Thị trường chứng khoán ngày 26/8: Áp lực chốt lời khiến VN-Index giảm hơn 5 điểm Thị trường chứng khoán ngày 27/8: Cổ phiếu VIC nâng đỡ, VN Index tăng điểm nhẹ |
Lực cầu xuất hiện đúng lúc đã giúp chỉ số VN Index kết phiên với sắc xanh nhẹ (Ảnh minh họa). Nguồn: Internet. |
Trong phiên giao dịch ngày 28/8, áp lực bán tiếp tục chiếm ưu thế, khiến thị trường chứng khoán trải qua một phiên giao dịch với tâm lý thận trọng. Chỉ số VN Index có lúc đã rơi xuống vùng 1.275 điểm trước khi lực cầu mạnh mẽ xuất hiện, giúp chỉ số này đảo chiều và kết phiên tăng 0,88 điểm (0,07%) lên 1.281,44 điểm. Dù sắc xanh đã trở lại, thị trường vẫn ghi nhận sự phân hóa giữa các mã cổ phiếu với 168 mã tăng và 225 mã giảm.
Trên sàn HNX, chỉ số HNX Index giảm 0,68 điểm (-0,28%) xuống còn 238,23 điểm, với 60 mã tăng và 88 mã giảm. UPCoM Index cũng giảm nhẹ 0,01 điểm (0,01%) xuống 94,13 điểm, ghi nhận 142 mã tăng và 122 mã giảm.
Thanh khoản thị trường có sự cải thiện so với phiên trước, đạt gần 18,1 nghìn tỷ đồng trên cả ba sàn, trong đó riêng sàn HoSE đóng góp hơn 16,3 nghìn tỷ đồng và rổ VN30 đạt gần 7,3 nghìn tỷ đồng. Nhóm cổ phiếu bất động sản thu hút sự chú ý với dòng tiền đổ mạnh, thanh khoản của nhóm này tăng vọt lên hơn 4,2 nghìn tỷ đồng, dẫn đầu toàn thị trường. Cổ phiếu DIG giảm 4%, với gần 42 triệu đơn vị khớp lệnh, tương đương hơn 1 nghìn tỷ đồng, trở thành mã có khối lượng giao dịch lớn nhất trên thị trường.
Các nhóm cổ phiếu lớn như ngân hàng, chứng khoán, thép, dầu khí… tiếp tục phân hóa. Đáng chú ý, cổ phiếu VIX +1,3%, SSI +2%, TCB +1,6%, MSB +3,5%, MBB +1%, trong khi FTS -1,7%, MBS -1,1%, BVB -0,9%, SSB -0,8%.
Bên cạnh đó, một số cổ phiếu khác như HNG tăng trần, HAG +4,8% với khối lượng khớp lệnh lớn, góp phần làm cho thị trường thêm sôi động. Một số mã khác cũng ghi nhận mức tăng đáng kể như HBC +4,8%, HVN +2,4%, GVR +2%, SMC +1,8%, DL1 +2,9%.
Khối ngoại tiếp tục bán ròng nhưng với giá trị không lớn, tổng cộng trên HoSE và HNX chỉ đạt gần 130 tỷ đồng. Các mã bị bán mạnh nhất bao gồm HPG (-187 tỷ đồng), HSG (-74 tỷ đồng), VHM (-52 tỷ đồng), VPB (-40 tỷ đồng). Ngược lại, một số mã được khối ngoại mua ròng mạnh như FPT (139 tỷ đồng), VNM (66 tỷ đồng), SSI (49 tỷ đồng), MSN (38 tỷ đồng).