điện tử, các siêu thị, trung tâm thương mại, dịch vụ, góp phần làm thay đổi diện mạo ngành thương mại của vùng và cả nước.

Tăng trưởng kinh tế bình quân của vùng giai đoạn 2005-2020 đạt 7,94%/năm, cao hơn mức bình quân cả nước và chiếm 29,4% GDP cả nước; thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) chiếm 31,4% tổng vốn FDI cả nước. Cơ cấu kinh tế của vùng chuyển dịch tương đối nhanh theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp – xây dựng, dịch vụ (năm 2020 lần lượt là 40,62% và 40,64%); các ngành công nghiệp mũi nhọn phát triển theo hướng hiện đại.

Tuy nhiên, bên cạnh những mặt thuận lợi, Thứ trưởng cũng chỉ ra những hạn chế như: Các công trình, dự án liên kết vùng mới tập trung ở các dự án hạ tầng do ngân sách từ Trung ương đầu tư. Các hoạt động liên kết, hợp tác giữa các địa phương còn chưa rõ nét và chưa được triển khai đẩy mạnh và chưa có cơ chế chính thức về liên kết vùng riêng; không gian và địa bàn liên kết còn mang tính tự phát giữa một số địa phương. Đặc biệt các vấn đề, nội dung liên quan đến liên kết ngoại vùng hầu như chưa có.

Theo ông Đỗ Thắng Hải, thực tiễn cho thấy sự cần thiết của việc tập trung thu hút đầu tư phát triển mạng lưới logistics, chợ đầu mối, các trung tâm trung chuyển và kho vận hiện đại, thông minh gắn với các cảng biển, cảng hàng không và cửa khẩu ở Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh để phát huy tối đa lợi thế vùng, thúc đẩy giao thương nội và liên vùng, quốc tế; tận dụng tối đa các cơ hội của các hiệp định thương mại tự do để thu hút đầu tư.

Tại Hội thảo, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho rằng, vùng Đồng bằng sông Hồng có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng về chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, môi trường, quốc phòng, an ninh và đối ngoại của cả nước, là nơi lưu giữ nhiều giá trị văn hoá, lịch sử đặc sắc của dân tộc. Là vùng động lực phát triển hàng đầu, có vai trò định hướng, dẫn dắt quá trình cơ cấu lại nền kinh tế và chuyển đổi mô hình tăng trưởng của cả nước.

Trong giai đoạn vừa qua, vùng đã đạt được nhiều kết quả quan trọng: kinh tế vùng tăng trưởng bình quân giai đoạn 2005 – 2022 đạt 8,93%/năm, cao hơn mức bình quân cả nước; quy mô kinh tế tăng nhanh, năm 2022 đạt 2,89 triệu tỷ đồng, chiếm 30,4% GDP cả nước; GRDP bình quân đầu người đạt 123,4 triệu đồng/năm, gấp 1,3 lần bình quân cả nước. Thu hút đầu tư trong và ngoài nước tăng mạnh.

Tuy nhiên, theo Bộ trưởng, vùng chưa tận dụng hết tiềm năng, lợi thế để tạo động lực cho phát triển; Chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm; thu ngân sách nhà nước còn dựa nhiều vào khai thác quỹ đất; công tác quy hoạch và triển khai thực hiện các quy hoạch còn chậm; phát triển không đồng đều giữa các tiểu vùng và giữa các địa phương trong vùng; liên kết, hợp tác giữa các địa phương trong vùng chưa chặt chẽ, hiệu quả thấp.

Đứng trước các khó khăn, thách thức nêu trên, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết, để phát huy hết tiềm năng, lợi thế của vùng cũng như từng địa phương trong vùng, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 30 về phát triển vùng với định hướng trọng tâm là xây dựng thể chế liên kết vùng đủ mạnh, thiết thực, hiệu quả tăng cường liên kết nội vùng, liên vùng; phát huy vai trò và khai thác hiệu quả các hành lang, vành đai kinh tế, cực tăng trưởng, trung tâm kinh tế, hệ thống đô thị để tạo đột phá phát triển vùng; đảm bảo hiệu quả điều phối, liên kết phát triển vùng và thí điểm một số mô hình, cơ chế, chính sách mới cho vùng.

Chia sẻ ý kiến tại Hội thảo, PGS.TS. Nguyễn Hồng Sơn – Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương cho rằng, vùng Đồng bằng sông Hồng là địa bàn chiến lược quan trọng bậc nhất của cả nước về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trường, quốc phòng, an ninh và đối ngoại của cả nước. Do vậy, việc xác định rõ cơ hội và thách thức đối với phát triển vùng có ý nghĩa rất quan trọng trong việc hoạch định và triển khai thực hiện hiệu quả các chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước về phát triển vùng.

Trước bối cảnh trong nước và quốc tế có nhiều cơ hội, trong đó Khu vực châu Á – Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương tiếp tục là khu vực phát triển năng động của thế giới và là tâm điểm của các liên kết kinh tế quốc tế; nền kinh tế thế giới đang phát triển theo hướng xanh, sáng tạo, bền vững và bao trùm. Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang diễn ra mạnh mẽ. Vị thế và uy tín quốc tế của Việt Nam đang ngày càng được nâng cao, mức độ hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng.

Tuy nhiên, bên cạnh đó, kinh tế Việt Nam vẫn còn tồn tại nhiều khó khăn, thách thức, những xu hướng phát triển mới của thế giới đặt ra yêu cầu mới về thay đổi thể chế, chính sách để bắt nhịp thời đại.

Về tiềm năng, lợi thế của vùng Đồng bằng sông Hồng, là địa bàn chiến lược quan trọng nhất của cả nước về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trường, quốc phòng, an ninh, đối ngoại; vùng có hạ tầng kinh tế – xã hội tương đối đầy đủ, hệ thống đô thị phát triển nhanh, mạng lưới giao thông tốt nhất cả nước; vị trí địa lý thuận lợi, khả năng liên kết tốt với các tỉnh lân cận, quốc tế.

Bên cạnh những tiềm năng, lợi thế, vai trò dẫn đầu của vùng cho phát triển cũng đặt ra những thách thức đối trong bối cảnh sự phát triển của vùng còn nhiều hạn chế như quy mô kinh tế còn nhỏ; năng suất, chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế còn thấp, tham gia chưa sâu vào các chuỗi liên kết khu vực và toàn cầu.

Duyên Nguyễn

mca
Tin bài khác
Kịp thời tháo gỡ các điểm nghẽn để phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số

Kịp thời tháo gỡ các điểm nghẽn để phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng yêu cầu các Bộ ngành liên quan trước ngày 31/7/2025 hoàn thành nhiệm vụ rà soát các quy định pháp luật để tháo gỡ kịp thời các điểm nghẽn phục vụ phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.
Trưng bày chuyên đề

Trưng bày chuyên đề 'Bút sắc, lòng son'

Sáng 16/7, Ban Quản lý Di tích Nhà tù Hỏa Lò khai mạc trưng bày chuyên đề "Bút sắc, lòng son". Sự kiện được tổ chức nhân kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947-27/7/2025) và hướng tới chào mừng 80 năm Cách mạng Tháng Tám thành công (19/8/1945-19/8/2025) và Quốc khánh nước CHXHCN Việt Nam (2/9/1945-2/9/2025).
Diễn đàn Sản xuất Thông minh Việt Nam 2025: Chuyển đổi số thành công bắt đầu từ tư duy và chiến lược đúng

Diễn đàn Sản xuất Thông minh Việt Nam 2025: Chuyển đổi số thành công bắt đầu từ tư duy và chiến lược đúng

Với trọng tâm vào sản xuất thông minh, phát triển hệ sinh thái bán dẫn và tăng trưởng bền vững, Diễn đàn hứa hẹn mở ra cơ hội hợp tác, kết nối và bứt phá cho ngành công nghiệp Việt Nam trong kỷ nguyên số.
Tử vi vòng quay công nghệ ngày 17/7/2025: Tuổi Hợi đối mặt với áp lực, tuổi Tý quý nhân phù trợ

Tử vi vòng quay công nghệ ngày 17/7/2025: Tuổi Hợi đối mặt với áp lực, tuổi Tý quý nhân phù trợ

Những bí ẩn của khoa học đời sống là "món ăn" tinh thần không thể thiếu trong cuộc sống của con người. Tử vi vòng quay công nghệ xem tử vi 12 con giáp ngày 17/7/2025 cho tất cả các tuổi nhằm dự đoán vận hạn về công danh, tiền bạc, tình duyên, sức khỏe...
Thị trường chứng khoán ngày 16/7: Chứng khoán, bất động sản dẫn sóng, VN Index bật tăng hơn 14 điểm

Thị trường chứng khoán ngày 16/7: Chứng khoán, bất động sản dẫn sóng, VN Index bật tăng hơn 14 điểm

Dòng tiền tiếp tục duy trì ổn định với thanh khoản gần 33 nghìn tỷ đồng, trong khi nhóm chứng khoán và bất động sản tiếp tục đóng vai trò dẫn dắt thị trường. Sự trở lại của khối ngoại với lực mua ròng gần 240 tỷ đồng càng củng cố thêm niềm tin cho nhà đầu tư về triển vọng hồi phục của thị trường trong ngắn hạn.
Áp dụng tối ưu tuyến tính với biến nguyên để tính toán kích cỡ dây dẫn của mạng phân phối có xét ảnh hưởng của giá điện

Áp dụng tối ưu tuyến tính với biến nguyên để tính toán kích cỡ dây dẫn của mạng phân phối có xét ảnh hưởng của giá điện

Nghiên cứu này giới thiệu một phương pháp dựa trên mô hình tối ưu tuyến tính với biến số nguyên nhằm tối ưu hóa kích cỡ dây dẫn trong hệ thống điện phân phối.
Việt Nam cần mô hình tăng trưởng mới: Dựa vào trí tuệ thay vì tài nguyên

Việt Nam cần mô hình tăng trưởng mới: Dựa vào trí tuệ thay vì tài nguyên

Việt Nam đang bước vào giai đoạn bản lề của Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2021 -2030 và chuẩn bị tổng kết 40 năm Đổi mới. Trong bối cảnh đó, việc xác lập mô hình tăng trưởng mới được xem là nhiệm vụ chính trị cấp thiết, nhằm hiện thực hóa mục tiêu phát triển nhanh, bền vững và trở thành nước phát triển vào năm 2045.
Báo điện tử Dân trí sẵn sàng cho một giai đoạn phát triển mới

Báo điện tử Dân trí sẵn sàng cho một giai đoạn phát triển mới

Chiều 15/7, báo Dân trí long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 20 năm ngày thành lập Báo điện tử Dân trí.
Tiết kiệm năng lượng là “nền móng” cho Net Zero 2050

Tiết kiệm năng lượng là “nền móng” cho Net Zero 2050

Không chỉ là lời hứa tại COP26, hành trình trung hòa carbon vào năm 2050 của Việt Nam đang định hình rõ rệt bằng những chính sách chiến lược, chương trình hành động cụ thể và sự đồng thuận sâu rộng trong xã hội. Từ mục tiêu Net Zero, đến chương trình VNEEP và chính sách tiết kiệm năng lượng, mỗi bước tiến đang mở ra cánh cửa dẫn tới một tương lai xanh, bền vững và đầy nhân văn.
Nhận định phiên giao dịch ngày 16/7: Canh nhịp chỉnh để cơ cấu?

Nhận định phiên giao dịch ngày 16/7: Canh nhịp chỉnh để cơ cấu?

VN Index đang cho thấy dấu hiệu "quá đà" khi vượt quá xa dải Bollinger và đường MA20. Biểu đồ tâm lý cũng đã tiến vào vùng “hưng phấn – bất chấp”, một vùng thường đi kèm với rủi ro điều chỉnh kỹ thuật. Trong bối cảnh đó, chiến lược giao dịch khôn ngoan là hạ tỷ trọng margin, canh chốt lời và cơ cấu lại danh mục một cách chọn lọc.
Quảng cáo
moxa