Trách nhiệm của doanh nghiệp trong phát triển bền vững sản xuất thực phẩm, nông sản và quản trị ESG

Đổi mới công nghệ
17/04/2024 20:25
Trong bối cảnh biến đổi khí hậu và ô nhiễm môi trường diễn biến ngày càng khó lường, việc phát triển bền vững trong sản xuất thực phẩm và nông sản trở thành ưu tiên hàng đầu. Quá trình sản xuất của các đơn vị, doanh nghiệp vừa phải đáp ứng nhu cầu của hiện tại, vừa không gây hại cho thế hệ tương lai. Đây là một nhiệm vụ cấp bách và quan trọng.
aa

Trong bối cảnh biến đổi khí hậu và ô nhiễm môi trường diễn biến ngày càng khó lường, việc phát triển bền vững trong sản xuất thực phẩm và nông sản trở thành ưu tiên hàng đầu. Quá trình sản xuất của các đơn vị, doanh nghiệp vừa phải đáp ứng nhu cầu của hiện tại, vừa không gây hại cho thế hệ tương lai. Đây là một nhiệm vụ cấp bách và quan trọng.

Với mục tiêu hỗ trợ các doanh nghiệp cập nhật các kiến thức mới về các tác động trong sẻn xuất nông nghiệp và chế biến thực phẩm đến môi trường cũng như các quy định của Việt Nam và quốc tế và trách nhiệm của doanh nghiệp đối với việc bảo vệ môi trường, cắt giảm khí thải, ngày 16/4/2024, Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư Thành phố (ITPC) đã tổ chức hội thảo với chủ đề “Phát triển bền vững trong sản xuất thực phẩm và nông sản: Bền vững môi trường, xã hội và quản trị (ESG); Kiểm soát khí nhà kính (GHG); Chứng nhận không phá rừng (EUDR)”.

trach nhiem cua doanh nghiep trong phat trien ben vung san xuat thuc pham nong san va quan tri esg
Bà Hồ Thị Quyên – Phó Giám đốc ITPC phát biểu tại Hội thảo.

Giảm phát thải carbon là mục tiêu toàn cầu về chống biến đổi khí hậu, đã được nhấn mạnh trong thỏa thuận Paris tại hội nghị về Biến đổi khí hậu của Liên hợp quốc năm 2015 (COP21) và Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu của Liên hợp quốc năm 2021 (COP26). Mỹ, EU và một số quốc gia phát triển đã ban hành luật bảo vệ môi trường và giảm phát thải khí nhà kính đối với các hàng hoá nhập khẩu. Trong khi quy định Cơ chế điều chỉnh biên giới Carbon của EU (CBAM), một công cụ định giá carbon xả thải hợp lý cho việc sản xuất hàng hóa sử dụng nhiều carbon, có hiệu lực từ ngày 16/5/2023 tại EU nhằm khuyến khích sự sản xuất sạch hơn ở các quốc gia khác ngoài EU.

Hiện nay, Việt Nam đang hoàn thiện chính sách và giải pháp giảm phát thải carbon thông qua việc học hỏi kinh nghiệm từ Mỹ và EU. Các biện pháp bao gồm việc quy định công bố thông tin đối với các công ty niêm yết hoạt động trong các lĩnh vực có lượng khí thải carbon cao, hoàn thiện cơ chế giao dịch tín chỉ carbon, thúc đẩy sử dụng nguồn năng lượng tái tạo và thiết lập quy định về truy xuất nguồn gốc sản phẩm để bảo vệ tài nguyên rừng. Đồng thời, thay thế các nguồn năng lượng hóa thạch hay quy trình sản xuất vốn rất khó để khử carbon bằng các giải pháp ít hoặc không có phát thải carbon.

Phát biểu tại hội thảo, bà Hồ Thị Quyên – Phó Giám đốc Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư TP. Hồ Chí Minh (ITPC) chia sẻ: “Trong bối cảnh thách thức ngày càng tăng về biến đổi khí hậu và làn sóng ô nhiễm môi trường, không gì quan trọng hơn việc chúng ta đề cao tầm quan trọng của việc đảm bảo sự phát triển bền vững trong sản xuất thực phẩm và nông sản. Chúng ta đang đứng trước một nhiệm vụ quan trọng đó là phải đảm bảo rằng những gì sản xuất không chỉ đáp ứng nhu cầu của thế hệ hiện tại mà còn không gây hại cho thế hệ tương lai của chúng ta”.

trach nhiem cua doanh nghiep trong phat trien ben vung san xuat thuc pham nong san va quan tri esg
Hội thảo đã cung cấp thông tin và cái nhìn tổng quát giúp các doanh nghiệp Việt Nam nhận thức vai trò, trách nhiệm của mình trong việc bảo vệ môi trường sống, học hỏi và áp dụng tiêu chuẩn ESG trong quá trình sản xuất kinh doanh, nhất là các doanh nghiệp sản xuất nông sản, lương thực, thực phẩm.

ESG, một tiêu chuẩn đo lường yếu tố liên quan đến phát triển bền vững và tác động của doanh nghiệp đối với cộng đồng viết tắt của Environmental – Môi trường, Social – Xã hội và Governance – Quản trị, trong đó:

+ Yếu tố Môi trường đánh giá tác động của hoạt động kinh doanh và sản xuất của doanh nghiệp tới môi trường, bao gồm việc sử dụng tài nguyên năng lượng, quản lý chất thải và ảnh hưởng đến phát thải, biến đổi khí hậu.

+ Yếu tố Xã hội đánh giá ảnh hưởng của doanh nghiệp đối với các vấn đề xã hội, bao gồm quyền lợi của người lao động, chính sách làm việc, sức khỏe và đào tạo nhân viên.

+ Yếu tố Quản trị đánh giá các quyết định và nỗ lực của doanh nghiệp về tính minh bạch, trách nhiệm giải trình, tính toàn diện và tuân thủ văn hóa doanh nghiệp.

Để đáp ứng các yếu tố trên và tiến bộ trên thang điểm ESG, các doanh nghiệp có thể thực hiện bằng cách sử dụng năng lượng tái tạo như năng lượng mặt trời và điện gió, giúp giảm lượng khí thải carbon và giảm sự phụ thuộc vào nguồn năng lượng truyền thống. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng có thể đảm bảo nguồn tài nguyên nước sạch để duy trì hoạt động sản xuất bền vững; áp dụng các biện pháp tái chế, tái sử dụng chất thải trong quá trình sản xuất thực phẩm để bảo vệ môi trường sống xung quanh.

Qua hội nghị này, Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh (ITPC) đã cung cấp thông tin và cái nhìn tổng quát giúp các doanh nghiệp Việt Nam nhận thức vai trò, trách nhiệm của mình trong việc bảo vệ môi trường sống, học hỏi và áp dụng tiêu chuẩn ESG trong quá trình sản xuất kinh doanh, nhất là các doanh nghiệp sản xuất nông sản, lương thực, thực phẩm. Từ đó, đề xuất các giải pháp, quy trình và lộ trình thực hiện nhằm nâng cao giá trị sản phẩm và thương hiệu, đồng thời nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất và kinh doanh bằng cách đáp ứng các tiêu chí về bảo vệ môi trường của các thị trường phát triển như Mỹ và EU.

Đạm Lê Quang

Bài liên quan
hoi-cho-duoc-lieu
Tin bài khác
Kế hoạch hành động quốc gia về phát triển kinh tế số giai đoạn 2024 - 2025

Kế hoạch hành động quốc gia về phát triển kinh tế số giai đoạn 2024 - 2025

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình ký Quyết định số 1437/QĐ-TTg ngày 20/11/2024 ban hành Kế hoạch hành động quốc gia về phát triển kinh tế số giai đoạn 2024 - 2025.
Vietinbank dẫn đầu ngành ngân hàng về tổng thu nhập hoạt động 9 tháng đầu năm 2024

Vietinbank dẫn đầu ngành ngân hàng về tổng thu nhập hoạt động 9 tháng đầu năm 2024

9 tháng đầu năm 2024, VietinBank dẫn đầu ngành ngân hàng khi tổng thu nhập hoạt động (TOI) tăng trưởng 16%, đạt hơn 60.600 tỷ đồng, bỏ xa ngân hàng BIDV và Vietcombank.
Ứng dụng công nghệ cao trong phát triển lâm nghiệp bền vững

Ứng dụng công nghệ cao trong phát triển lâm nghiệp bền vững

Nhiều ứng dụng mới được áp dụng trong ngành lâm nghiệp không chỉ giúp truy xuất nguồn gốc rừng nguyên liệu, định vị từng khoảnh rừng mà còn có thể đo được khả năng hấp thụ carbon, bụi mịn của từng loại cây.
Vì sao pin dự phòng không được để trong hành lý ký gửi máy bay?

Vì sao pin dự phòng không được để trong hành lý ký gửi máy bay?

Pin lithium, dù ở dạng pin nhỏ trong máy ảnh, bàn chải điện, điện thoại, laptop hay tablet, đều bị hầu hết các hãng hàng không cấm mang trong hành lý ký gửi. Quy định này nhằm giảm thiểu nguy cơ cháy nổ trong khoang hàng hóa.
Nhận định chứng khoán ngày 21/11: Thị trường đã có tín hiệu phục hồi

Nhận định chứng khoán ngày 21/11: Thị trường đã có tín hiệu phục hồi

Với những điểm tương đồng với giai đoạn cuối năm 2016, kỳ vọng sau phiên đáo hạn phái sinh, thị trường sẽ bước vào chu kỳ tăng trưởng mạnh mẽ hơn. Nhà đầu tư cần bám sát diễn biến, nắm giữ cổ phiếu tiềm năng và chuẩn bị dòng tiền để tận dụng cơ hội gom hàng khi điều chỉnh.
Agribank tích hợp ESG trong lĩnh vực kinh doanh và triển khai đều cả ba trụ cột E,S,G

Agribank tích hợp ESG trong lĩnh vực kinh doanh và triển khai đều cả ba trụ cột E,S,G

Bà Nguyễn Thị Thu Hà, Giám đốc Trường Đào tạo cán bộ Agribank, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo ESG Agribank (Ngân hàng Agribank) cho biết, hiện ngân hàng đã thành lập Ban chỉ đạo và tổ giúp việc triển khai ESG.
VARs Connect và Hoàng Quân Land ký kết hợp tác toàn diện - Tiên phong số hóa nghề Môi giới Bất động sản

VARs Connect và Hoàng Quân Land ký kết hợp tác toàn diện - Tiên phong số hóa nghề Môi giới Bất động sản

Ngày 17/11/2024 vừa qua, tại TP.HCM, trong khuôn khổ Talkshow "Nhà ở xã hội vì 01 triệu mái ấm gia đình Việt" do Tập đoàn Hoàng Quân tổ chức đã diễn ra lễ ký kết hợp tác chiến lược giữa VARs Connect và Công ty Hoàng Quân Land. Sự kiện đánh dấu bước tiến quan trọng trong việc ứng dụng công nghệ số và nâng tầm chuẩn mực nghề Môi giới bất động sản tại Việt Nam.
Tử vi vòng quay công nghệ ngày 21/11/2024: Tuổi Thân tránh gây xung đột, tuổi Dậu cơ hội kiếm tiền

Tử vi vòng quay công nghệ ngày 21/11/2024: Tuổi Thân tránh gây xung đột, tuổi Dậu cơ hội kiếm tiền

Những bí ẩn của khoa học đời sống là "món ăn" tinh thần không thể thiếu trong cuộc sống của con người. Tử vi vòng quay công nghệ xem tử vi 12 con giáp ngày 21/11/2024 cho tất cả các tuổi nhằm dự đoán vận hạn về công danh, tiền bạc, tình duyên, sức khỏe...
Thị trường chứng khoán ngày 20/11: Đảo chiều ngoạn mục, sắc xanh trở lại

Thị trường chứng khoán ngày 20/11: Đảo chiều ngoạn mục, sắc xanh trở lại

Sau áp lực bán mạnh từ đầu phiên, thị trường chứng khoán đã có màn đảo chiều đầy ấn tượng với dòng tiền bắt đáy nhập cuộc mạnh mẽ. Các nhóm ngành chứng khoán và bất động sản đóng vai trò dẫn dắt, đưa VN-Index tăng gần 12 điểm và vượt mốc 1.215.
Đại học Bách khoa Hà Nội trao quyết định công nhận 23 Giáo sư, Phó giáo sư

Đại học Bách khoa Hà Nội trao quyết định công nhận 23 Giáo sư, Phó giáo sư

Sáng 20/11, Đại học Bách khoa Hà Nội tổ chức Lễ kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam, đồng thời trao quyết định công nhận chức danh Giáo sư, Phó Giáo sư cho 23 cán bộ, giảng viên của nhà trường.