acecook

Thủ tướng Phạm Minh Chính: 7 nhóm nhiệm vụ phải thực hiện để phát triển kinh tế tư nhân

Sự kiện
01/06/2025 08:54
Sáng 31/5, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc tọa đàm với doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp với chủ đề "Để thực hiện hiệu quả Nghị quyết 68-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân".
aa
"Cần mạnh dạn, tin tưởng giao việc khó cho thành phần kinh tế tư nhân" Toàn văn Nghị quyết số 68-NQ/TW về phát triển kinh tế tư nhân Nghị quyết 68 truyền cảm hứng, mở đường cho doanh nghiệp bứt phá Tạo hệ sinh thái thực chất để kinh tế tư nhân và doanh nghiệp công nghệ cùng phát triển

Tọa đàm là cơ hội để các đồng chí lãnh đạo và các đại biểu lắng nghe đóng góp, kiến nghị về những chính sách, nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế tư nhân trong thời gian tới; qua đó khẳng định vị thế, vai trò của kinh tế tư nhân, góp phần quan trọng vào sự phát triển của kinh tế - xã hội nhanh và bền vững.

Thủ tướng đề nghị xác định rõ Nhà nước phải làm gì, chính quyền địa phương phải làm, doanh nghiệp phải làm gì, người dân phải làm gì để triển khai các Nghị quyết của Bộ Chính trị, Quốc hội, Chính phủ về phát triển kinh tế tư nhân - Ảnh: VGP
Thủ tướng đề nghị xác định rõ Nhà nước phải làm gì, chính quyền địa phương, doanh nghiệp, người dân phải làm gì để triển khai các Nghị quyết của Bộ Chính trị, Quốc hội, Chính phủ về phát triển kinh tế tư nhân - Ảnh: VGP

Nhằm thể chế hóa các chính sách được nêu tại Nghị quyết số 68-NQ/TW của Bộ Chính trị, chỉ sau 11 ngày, Chính phủ đã kịp thời trình Quốc hội ban hành Nghị quyết số 198/2025/NQ-QH15 về một số cơ chế, chính sách đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân. Ngay sau đó, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 138/NQ-CP và Nghị quyết số 139/NQ-CP về Kế hoạch hành động triển khai các Nghị quyết của Bộ Chính trị, Quốc hội.

Ngay tại tọa đàm, Quyết định số 1055/QĐ-TTg ngày 30/5/2025 của Thủ tướng Chính phủ thành lập Ban Chỉ đạo Quốc gia triển khai Nghị quyết 68-NQ/TW của Bộ Chính trị đã được công bố.

Sau khi lắng nghe các báo cáo, ý kiến phát biểu kết luận, Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá cao các đại biểu tham dự Hội nghị đã thể hiện quyết tâm thực hiện các Nghị quyết của Đảng, Nhà nước trở thành thành sản phẩm, kết quả cụ thể, "cân đong đo đếm" được để báo cáo nhân dân với tinh thần "đã nói là làm, đã cam kết phải thực hiện".

Thủ tướng khái quát các ý kiến phát biểu trong 6 nội dung lớn

Thứ nhất, tất cả các đại biểu, doanh nghiệp đều thể hiện lòng yêu nước mạnh mẽ, khát vọng cống hiến cho sự phát triển nhanh, bền vững của đất nước, sẵn sàng nhận nhiệm vụ khi Đảng, Nhà nước giao; đồng thời tâm lý lo, sợ rủi ro về pháp lý cũng được cởi bỏ.

Thứ hai, các doanh nghiệp, doanh nhân muốn khẳng định vị trí, vai trò và tầm quan trọng của mình trong thực hiện Nghị quyết 68 của Bộ Chính trị và các Nghị quyết của Quốc hội, của Chính phủ, thể hiện sự lạc quan, tin tưởng, góp phần cùng Chính phủ kiến tạo sự phát triển.

Thứ ba, doanh nghiệp, doanh nhân sẽ góp phần tích cực để hiện thực hóa 2 mục tiêu chiến lược 100 năm của Đảng, Nhà nước ta (đến năm 2030 trở thành nước đang phát triển có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao, đến năm 2045 trở thành nước phát triển, thu nhập cao); thể hiện quyết tâm, khẳng định nếu chúng ta có cách làm hay, tổ chức tốt thì có thể đạt tăng trưởng GDP từ 8% trong năm nay và 2 con số trong những năm tiếp theo; với quyết tâm và tin tưởng chắc chắn sẽ làm được.

Thứ tư, các doanh nghiệp, doanh nhân đều mong muốn Đảng, Nhà nước, nhân dân đã tin yêu rồi thì tin yêu nhiều hơn nữa, đã giao nhiệm vụ rồi thì muốn được giao nhiều nhiệm vụ hơn nữa, nhiệm vụ cao cả, nặng nề hơn để doanh nghiệp, doanh nhân thể hiện tính tiên phong của mình trong phục vụ phát triển đất nước nhanh, bền vững; và cũng để doanh nghiệp trưởng thành, tiến bộ hơn, khẳng định sự lớn mạnh của mình trong quá trình phát triển.

Thứ năm, các doanh nghiệp, doanh nhân mong muốn cắt giảm thủ tục hành chính rườm rà, xử lý các đề xuất của doanh nghiệp có lộ trình, có thời gian chứ không kéo dài, không để doanh nghiệp mơ hồ không biết lúc nào được trả lời, được giải quyết.

Thứ sáu, có cơ chế, chính sách cụ thể, rõ ràng, không chung chung để ưu tiên phát triển trong các lĩnh vực quan trọng, các công việc lớn của đất nước; tiếp tục cụ thể hóa các chính sách để doanh nghiệp nghiệp yên tâm làm, cống hiến, được tiếp cận bình đẳng các nguồn lực của đất nước như vốn, khoáng sản, tài nguyên, nhân lực và các điều kiện cần thiết khác.

7 nhóm nhiệm vụ, giải pháp cho Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương

Thứ nhất, Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương thực hiện đúng vai trò kiến tạo, không sa vào những việc cụ thể: Xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch; xây dựng thể chế, cơ chế, chính sách để phát triển kinh tế tư nhân; thiết kế công cụ để kiểm tra, giám sát, tập trung hậu kiểm thay vì tiền kiểm; đánh giá, tổng kết thực tiễn, đúc rút kinh nghiệm, xây dựng lý luận; thi đua khen thưởng, tôn vinh doanh nghiệp, doanh nhân với quan điểm "thương trường là chiến trường" thì "doanh nhân là chiến sĩ"; đồng thời xử lý các vi phạm một cách kịp thời, chấn chỉnh, không ảnh hưởng tới danh dự của doanh nhân, doanh nghiệp. Thủ tướng nêu rõ, sẵn sàng tôn vinh các doanh nhân là anh hùng và các danh hiệu khác nếu xứng đáng với sự đóng góp.

Thứ hai, Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương tập trung thực hiện tốt hơn nữa 3 đột phá chiến lược về thể chế, hạ tầng và nhân lực; đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, giảm thủ tục hành chính, giảm thời gian, giảm chi phí tuân thủ, giảm công sức cho người dân và doanh nghiệp; phát triển hạ tầng để tạo không gian phát triển mới, các khu đô thị, công nghiệp, dịch vụ mới, tăng giá trị gia tăng của đất, giảm chi phí đầu vào, tăng tính cạnh tranh của sản phẩm; đào tạo nhân lực đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp khi phát triển.

Thứ ba, Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương phải bảo đảm giữ vững độc lập, chủ quyền, ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, trong đó có an toàn, an ninh mạng, để doanh nghiệp có điều kiện phát triển nhanh, bền vững. "Chúng ta không thể phát triển nhanh, bền vững trong một đất nước không ổn định, không bảo đảm trật tự an toàn, không có độc lập, tự do", Thủ tướng nêu rõ.

Thứ tư, Đảng, Nhà nước, các cơ quan có trách nhiệm liên quan phải bảo đảm tiếp cận bình đẳng về vốn, tài nguyên, đất đai, nguồn nhân lực, về pháp lý, quyền tự do kinh doanh, quyền tài sản của doanh nghiệp.

Thứ năm, Thủ tướng yêu cầu thường xuyên gặp gỡ, trao đổi với doanh nghiệp để tìm đầu ra cho vướng mắc. Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thời gian qua đã thường xuyên tích cực, chủ động gặp doanh nghiệp, từ đầu năm 2025 đã gặp ít nhất 3 lần để bàn về việc xây dựng Nghị quyết 68, để tháo gỡ khó khăn và để phản ứng chính sách với các diễn biến mới của tình hình.

Đề xuất việc gặp gỡ hằng quý, Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương cũng phải tương tự như vậy, phải gặp gỡ doanh nghiệp thường xuyên, định kỳ hơn để tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong ngành, lĩnh vực quản lý. Cùng với đó, phát huy vai trò Cổng pháp luật quốc gia vừa được khai trương.

Đặc biệt, Thủ tướng đề nghị phải giải quyết xong các yêu cầu, đề xuất, khó khăn của doanh nghiệp trong vòng 2 tuần, "được hay không được thì phải nói, giải quyết đến đâu thông báo đến đấy chứ không chỉ trong nội bộ, cứ ỉm đi là không được".

Thứ sáu, với các đề xuất, nhất là những sáng kiến, những vấn đề cần có quản lý nhà nước, xây dựng pháp luật thì các bộ, ngành cơ quan lắng nghe, tiếp thu đầy đủ, nếu không tiếp thu phải giải trình đầy đủ.

Thứ bảy, Ngân hàng Nhà nước và Bộ Tài chính, các bộ, ngành liên quan nhiều tới hoạt động doanh nghiệp như Bộ Xây dựng, Bộ Nông nghiệp và Môi trường phải thường xuyên rà soát các chính sách như chính sách tiền tệ, tài khóa, nguyên vật liệu, xây dựng,…

Về chính sách tiền tệ, Thủ tướng đề nghị ngành ngân hàng cố gắng chia sẻ với doanh nghiệp, doanh nghiệp phát triển thì ngân hàng mới phát triển được.

Về chính sách tài khóa, Thủ tướng cho rằng chính sách thuế, phí, lệ phí,… khi cần phải làm ngay, kịp thời, linh hoạt, hiệu quả, "khi người mới ốm thì chữa rất đơn giản nhưng để bệnh nặng lên thì vừa mất thời gian, vừa phải thuốc nhiều hơn, nằm viện nhiều hơn, chi phí nhiều hơn, tốn kém nhiều hơn".

Cũng tại tọa đàm, Thủ tướng chỉ đạo Văn phòng Chính phủ có văn bản giao các bộ, ngành rà soát, báo cáo, đề xuất Quốc hội sửa ngay những vướng mắc liên quan đất đai ngay trong năm nay, có thể sửa đổi Luật Đất đai hoặc ban hành một Nghị quyết để giải quyết các vướng mắc tại kỳ họp thứ 10 sắp tới.

"Các doanh nghiệp kiến nghị thì phải giải quyết trong 2 tuần, nhưng chúng ta cũng phải thường xuyên đổi mới, xem doanh nghiệp cần gì, vướng gì thì tích cực, chủ động giải quyết", Thủ tướng nói.

Thủ tướng tin tưởng, kỳ vọng với doanh nghiệp, doanh nhân

Thứ nhất, doanh nghiệp, doanh nhân hoạt động đúng luật, đề cao đạo đức kinh doanh, trách nhiệm công dân.

Thứ hai, doanh nghiệp, doanh nhân không ngừng đổi mới sáng tạo, nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ, chuyển đổi số, quản trị thông minh, đặc biệt là chuyển giao công nghệ nguồn, công nghệ lõi, doanh nghiệp phải đi đầu, tiên phong, đi trước đón đầu trong lĩnh vực này để mang lại lợi ích quốc gia, dân tộc.

Thứ ba, các doanh nghiệp tư nhân chia sẻ, giúp đỡ, hợp tác, kết nối chặt chẽ, hiệu quả hơn với nhau, với các doanh nghiệp FDI, với các doanh nghiệp nhà nước để tạo chuỗi cung ứng, chuỗi sản xuất, chuỗi dịch vụ rộng hơn, mang tính cả nước và phạm vi toàn cầu.

Thứ tư, các hộ kinh doanh phải trở thành doanh nghiệp, các doanh nghiệp nhỏ và vừa thành doanh nghiệp lớn, các doanh nghiệp lớn trở thành doanh nghiệp toàn cầu, đa quốc gia, có chuỗi cung ứng toàn cầu.

Thứ năm, doanh nghiệp, doanh nhân tích cực tham gia vào quá trình bảo đảm tiến bộ, công bằng và an sinh xã hội, bảo đảm quyền tiếp cận bình đẳng của người dân về tất cả các lĩnh vực mà Đảng, Nhà nước quan tâm, đặc biệt là tiếp cận bình đẳng với hạ tầng, giáo dục, y tế, điện, sóng,… đặc biệt là tích cực tham gia xây dựng nhà ở xã hội và xóa nhà tạm, nhà dột nát trên cả nước.

Thứ sáu, doanh nghiệp, doanh nhân cùng Chính phủ, các bộ, ngành dưới sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước tham gia kiến tạo phát triển, góp ý xây dựng thể chế, phát triển hạ tầng, đào tạo nhân lực chất lượng cao, góp phần để xây dựng và bảo vệ đất nước chúng ta theo hướng "ổn định bền vững, phát triển bền vững, tương lai bền vững", nhân dân ngày càng hạnh phúc, ấm no.

Về các đề xuất của doanh nghiệp tại tọa đàm, lãnh đạo một số bộ, ngành đã phản hồi, Thủ tướng giao Văn phòng Chính phủ tổng hợp, giao các bộ, ngành tiếp tục phản hồi, trả lời doanh nghiệp.

Theo baochinhphu.vn

tudonghoangaynay.vn
mca
Tin bài khác
Diễn đàn Net Zero Việt Nam 2025: Cam kết lộ trình cho một thế giới xanh

Diễn đàn Net Zero Việt Nam 2025: Cam kết lộ trình cho một thế giới xanh

Biến đối khí hậu đang diễn biến ngày càng phức tạp trên phạm vi toàn cầu và đang được xem là thách thức lớn nhất mà toàn thế giới phải đối mặt. Trung hòa carbon để đạt mức phát thải ròng bằng 0 (Net Zero) là trọng tâm, mục tiêu chung của các quốc gia, trong đó có Việt Nam.
Đừng để mất cơ hội nghề nghiệp và hội nhập vì kém năng lực ngoại ngữ

Đừng để mất cơ hội nghề nghiệp và hội nhập vì kém năng lực ngoại ngữ

Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, tiếng Anh không chỉ là một công cụ giao tiếp mà đã trở thành ngôn ngữ thứ hai thiết yếu trong môi trường học thuật, là tấm vé thông hành để thế hệ trẻ có thể nắm bắt các cơ hội nghề nghiệp có giá trị và bước ra thế giới.
Tử vi vòng quay công nghệ ngày 19/7/2025: Tuổi Tuất tiến triển suôn sẻ, tuổi Ngọ bị kẻ xấu phá hoại

Tử vi vòng quay công nghệ ngày 19/7/2025: Tuổi Tuất tiến triển suôn sẻ, tuổi Ngọ bị kẻ xấu phá hoại

Những bí ẩn của khoa học đời sống là "món ăn" tinh thần không thể thiếu trong cuộc sống của con người. Tử vi vòng quay công nghệ xem tử vi 12 con giáp ngày 19/7/2025 cho tất cả các tuổi nhằm dự đoán vận hạn về công danh, tiền bạc, tình duyên, sức khỏe...
Thị trường chứng khoán ngày 18/7: Áp lực chốt lời giữa phiên không ngăn được VN Index áp sát mốc 1.500 điểm

Thị trường chứng khoán ngày 18/7: Áp lực chốt lời giữa phiên không ngăn được VN Index áp sát mốc 1.500 điểm

Mặc dù gặp phải áp lực chốt lời mạnh giữa phiên, VN Index vẫn kết thúc ngày 18/7 trong sắc xanh với mức tăng 0,49%, đạt 1.497,28 điểm. Thanh khoản duy trì ở mức cao, đặc biệt là sự tích cực của nhóm bất động sản và chứng khoán, trong khi khối ngoại vẫn bán ròng trên một số cổ phiếu trụ cột.
[E-Magazine] ISO 50001: Chuẩn mực toàn cầu cho quản lý năng lượng thông minh

[E-Magazine] ISO 50001: Chuẩn mực toàn cầu cho quản lý năng lượng thông minh

Trong một thế giới đang bước vào thời kỳ hậu tăng trưởng, nơi mà hiệu quả và trách nhiệm môi trường trở thành thước đo năng lực cạnh tranh quốc gia và doanh nghiệp, quản lý năng lượng không còn là lựa chọn mang tính hình thức mà đã trở thành một đòi hỏi sống còn. ISO 50001 - một chuẩn mực quốc tế về hệ thống quản lý năng lượng bài bản, khoa học và có thể đo lường - đang đóng vai trò như một “cửa ngõ kỹ thuật” giúp các tổ chức kiểm soát tiêu hao năng lượng, tiết giảm chi phí và nâng cao hiệu quả môi trường.
Ngân hàng MSB huy động thành công hơn 8.000 tỷ đồng từ trái phiếu

Ngân hàng MSB huy động thành công hơn 8.000 tỷ đồng từ trái phiếu

Ngân hàng MSB vừa chào bán thành công lô trái phiếu thứ 7 kể từ đầu năm 2025, nâng tổng giá trị phát hành trái phiếu hơn 8.000 tỷ đồng với kỳ hạn từ 3 đến 5 năm có lãi suất cao nhất 6,2%/năm.
Hòa Phát báo lãi "khủng", kiến tạo dấu ấn mạnh mẽ trên thị trường thép

Hòa Phát báo lãi "khủng", kiến tạo dấu ấn mạnh mẽ trên thị trường thép

Tập đoàn Hòa Phát ghi nhận hiệu quả kinh doanh ấn tượng trong quý II/2025, với doanh thu đạt trên 36.000 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế lúc đạt xấp xỉ 4.300 tỷ đồng, mức cao nhất trong vòng ba năm qua.
Thiết kế mô phỏng bộ biến đổi đa mức MMC dựa trên mô hình toán học các linh kiện điện tử khi áp dụng thuật toán điều chế NLM

Thiết kế mô phỏng bộ biến đổi đa mức MMC dựa trên mô hình toán học các linh kiện điện tử khi áp dụng thuật toán điều chế NLM

Bài báo này trình bày việc thiết kế mô hình toán học cho mạch công suất và mạch điều khiển của bộ biến đổi đa mức MMC.
Nhận định phiên giao dịch ngày 18/7: Xu hướng tăng mạnh duy trì, nhưng tín hiệu quá mua bắt đầu xuất hiện

Nhận định phiên giao dịch ngày 18/7: Xu hướng tăng mạnh duy trì, nhưng tín hiệu quá mua bắt đầu xuất hiện

Tâm lý nhà đầu tư đang nghiêng mạnh về phía "hưng phấn – tự tin", phản ánh qua thanh khoản cao và độ rộng thị trường tích cực. Dù xu hướng tăng vẫn rất mạnh nhưng vùng đỉnh lịch sử đã bắt đầu xuất hiện, cho thấy nhà đầu tư lướt sóng nên cẩn trọng hơn và chuẩn bị sẵn sàng cho kịch bản thị trường rung lắc trở lại.
Novaland chuẩn bị hoán đổi số nợ hơn 2.645 tỷ đồng thành cổ phiếu

Novaland chuẩn bị hoán đổi số nợ hơn 2.645 tỷ đồng thành cổ phiếu

Tập đoàn Đầu tư Địa ốc No Va (Novaland, mã chứng khoán: NVL) sẽ tổ chức Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) bất thường vào đầu tháng 8 tới liên quan đến phương án phát hành cổ phiếu riêng lẻ hoán đổi các khoản nợ.
Quảng cáo
moxa