timtos

Sử dụng UAV trong xung đột quân sự hiện đại

Kỹ thuật điều khiển
15/11/2023 11:17
Bài viết cung cấp góc nhìn tổng quan (mang tính cập nhật) về vai trò của UAV trong chiến tranh hiện đại dựa trên những bằng chứng mới nhất trong xung đột quân sự đang diễn ra.
aa

Bài viết cung cấp góc nhìn tổng quan (mang tính cập nhật) về vai trò của UAV trong chiến tranh hiện đại dựa trên những bằng chứng mới nhất trong xung đột quân sự đang diễn ra.

• Các phương pháp bảo đảm an ninh thông tin “tọa độ-thời gian” của UAV
• Phương tiện bay không người lái trong thực tế xung đột quân sự hiện nay

Hiện nay, chúng ta hàng ngày đều được nghe, xem các thông tin, có thể trực tiếp chứng kiến hoặc tham gia vào cuộc xung đột quân sự hiện đại. Trong xung đột quân sự ngày nay, các lực lượng tác chiến của các bên đều tích cực sử dụng nhiều loại UAV cho nhiều mục đích khác nhau dẫn đến tăng số lượng, quy mô, tính chất đa dạng của UAV. UAV, có thể nói rằng, đó là những chiến binh chăm chỉ của chiến tranh hiện đại: thực hiện trinh sát; điều chỉnh hỏa lực pháo binh; mang theo chất nổ và thậm chí cả tên lửa dẫn đường để hoặc tự sát tiêu diệt mục tiêu hoặc thả chất nổ và bắn tên lửa.

Cho đến những năm gần đây, phần lớn các chuyên gia quân sự đều coi UAV chưa phải là một điều gì đó nghiêm trọng. Vai trò của UAV cuối cùng chỉ là làm việc trong một khu vực cần trinh sát để thu thập thông tin phục vụ cho một kế hoạch nhất định, dẫn đến nghiên cứu phát triển hoặc mua sắm hàng loạt đã không được lên kế hoạch.

Nhớ lại một sự thật nổi tiếng trong lịch sử: vào buổi bình minh của ngành hàng không, không một quân đội nào nghiêm túc coi máy bay nói chung và UAV nói riêng là một phương tiện chiến đấu nhằm giành ưu thế trên không hoặc là một loại phương tiến vận chuyển đạn dược và nhiều vật chất quân dụng khác đến một địa điểm cụ thể một cách chính xác. Máy bay chỉ được coi và có mỗi nhiệm vụ chính là loại phương tiện trinh sát tiền tuyến. Các giá đỡ trên máy bay làm nảy sinh biến chúng thành các phương tiện mạnh có tốc độ cao, ngày càng được trang bị đầy đủ và lịch sử hàng không nhận ra rằng, việc sử dụng ồ ạt cùng lúc nhiều máy bay để tấn công ném bom, tấn công tên lửa, … đã làm thay đổi căn bản về ý tưởng chiến tranh hiện đại – hàng không đã trở nên có tầm quan trọng quyết định chiến trường. Một điều tương tự như vậy cũng có thể nói cho UAV (tuy nhiên, hơi khác một chút, nhưng rất nhỏ không đáng kể). Năm 1912, Tập đoàn Sperry đã giới thiệu hệ thống lái tự động đầu tiên sử dụng con quay hồi chuyển, một dụng cụ công nghệ cung cấp khả năng điều hướng bay một cách tự động và sự ổn định “Roll”. Những năm 1930 của thế kỷ 20, hệ thống lái tự động đã được lắp trên máy bay dân dụng, còn vào năm 1947 thì máy bay C-54 của không lực Hoa Kỳ đã thực hiện một chuyến bay (gồm cả cất-hạ cánh) xuyên Đại Tây Dương dưới sự điều khiển của hệ thống lái tự động.

Năm 1930 thế kỷ 20, nhà khoa học người Nga P. A. Molchanov và cơ sở nghiên cứu của ông đã thực hiện việc “phóng lên trời” một thiết bị thăm dò vô tuyến đầu tiên trên thế giới – một khinh khí cầu không người lái có gắn máy phát vô tuyến, giúp đưa khinh khí cầu thực hiện chuyến bay độc lập và nhận dữ liệu mà không cần quay trở lại mặt đất. Các cảm biến được gắn lên các quả bóng bay để theo dõi trạng thái của khí quyển. Khinh khí cầu hoạt động ở độ cao khoảng 8km. Ngày nay, khinh khí cầu thời tiết được sử dụng để nghiên cứu bầu khí quyển trên độ cao lên tới 40km và hơn nữa. Cũng lưu ý rằng, khinh khí cầu không người lái được coi là một trong những lý do chính dẫn đến việc “được gọi là nhìn thấy” UFO. Thuật ngữ “Drone” được đưa ra lần đầu tiên và sử dụng bởi Delmar Farney – người đứng đầu dự án máy bay điều khiển bằng sóng vô tuyến của Hải quân Hoa Kỳ vào năm 1936 của thế kỷ 20. Việc sử dụng thuật ngữ này sớm có vấn đề không ổn và chỉ được coi như là một sự thay thế cho thuật ngữ “UAV”. Trong thế chiến thứ hai, các Drone trở thành một loại vũ khí của tất cả các bên tham chiến. Có thể kể ra: máy bay ném bom tấn công không người lái – Interstate TDR-1 của quân đội Hoa kỳ; máy bay tên lửa V-1 và tên lửa đạn đạo V-2 của Đức. Đây là những biểu tượng của Drones giữa thập niên 40 của thế kỷ 20. Sau thế chiến hai, các dự án TDR-1 và V-1 hầu như bị loại bỏ, còn công nghệ ở V-2 thì trở thành nền tảng cho chương trình không gian của Hoa Kỳ.

Trong nửa sau của thế kỷ 20, khi không còn các cuộc chiến tranh nóng giữa các cường quốc thì các loại máy bay quân sự không người lái vẫn tiếp tục được nghiên cứu phát triển. Đến đầu những năm 80 của thế kỷ 20, Liên Xô trở thành một nước dẫn đầu trong lĩnh vực này. Các loại máy máy TU-143 Flight và Tu-141 Strizh được coi là các máy bay không người lái có nhiều trang thiết bị nhất trong giai đoạn này. Tu-143 được thiết kế để tiến hành trinh sát ở khu vực tiền tuyến, cũng như để theo dõi độ bức xạ dọc các tuyến đường. Khi kết thúc chuyến bay, nó quay vòng trở lại căn cứ để hạ cánh bằng hệ thống dù và thiết bị hạ cánh. Trong những năm 1970-1980 của thế kỷ 20, đã có 950 đơn vị UAV được chế tạo, một số trong chúng hiện nay vẫn đang được khai thác. Tu-141 Strizh chế tạo để thực hiện nhiệm vụ trinh sát ở tốc độ siêu âm. UAV Tu-141 được trang bị thiết bị trinh sát ảnh và hồng ngoại, giúp nó có thể hoạt động tốt trong mọi điều kiện thời tiết và trong bất kỳ lúc nào trong ngày. Tu-141 được không quân Liên Xô sử dụng từ năm 1979 đến năm 1989. Năm 1996, Drone Predator được đưa vào phục vụ trong quân đội Hoa Kỳ. Loại Drone này vẫn được khai thác cho đến nay trong các nhiệm vụ trinh sát và tiêu diệt mục tiêu của đối phương [1].

Trong các cuộc xung đột vũ trang hiện đại, việc sử dụng ồ ạt UAV đôi khi có thể dẫn đến thay đổi cục diện một trận chiến hoặc thậm chí cục diện mặt trận. Các cuộc tấn công lớn của bầy đàn UAV cảm tử “kamikaze”, như thực tế đã chứng minh, có khả năng vô hiệu hóa hoặc thậm chí tiêu diệt sân bay của đối phương. Mặt khác, cũng phải thấy tính kinh tế khi so sánh giá thành của một UAV cảm tử kamikaze tự chế với giá của một máy bay hiện đại có người lái khi nó bị UAV kamikaze tiêu diệt.

Các Drone được sử dụng tích cực để hỗ trợ pháo binh và bộ binh. Một công việc, mà trước đây là do máy bay có người lái thực hiện, lẽ tất nhiên là tiềm ẩn rủi ro cao hơn rất nhiều so với sử dụng Drone và thực tế, ngoài rủi ro cao thì còn là hiệu quả cũng không cao.

Theo Bộ Quốc phòng Liên Bang Nga, tại thời điểm bắt đầu chiến dịch quân sự đặc biệt, quân đội Ukraine có 36 UAV trong bảng cân đôi kế toán, nhưng thực tế chỉ ra rằng, tính đến 17/10/2022 đã có 2.256 UAV của Ukraine bị phá hủy kể từ ngày 24/2/2022 [2].

Để rõ ràng hơn, bài viết đưa ra các loại UAV trong chiến dịch quân sự đặc biệt được Ukraine sử dụng:

  • Bayraktar TB2, dùng để trinh sát và tấn công mục tiêu;
  • Puma, dùng để trinh sát từ trên không với thời gian trên không là 3 tiếng;
  • Quantix Recon, dùng để trinh sát từ trên không với thời gian 45 phút;
  • Switchblade, loại UAV cảm tử để tiêu diệt xe thiết giáp với bán kinh hoạt động 10km hoặc 20km;
  • MQ-9 Reaper, dùng để tấn công với thời gian trên không là 24 tiếng;
  • Mắt ruồi;
  • H10 Poseidon II;
  • Furia và Leleka-100 (được Ukraine chế tạo trong nước).

    su dung uav trong xung dot quan su hien dai
    DJI Matrice 300 multicopters được trang bị cho cho quân nhân Ukraine vào tháng 8/2022. Ảnh: Mykhailo Fedorov

Trong chiến dịch quân sự đặc biệt, quân đội Nga sử dụng các loại UAV:

  • Orlan-10, bay bằng động cơ xăng và dùng để trinh sát;
  • Aileron, bay bằng điện ắc quy, dùng để trinh sát;
  • CUB-BLA, loại kamikaze;
  • Lancet, UAV kamikaze;
  • Pacer, dùng để tấn công với thời gian trên không là 24 tiếng;
  • Forport-R, dùng để tấn công;
  • Geranium-2, UAV cảm tử.

su dung uav trong xung dot quan su hien dai
UAV Lancet được tập đoàn Zala Aero thuộc hãng Kalashnikov của Nga phát triển dựa trên đạn tuần kích KUB-BLA và ra mắt năm 2019. UAV này được lực lượng Nga triển khai trong chiến dịch tại Ukraine, liên tục được Nga cải tiến, trở thành một trong những vũ khí đáng sợ nhất với quân đội Ukraine Ảnh: RIA Novosti

Cũng cần lưu ý rằng, vì lợi ích trong các nhiệm vụ trinh sát của cả hai bên trong xung đột quân sự, nên các loại Drone DJI dân sự cũng được huy động vào cuộc chiến, kể các các loại tự chế có cấu trúc tương tự UAV.

Do cấu trúc và kết cấu của một số loại UAV khá đơn giản, nên có cái gọi là công ty nhỏ chuyên chế tạo UAV. Hiện nay, có một số công ty nhỏ nhưng khá có tiếng, như: DJI (Trung Quốc); Parrot (Pháp); UVify-Autel Robotics (Mỹ); Yuneec, Power Vision, Hubsan, Walkera (Trung Quốc).

Các đặc tính kỹ thuật tóm tắt cho các Drone nêu trên dùng để trinh sát từ trên không:

Autel EVO II có thời gian trên không đến 40 phút, quãng đường đến 9km; Hubsan Zino 2 có thời gian trên không đến 40 phút và quãng đường bay đến 8km; FIMI X8 SE 2020 có thời gian trên không đến 35 phút và quãng đường bay đến 8km; DJI mavic Air 2 có thời gian trên không đến 34 km và quãng đường bay đến 10km; DJI Mavic 2 có thời gian bay đến 31 phút và quãng đường bay đến 10km; DJI Mini 2 có thời gian trên không đến 31 phút và quãng đường bay đến 10km; DJI Phantom 4 Pro V2.0 có thời gian trên không đến 30 phút và quãng đường bay đến 10km; Autel Robotics EVO có thời gian trên không đến 30 phút và quãng đường bay đến 7km; DJI mavic Pro (Platinum) có thời gian trên không 27/30 phút (Pro.Pro Platinum) và quãng đường bay đến 7km; DJI Inspire 2 có thời gian trên không đến 27 phút và quãng đường bay đến 7km.

Hiện tại, có tính đến nhu cầu của cả quân đội và các dịch vụ dân sự, tại Nga đang có sự phát triển rất năng động của các tập đoàn theo hướng là hệ sinh thái hiện đại để sản xuất; bảo trì và bán UAV (cả sử dụng trong nước và xuất khẩu).

Hướng chính của sự phát triển tại Nga là chế tạo các loại UAV do tự thiết kế và thực hiện sửa chữa, sửa đổi và hiện đại hóa các UAV đã nhập khẩu và đang sử dụng, cũng như đi kèm là đào tạo kỹ thuật viên sử dụng-bảo trì, nguời và tổ chức quản lý khai thác UAV quân sự cũng như dân sự. Tại Khoa Vật lý của MGU đã có một nhóm, gọi là Bộ môn MES hoạt động trong nhiều năm gần đây với nhiệm vụ Phát triển công nghệ, cũng như tạo ra và triển khai các sản phẩm công nghệ cao mới. Các nhân sự của MES đều tốt nghiệp từ Khoa Vật lý của MGU và là các Nhà Khoa học trẻ đam mê lĩnh vực công nghệ cao cho ra được các sản phẩm phần cứng và phần mềm khá thú vị. Hướng phát triển nữa là Nghiên cứu phát triển các hệ thống robot di động với các khối thị giác máy, các nền tảng hợp tác để thực hiện các nhiệm vụ công nghệ và giáo dục, cũng như giải quyết cơ sở hạ tầng dựa trên UAV.

Trong một bài viết về định hướng phát triển UAV tại Nga của tác giả Natalya Prosvirina, tác giả đã lưu ý đến những xu hướng chính trong việc phát triển công nghệ UAV.

Sự phát triển nhanh chóng về công nghệ UAV trên thế giới, cũng như nhu cầu ngày càng tăng về công nghệ UAV trong lĩnh vực dân dụng và thương mại trên thế giới và Nga, đòi hỏi phải nghiên cứu bổ xung về khả năng sử dụng kép của UAV trong các lĩnh vực khác nhau. Xu hướng phát triển và hoàn thiện kỹ thuật hàng không không người lái có liên quan chặt chẽ với: việc tiếp tục quá trình tái cơ cấu ngành công nghiệp; sự ưu tiên của quốc gia về phát triển khoa học công nghệ; và thị trường trên thế giới. Điều kiện tiên quyết của những thay đổi này – sự toàn cầu hóa nền kinh tế; các quá trình sáp nhập và mối quan hệ lẫn nhau trong ngành; sự phát triển công nghệ thông tin [3].

Kết luận

Hiện nay, các UAV đã chứng tỏ rằng, chúng là một loại phương tiện tấn công và trinh sát rất tin cậy trong các cuộc xung đột quân sự, chúng gây thiệt hại đáng kể cho đối phương với rủi ro là tối thiểu cho quân nhân. Vì vậy, UAV cần được phát triển toàn diện và cần có chính sách khuyến khích để mọi thành phần kỹ thuật trong xã hội tham gia vào lĩnh vực công nghệ đầy triển vọng này.

Tài liệu tham khảo

[1]. БПЛА: Дайджест по робототехнике. Текст: электронный//Центр технологий компо-нентов робототехники и мехатроники: [-сайт]. URL: https://robotics.innopolis.univer-sity/wp-content/uploads/2021/02/Digest-Robotics-2.pdf (дата обращения: 23.10.2022).

[2]. 1. Редакция, «ФедералПресс»/Денис Короб-ейников Какие беспилотники используют армии России и Украины/«ФедералПресс»/Редак-ция. Текст: электронный//Федера-лПресс: [сайт]. URL: https://fedpress.ru/art-icle/3119779 (дата обращения: 21.12.2022).

[3]. Просвирина, Н.В. Анализ и перспективы развития беспилотных летательных аппаратов/Н.В. Просвирина.Текст: непосредственный//ЖУРНАЛ Московский экономический журн-ал. 2021. № 10.С. 560–57

Nguyễn Tiến Dũng
Bauman Moscow State Technical University

Tin bài khác
10 thành tựu ấn tượng của Agribank năm 2024

10 thành tựu ấn tượng của Agribank năm 2024

Năm 2024, mặc dù gặp rất nhiều khó khăn, thách thức, Agribank vẫn duy trì hoạt động kinh doanh ổn định và phát triển, hỗ trợ có hiệu quả để người dân, doanh nghiệp vượt qua khó khăn, khôi phục sản xuất, góp phần tích cực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và giữ ổn định hệ thống tài chính, tiền tệ, tiếp tục khẳng định vị thế NHTM hàng đầu, có tầm quan trọng lớn trong hệ thống với nhiều thành tựu, đóng góp nổi bật.
Những điện thoại độc, lạ được ra mắt tại CES 2025

Những điện thoại độc, lạ được ra mắt tại CES 2025

Triển lãm CES năm nay tiếp tục chứng kiến sự xuất hiện của nhiều mẫu điện thoại độc và lạ, cả về kiểu dáng lẫn tính năng. Dưới đây là một vài sản phẩm như vậy.
Bộ Công Thương ban hành kế hoạch phát triển công nghiệp bán dẫn

Bộ Công Thương ban hành kế hoạch phát triển công nghiệp bán dẫn

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã ký Quyết định số 152/QĐ-BCT để thực hiện chiến lược phát triển công nghiệp bán dẫn Việt Nam đến năm 2030 và tầm nhìn năm 2050.
Chiếc cốc vại của người Hà Nội

Chiếc cốc vại của người Hà Nội

Văn hóa giải trí là “món ăn” tinh thần không thể thiếu, mang đến sự thư giãn và cảm hứng cho mọi người. Đặc biệt, trong lĩnh vực khoa học, công nghệ - Nơi thường gắn với sự khô khan của máy móc và thiết bị, văn hóa giải trí chính là luồng gió mát, làm mềm mại những điều tưởng chừng khô cứng. Với bài viết "Chiếc cốc vại của người Hà Nội", Tạp chí Tự động hóa Ngày nay hy vọng sẽ mang đến câu chuyện thú vị tới bạn đọc.
Lọc hóa dầu Bình Sơn niêm yết cổ phiếu trên HOSE: Bước trưởng thành trong tiến trình phát triển bền vững

Lọc hóa dầu Bình Sơn niêm yết cổ phiếu trên HOSE: Bước trưởng thành trong tiến trình phát triển bền vững

Ngày 17/1/2025, Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM (HOSE) tổ chức Lễ trao quyết định niêm yết cho Công ty Cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn (Mã chứng khoán: BSR) và đưa vào giao dịch chính thức 3,1 tỷ cổ phiếu BSR trên HOSE với giá tham chiếu trong ngày giao dịch đầu tiên là 21.300 đồng/cổ phiếu, biên độ dao động giá là ±20%.
Thị trường chứng khoán ngày 17/1: Nhóm dầu khí và ngân hàng bứt phá

Thị trường chứng khoán ngày 17/1: Nhóm dầu khí và ngân hàng bứt phá

VN Index tiếp tục kéo dài chuỗi phục hồi ấn tượng khi chỉ số áp sát mốc 1.250 điểm, kết thúc ngày ở mức cao nhất. Mặc dù dòng tiền vẫn thận trọng và khối ngoại tiếp tục bán ròng, nhưng sự dẫn dắt của nhóm cổ phiếu ngân hàng và dầu khí vẫn giúp thị trường ghi nhận sắc xanh tích cực.
Tử vi vòng quay công nghệ ngày 18/1/2025: Tuổi Tỵ may mắn, tuổi Ngọ vướng vào mâu thuẫn

Tử vi vòng quay công nghệ ngày 18/1/2025: Tuổi Tỵ may mắn, tuổi Ngọ vướng vào mâu thuẫn

Những bí ẩn của khoa học đời sống là "món ăn" tinh thần không thể thiếu trong cuộc sống của con người. Tử vi vòng quay công nghệ xem tử vi 12 con giáp ngày 18/2025 cho tất cả các tuổi nhằm dự đoán vận hạn về công danh, tiền bạc, tình duyên, sức khỏe...
Chuyên gia công nghệ nêu giải pháp tránh rủi ro trong thanh toán không dùng tiền mặt

Chuyên gia công nghệ nêu giải pháp tránh rủi ro trong thanh toán không dùng tiền mặt

Theo chuyên gia công nghệ Đinh Hồng Sơn - Tổng giám đốc Tinhvan Consulting, để giảm thiểu những rủi ro liên quan đến thanh toán tiền mặt, các tổ chức tài chính và nhà cung cấp dịch vụ thanh toán cần đầu tư vào công nghệ bảo mật, như mã hóa dữ liệu, xác thực đa yếu tố và xây dựng hệ thống phòng chống tấn công mạng. Người dùng cũng nên thường xuyên thay đổi mật khẩu và cảnh giác trước các đường dẫn hoặc Email có dấu hiệu lừa đảo.
Đơn giản hóa ngành công nghiệp quy trình bằng các luồng kỹ thuật số

Đơn giản hóa ngành công nghiệp quy trình bằng các luồng kỹ thuật số

Các luồng kỹ thuật số cung cấp cách tiếp cận toàn diện để theo dõi mọi yếu tố trong sản xuất quy trình.
Nhận định phiên giao dịch ngày 17/1: Kỳ vọng tiến gần mốc 1.250 điểm

Nhận định phiên giao dịch ngày 17/1: Kỳ vọng tiến gần mốc 1.250 điểm

Thị trường chứng khoán ngày 17/1 được dự báo sẽ tiếp nối đà phục hồi khi VN Index duy trì trên mốc 1.240 điểm sau phiên đáo hạn phái sinh. Dù vậy, áp lực từ khối ngoại bán ròng mạnh và dòng tiền thận trọng trước kỳ nghỉ Tết Nguyên đán có thể khiến thị trường dao động trong biên độ hẹp.