timtos

TS. Phạm Trí Thành: “Trường Đại học Sân khấu - Điện ảnh Hà Nội là cái nôi đào tạo ra những nghệ sĩ toàn diện”

Đào tạo
19/12/2024 16:04
Chủ tịch Hội đồng trường trường Đại học Sân khấu – Điện ảnh Hà Nội đã có những chia sẻ đáng chú ý trong dịp kỷ niệm 44 năm ngày thành lập trường và 65 năm sự nghiệp đào tạo sân khấu – điện ảnh.
aa
TS. Phạm Trí Thành: “Trường Đại học Sân khấu - Điện ảnh Hà Nội là cái nôi đào tạo ra những nghệ sĩ toàn diện”
TS. Phạm Trí Thành - Chủ tịch Hội đồng bày tỏ niềm tự hào dành cho trường Đại học Sân khấu - Điện ảnh Hà Nội.

Ngày 17/12 vừa qua, trường Đại học Sân khấu - Điện ảnh Hà Nội vừa tổ chức lễ kỷ niệm 44 năm ngày thành lập trường và 65 năm sự nghiệp đào tạo sân khấu – điện ảnh.

Ở thời điểm hiện tại, đây là một trong những địa chỉ hàng đầu Việt Nam về đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực về sân khấu, điện ảnh, nhiếp ảnh và truyền hình. Biết bao thế hệ nghệ sĩ, biên kịch, đạo diễn, nhà làm phim tài năng đã có đóng góp to lớn trong lĩnh vực văn hoá nghệ thuật nước nhà trong gần nửa thế kỷ qua. Nhìn lại chặng đường hình thành và phát triển, có thể thấy Ban giám hiệu và các cán bộ, giảng viên luôn nỗ lực giảng dạy, nghiên cứu khoa học nhằm nâng cao chất lượng đào tạo của trường và góp phần xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

Trong lễ kỷ niệm 44 năm chào mừng ngày thành lập trường và 65 năm sự nghiệp đào tạo sân khấu - điện ảnh, TS. Phạm Trí Thành - Chủ tịch Hội đồng trường đã được vinh danh là một trong những cán bộ, giảng viên có thành tích xuất sắc. Nhân dịp đặc biệt này, ông cũng có những chia sẻ với chúng tôi về tình cảm dành cho ngôi trường Đại học Sân khấu - Điện ảnh Hà Nội.

TS. Phạm Trí Thành: “Trường Đại học Sân khấu - Điện ảnh Hà Nội là cái nôi đào tạo ra những nghệ sĩ toàn diện”
Trường Đại học Sân khấu - Điện ảnh Hà Nội vinh danh cán bộ, giảng viên đạt thành tích cao, trong đó có TS. Phạm Trí Thành (đứng thứ hai từ phải sang).

Ông đánh giá như thế nào về những thay đổi và phát triển của trường trong thời gian qua?

Trường Đại học Sân khấu - Điện ảnh Hà Nội qua 44 năm đã trải qua rất nhiều chặng đường. Hiện tại, chúng tôi cảm thấy trường đã lớn mạnh, nâng tầm về nghệ thuật cũng như khoa học, hòa chung với tất cả các nước trong khu vực và thế giới. Ở chiều ngược lại, bản thân trường Đại học Sân khấu - Điện ảnh cũng duy trì tốt những nét truyền thống vốn có từ trước, qua đó dần dần chuyển mình để hoà vào với chương trình hội nhập cũng như cơ chế thị trường hiện nay.

Chúng ta biết rằng ở Việt Nam, bộ phim điện ảnh Chị Tư Hậu, Vĩ tuyến 17 ngày và đêm hay Nổi gió,... đều rất nổi tiếng. Một số nghệ sĩ tham gia phim hiện đã và đang giảng dạy tại trường. Qua đó có thể thấy hầu như tất cả các nghệ sĩ sân khấu, điện ảnh và truyền hình, nhất là các người đã trở thành nhà lãnh đạo nổi tiếng thì đều từng là học sinh, sinh viên khóa trước. Đáng mừng nhất, đa số họ có những đóng góp rất tích cực với sự nghiệp đào tạo sân khấu, điện ảnh của Việt Nam.

Theo ông, điều gì làm nên bản sắc riêng của ngôi trường Đại học Sân khấu - Điện ảnh Hà Nội?

Có lẽ điều làm nên bản sắc của ngôi trường này đó là sự nhiệt huyết và tận tâm, đồng thời đó là sự “chín” về mặt nghệ thuật cũng như tình cảm tha thiết đối với văn hoá đất nước Việt Nam. Tất cả đã tạo nên một không gian, một cái nôi đào tạo nhưng đồng thời cũng là một địa chỉ tin cậy của tất cả mọi người khi nói đến văn hoá - nghệ thuật nói chung và sân khấu - điện ảnh Việt Nam nói riêng.

TS. Phạm Trí Thành: “Trường Đại học Sân khấu - Điện ảnh Hà Nội là cái nôi đào tạo ra những nghệ sĩ toàn diện”
TS. Phạm Trí Thành: “Trường Đại học Sân khấu - Điện ảnh Hà Nội là cái nôi đào tạo ra những nghệ sĩ toàn diện”
TS. Phạm Trí Thành chụp ảnh kỷ niệm cùng Ban lãnh đạo trường Đại học Sân khấu - Điện ảnh Hà Nội.

Nhìn lại chặng đường dài phấn đấu không ngừng nghỉ vừa qua, điều gì khiến TS. Phạm Trí Thành tự hào nhất về nhà trường?

Trường Đại học Sân khấu điện ảnh năm nay tròn 44 năm thành lập, điều mà chúng tôi tự hào nhất là nơi đây đã trở thành một cái nôi để đào tạo cũng như phát triển các nghệ sĩ tài năng cống hiến cho đất nước. Và tôi nghĩ rằng sự lớn mạnh của trường Đại học Sân khấu - Điện ảnh cũng là minh chứng cho chúng ta biết rằng văn hoá nghệ thuật Việt Nam là luôn luôn phát triển bền vững. Trường Đại học Sân khấu - Điện ảnh Hà Nội xứng đáng là cái nôi đào tạo ra những nghệ sĩ, con người Việt Nam toàn diện, xứng đáng với truyền thống của đất nước này.

Đâu là thách thức lớn nhất mà trường Đại học Sân khấu - Điện ảnh Hà Nội phải vượt qua và bài học rút ra là gì, thưa ông?

Có lẽ thách thức lớn nhất từ trước đến giờ vẫn là môi trường thiên biến của cuộc sống và đó cũng là điều mà chúng ta cần phấn đấu hơn nữa. Trong cơ chế thị trường hiện nay, tất cả mọi thứ đều trở thành hàng hoá, tất cả mọi đơn vị chúng ta đều phải tự chủ, đều phải lo lắng rất nhiều về vấn đề kinh tế.

Thứ hai, trong thời điểm tất cả các nước đều đang chuyển mình, chúng ta có thêm cơ hội được gần được nhau hơn nhưng cũng là đồng thời cũng phải giữ gìn được bản sắc riêng thì mới có thể hội nhập được. Đây cũng là một trong những vấn đề mà trường Đại học Sân khấu - Điện ảnh Hà Nội tất cả các thế hệ cán bộ giảng viên, sinh viên chúng tôi vẫn trằn trọc, vẫn cố gắng. Trong thời gian gần đây, thương hiệu của các chuyên ngành đào tạo bắt đầu khẳng định rất vững vàng và phát triển rực rỡ trên tất cả mọi khía cạnh.

Đến tận hôm nay là lễ kỷ niệm 44 năm thành lập trường, trên gương mặt của tất cả những sinh viên, dù là năm nhất hay đã ra trường rồi vẫn có nụ cười rất tươi thắm, tràn ngập tình yêu với văn hoá nghệ thuật - truyền thống cũng như sân khấu - điện ảnh của Việt Nam. Đó cũng chính là điều chúng tôi đã vượt qua và khẳng định cho đến ngày hôm nay.

Nhân dịp kỷ niệm 44 năm ngày thành lập trường Đại học Sân khấu - Điện ảnh Hà Nội, ông có điều gì muốn nhắn gửi tới sinh viên và Ban giám hiệu, cán bộ, giảng viên nhà trường?

Tôi xin được tri ân tất cả các thầy cô giáo, đặc biệt là các thế hệ Ban giám hiệu và các giảng viên, giáo viên của trường Đại học Sân khấu - Điện ảnh Hà Nội từ ngày thành lập đến tận bây giờ. Thứ hai, tôi xin tri ân tới tất cả sự cộng tác của các thế hệ văn nghệ sĩ, nghệ nhân, các nhà hát, các hãng phim… đã tạo luôn điều kiện và đồng hành cùng chúng tôi.

Ngoài ra tôi cũng xin gửi lời tri ân và cảm ơn tới các đơn vị, các bộ ban ngành, đặc biệt là các doanh nghiệp bên ngoài luôn đồng hành cùng với trường Đại học Sân khấu - Điện ảnh Hà Nội để tạo nên được những thương hiệu, những tác phẩm phù hợp với cuộc sống. Tôi muốn nhắn gửi các thầy cô giáo, đặc biệt là các bạn sinh viên rằng chúng ta hãy cứ tâm huyết, hết mình đối với sự nghiệp văn hoá nghệ thuật của nước nhà, đối với sự nghiệp sân khấu - điện ảnh Hà Nội, thì chúng ta sẽ gặt hái được những thành công. Cuộc sống vẫn đang đợi chờ, chúng ta sẽ tiếp nối và phát huy truyền thống của trường Đại học Sân khấu - Điện ảnh Hà Nội một cách rực rỡ hơn nữa trong tương lai.

Xin trân trọng cảm ơn ông!

Bích Ngọc - Đình Đạt

tudonghoangaynay.vn
Bài liên quan
Tin bài khác
Nhận định phiên giao dịch ngày 22/1: Kiểm tra ngưỡng hỗ trợ quanh vùng 1.240 điểm

Nhận định phiên giao dịch ngày 22/1: Kiểm tra ngưỡng hỗ trợ quanh vùng 1.240 điểm

Phiên giao dịch ngày 22/1 dự kiến tiếp tục diễn biến giằng co trong bối cảnh tâm lý nhà đầu tư thận trọng trước kỳ nghỉ Tết kéo dài.
Chú trọng tháo gỡ rào cản thể chế để phát triển khoa học, công nghệ

Chú trọng tháo gỡ rào cản thể chế để phát triển khoa học, công nghệ

Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, việc chú trọng tháo gỡ rào cản thể chế để phát triển khoa học, công nghệ khi triển khai các nhiệm vụ của Nghị quyết số 57-NQ/TW.
Chuyện rượu Hà Nội

Chuyện rượu Hà Nội

Văn hóa giải trí là “món ăn” tinh thần không thể thiếu, mang đến sự thư giãn và cảm hứng cho mọi người. Đặc biệt, trong lĩnh vực khoa học, công nghệ - Nơi thường gắn với sự khô khan của máy móc và thiết bị, văn hóa giải trí chính là luồng gió mát, làm mềm
Công bố thành lập Liên minh ứng phó, khắc phục sự cố an ninh mạng quốc gia

Công bố thành lập Liên minh ứng phó, khắc phục sự cố an ninh mạng quốc gia

Lễ công bố quyết định thành lập Liên minh ứng phó, khắc phục sự cố An ninh mạng quốc gia được tổ chức trong khuôn khổ Hội nghị Tổng kết năm 2024 và triển khai nhiệm vụ 2025 của Hiệp hội An ninh mạng quốc gia, dưới sự chứng kiến của Đại tướng Lương Tam Qua
Tử vi vòng quay công nghệ ngày 22/1/2025: Tuổi Mùi dễ gặp bất lợi, tuổi Mão vô cùng vượng phát

Tử vi vòng quay công nghệ ngày 22/1/2025: Tuổi Mùi dễ gặp bất lợi, tuổi Mão vô cùng vượng phát

Những bí ẩn của khoa học đời sống là "món ăn" tinh thần không thể thiếu trong cuộc sống của con người. Tử vi vòng quay công nghệ xem tử vi 12 con giáp ngày 22/1/2025 cho tất cả các tuổi nhằm dự đoán vận hạn về công danh, tiền bạc, tình duyên, sức khỏe...
Thị trường chứng khoán ngày 21/1: VN Index giảm nhẹ trước tâm lý nghỉ Tết

Thị trường chứng khoán ngày 21/1: VN Index giảm nhẹ trước tâm lý nghỉ Tết

Tâm lý nghỉ Tết đã chiếm lĩnh thị trường khiến chỉ số vận động trong biên độ hẹp với dòng tiền thận trọng và chủ yếu tìm đến các cổ phiếu vừa và nhỏ. Dù áp lực bán gia tăng, VN Index vẫn giữ được vùng hỗ trợ quanh 1.245 điểm.
Hà Nội tăng cường camera giám sát giao thông

Hà Nội tăng cường camera giám sát giao thông

Thời gian tới, Hà Nội sẽ lắp đặt khoảng 40.200 camera giám sát mới trên địa bàn. Trong đó, có 23.736 camera phục vụ giám sát đảm bảo an ninh, trật tự và xử lý vi phạm.
Samsung gia tăng cổ phần tại Rainbow Robotics

Samsung gia tăng cổ phần tại Rainbow Robotics

Samsung Electronics mở rộng hợp tác với Rainbow Robotics nhằm thúc đẩy đổi mới trong lĩnh vực robot hình người và tự động hóa logistics.
Nhận định phiên giao dịch ngày 21/1: VN Index tiếp tục kiểm định vùng 1.250 điểm

Nhận định phiên giao dịch ngày 21/1: VN Index tiếp tục kiểm định vùng 1.250 điểm

Phiên ngày 20/1 khép lại với chỉ số VN Index tăng nhẹ 0,44 điểm, đóng cửa ở mức 1.249,55 điểm, sát ngưỡng kháng cự 1.250 điểm. Thanh khoản tiếp tục duy trì ở mức thấp, đạt gần 10 nghìn tỷ đồng trên sàn HOSE, trong khi khối ngoại vẫn duy trì trạng thái bá
Nửa đời “ăn chay”

Nửa đời “ăn chay”

Văn hóa giải trí là “món ăn” tinh thần không thể thiếu, mang đến sự thư giãn và cảm hứng cho mọi người. Đặc biệt, trong lĩnh vực khoa học, công nghệ - Nơi thường gắn với sự khô khan của máy móc và thiết bị, văn hóa giải trí chính là luồng gió mát, làm mềm