acecook

Tái định hình đóng gói: Tự động hóa đang thay đổi hoàn toàn dây chuyền sản xuất như thế nào?

Tự động hóa công nghiệp
13/06/2025 05:15
Khi ngành sản xuất toàn cầu chịu áp lực ngày càng lớn từ tình trạng thiếu lao động, yêu cầu về phát triển bền vững và kiểm soát chất lượng khắt khe hơn, khâu đóng gói đang nổi lên như một trọng điểm trong chiến lược tự động hóa - đặc biệt tại các lĩnh vực sản xuất quy mô lớn như chế biến gỗ.
aa
Top 5 ứng dụng của robot giúp nâng cấp quy trình đóng gói thực phẩm Máy đóng gói tự động hoàn chỉnh bằng robot và hệ thống nhận diện cải thiện năng suất
Tái định hình đóng gói: Tự động hóa đang thay đổi hoàn toàn dây chuyền sản xuất như thế nào?
Ảnh minh họa

Từng chỉ được xem là công đoạn cuối cùng của dây chuyền sản xuất, đóng gói nay đòi hỏi phải được đồng bộ hóa về tốc độ, nhân lực, xử lý vật liệu và giảm thiểu lỗi. Những thách thức này trở nên nghiêm trọng hơn trong bối cảnh tiêu chuẩn an toàn được siết chặt, yêu cầu môi trường ngày càng khắt khe và lực lượng lao động kỹ thuật ngày một khan hiếm.

Theo dữ liệu ngành, thời gian ngừng hoạt động ngoài kế hoạch đang khiến ngành sản xuất toàn cầu thiệt hại hơn 1.400 tỷ USD mỗi năm và dây chuyền đóng gói là một trong những điểm nghẽn có rủi ro cao nhất, do vẫn phụ thuộc nhiều vào lao động thủ công.

Xu hướng và công nghệ nổi bật trong tự động hóa đóng gói

Để đối phó với các thách thức này, ngày càng nhiều doanh nghiệp chuyển sang các giải pháp tự động hóa dài hạn. Một trong những xu hướng dễ thấy nhất là thay thế bao bì nhựa bằng vật liệu tái chế từ giấy, vốn đòi hỏi thiết kế lại toàn bộ hệ thống đóng gói do tính chất vật lý khác biệt của chất liệu.

Song song, các robot di động tự hành (AMR) và xe dẫn đường tự động (AGV) đang được triển khai để vận chuyển vật liệu giữa các khu vực sản xuất và đóng gói, giúp giảm thiểu thao tác tay, nâng cao an toàn và tối ưu hóa luồng vận hành nội bộ.

Hệ thống thị giác AI và phân tích dự báo cũng đang định hình tương lai dây chuyền đóng gói, giúp phát hiện lỗi theo thời gian thực, dự đoán nhu cầu bảo trì và tối ưu quy trình liên tục. Theo ông Martynas Česnaitis, Giám đốc Tự động hóa tại công ty công nghệ VMG Technics chia sẻ, các dây chuyền hiện đại đang hướng tới mô hình “tự giám sát” thông minh, tích hợp thị giác máy, dữ liệu và robot trong cùng một hệ thống khép kín.

Giải pháp cho ngành chế biến gỗ - Câu chuyện từ Klaipėdos mediena

Trong ngành sản xuất gỗ, nơi đặc trưng bởi sự đa dạng về kích cỡ, hình dạng linh kiện - đóng gói là một khâu đầy thách thức. Quy trình thủ công dù linh hoạt nhưng khó mở rộng, đặc biệt khi thiếu nhân công và phải đảm bảo kiểm soát chất lượng nghiêm ngặt.

Công ty Klaipėdos mediena, một trong những nhà sản xuất nội thất lớn nhất vùng Baltic, đã tiên phong tái cấu trúc toàn bộ dây chuyền đóng gói. Họ triển khai hệ thống thị giác máy kiểm tra lỗi, robot tự động định hình và niêm phong sản phẩm, cùng các trạm xử lý lỗi thông minh, tất cả được tích hợp khéo léo vào dây chuyền hiện hữu mà không làm gián đoạn sản xuất.

Sau 4 năm triển khai, năng suất đóng gói tăng 33% (từ 16,3 lên 21,76 m²/giờ), tốc độ đóng gói đạt 12 sản phẩm/phút, và 96 vị trí lao động thủ công được chuyển sang vai trò giám sát, điều khiển hệ thống.

Các hệ thống tự động hiện có thể xử lý linh kiện dài tới 2.400 mm, giúp cải thiện đáng kể độ an toàn và giảm tải lao động. Đồng thời, chất lượng sản phẩm ổn định hơn nhờ loại bỏ yếu tố lỗi do con người.

Theo bà Ingrida Grikpėdienė - Giám đốc điều hành VMG Wood Invest (thuộc VMG Group), thách thức lớn nhất không phải là công nghệ, mà là việc đưa công nghệ vào môi trường sản xuất quy mô lớn, đang vận hành liên tục. Mỗi giải pháp phải được điều chỉnh phù hợp với thực tế sản xuất, đảm bảo đồng bộ giữa các dây chuyền và tạo ra giá trị lâu dài.

“Tự động hóa đóng gói không đơn thuần là cài đặt máy móc, mà là tối ưu hóa toàn diện vận hành từ đó đảm bảo phát triển bền vững, tạo việc làm giá trị cao và cải thiện điều kiện lao động”, bà nhấn mạnh.

Theo Robotic and Automation News

Tudonghoangaynay.vn
mca
Tin bài khác
Tự động hóa và số hóa: Điều kiện cần và đủ cho năng lượng bền vững

Tự động hóa và số hóa: Điều kiện cần và đủ cho năng lượng bền vững

Trong kỷ nguyên mà thế giới bước vào cuộc chạy đua giảm phát thải carbon, tiết kiệm năng lượng không còn là lựa chọn, mà là điều kiện sống còn để phát triển kinh tế bền vững. Khi nguồn lực trở nên hữu hạn, trí tuệ con người lại tìm đường mở rộng khả năng bằng công nghệ. Và chính lúc này, tự động hóa và số hóa không chỉ đóng vai trò là công cụ hỗ trợ mà thực sự trở thành “chìa khóa vàng” giúp từng ngành, từng doanh nghiệp, từng quốc gia sử dụng năng lượng một cách thông minh hơn, hiệu quả hơn và nhân văn hơn.
Nhận định phiên giao dịch ngày 24/7: VN Index duy trì xu hướng tăng nhưng cần thận trọng với vùng hưng phấn

Nhận định phiên giao dịch ngày 24/7: VN Index duy trì xu hướng tăng nhưng cần thận trọng với vùng hưng phấn

Dù mức tăng không lớn, nhưng thị trường ngày 23/7 tiếp tục phát đi tín hiệu tích cực khi dòng tiền lan tỏa rộng khắp, thanh khoản duy trì ở mức cao. Tuy nhiên, tâm lý giao dịch hiện đang tiệm cận vùng “hưng phấn – bất chấp”, đặt ra yêu cầu cao hơn về kỷ luật đầu tư và quản trị rủi ro trong các phiên sắp tới.
PGBank lãi đậm, tín dụng tăng tốc trong 6 tháng đầu năm 2025

PGBank lãi đậm, tín dụng tăng tốc trong 6 tháng đầu năm 2025

Kết thúc nửa đầu năm 2025, PGBank ghi nhận kết quả kinh doanh ấn tượng, ghi nhận hơn 284 tỷ đồng lợi nhuận, tín dụng tăng tốc.
Việt Nam gây ấn tượng trên bản đồ AI toàn cầu với vị trí thứ 6/40 quốc gia

Việt Nam gây ấn tượng trên bản đồ AI toàn cầu với vị trí thứ 6/40 quốc gia

Việt Nam vừa ghi dấu ấn mạnh mẽ trên bản đồ trí tuệ nhân tạo (AI) thế giới khi xếp hạng thứ 6 trong tổng số 40 quốc gia, theo Bảng Chỉ số AI Thế giới 2025 do Mạng lưới Nghiên cứu Thị trường Độc lập Toàn cầu (WIN) công bố mới đây.
Sản xuất thông minh bắt đầu từ người lao động được kết nối

Sản xuất thông minh bắt đầu từ người lao động được kết nối

Ngành sản xuất toàn cầu đang đối mặt với một thách thức lớn: Nguy cơ thiếu hụt lao động nghiêm trọng. Các chuyên gia cảnh báo rằng nếu tình trạng này tiếp diễn, sẽ thiếu khoảng 1,9 triệu công nhân vào năm 2033. Tuy nhiên, trong làn sóng chuyển đổi số và sự trỗi dậy của AI, một mô hình mới đang nổi lên - công nhân được kết nối (Connected Worker), kết hợp giữa chuyên môn của con người và sức mạnh công nghệ để xây dựng lực lượng lao động năng động, linh hoạt và sẵn sàng cho tương lai.
Thị trường chứng khoán ngày 23/7: Đà tăng giữ vững, dòng tiền lan rộng

Thị trường chứng khoán ngày 23/7: Đà tăng giữ vững, dòng tiền lan rộng

Với việc VNIndex đóng cửa tại 1.512,31 điểm, tăng nhẹ 2,77 điểm (+0,18%), thị trường vẫn giữ được nhịp đi lên dù chịu áp lực chốt lời cục bộ ở một số cổ phiếu vốn hóa lớn. Đáng chú ý, thanh khoản tiếp tục duy trì trên mức cao với gần 38,2 nghìn tỷ đồng, cho thấy dòng tiền chưa có dấu hiệu suy yếu.
Bộ Giáo dục bỏ điều kiện 8 điểm toán mới được xét tuyển ngành vi mạch bán dẫn

Bộ Giáo dục bỏ điều kiện 8 điểm toán mới được xét tuyển ngành vi mạch bán dẫn

Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định thí sinh đăng ký xét tuyển vào ngành bán dẫn phải nằm trong nhóm 25% thí sinh có điểm tổ hợp xét tuyển cao nhất và đồng thời thuộc nhóm 20% thí sinh có điểm môn Toán cao nhất trên toàn quốc
Đại học Phenikaa phải trở thành bệ phóng đào tạo và phát triển công nghệ chủ lực

Đại học Phenikaa phải trở thành bệ phóng đào tạo và phát triển công nghệ chủ lực

Chiều 22/7, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ chuyển Trường Đại học Phenikaa thành Đại học Phenikaa.
VPBank: Sáng tạo, khác biệt tạo bệ phóng bứt phá

VPBank: Sáng tạo, khác biệt tạo bệ phóng bứt phá

Trong nửa đầu năm 2025, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank, HOSE: VPB) ghi dấu ấn với loạt sáng kiến sáng tạo, khác biệt trong trải nghiệm khách hàng và phát triển thương hiệu. Đó chính là chất xúc tác để ngân hàng này tạo đà tăng trưởng mạnh mẽ, duy trì vị thế tiên phong và bền vững trong môi trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt.
Chuyển đổi số trong bảo trì: Khi cảm biến và AI chủ động ngăn cản sự cố

Chuyển đổi số trong bảo trì: Khi cảm biến và AI chủ động ngăn cản sự cố

Trong thế giới sản xuất hiện đại, khái niệm bảo trì không còn đơn thuần là sửa chữa sau khi sự cố xảy ra. Nhờ vào sự kết hợp giữa Internet vạn vật (IoT) và trí tuệ nhân tạo (AI), các nhà máy đang bước vào kỷ nguyên của bảo trì dự đoán, một phương pháp chủ động giúp giảm thời gian ngừng hoạt động và tăng độ tin cậy của thiết bị.
Quảng cáo
moxa