acecook

19 Giải thưởng Thành phố thông minh Việt Nam 2024 hướng đến mục tiêu kép "Số đi cùng Xanh”

Sự kiện
04/12/2024 09:05
TS. Nguyễn Quân - nguyên Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ, Chủ tịch Hội Tự động hóa Việt Nam đảm nhận chức Chủ tịch Hội đồng Giải thưởng cho biết: Năm nay, Ban tổ chức đã kịp thời đưa thêm tiêu chí “xanh” vào chương trình để phù hợp với mục tiêu kép của công cuộc chuyển đổi số quốc gia là “Số đi cùng Xanh”.
aa
Vinh danh 32 Giải thưởng Thành phố thông minh Việt Nam 2023 Tầm nhìn mới, tư duy mới toàn cầu về nền đô thị thông minh

Chiều 3/12, Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ Công nghệ thông tin Việt Nam (VINASA) đã vinh danh và trao 19 Giải thưởng Thành phố thông minh Việt Nam 2024 (Smart City 2024). Sự kiện nằm trong khuôn khổ Hội nghị Thành phố thông minh Việt Nam - châu Á 2024 diễn ra tại Hà Nội.

19 Giải thưởng Thành phố thông minh Việt Nam 2024 hướng đến mục tiêu kép
TS. Nguyễn Quân và ông Nguyễn Văn Khoa - Chủ tịch VINASA trao giải cho đại diện các địa phương giành giải "Thành phố thông minh Việt Nam 2024". Ảnh: Duyên Nguyễn

Tôn vinh những đơn vị tiên phong

Tính đến tháng 12/2023, cả nước có 902 đô thị với tỷ lệ đô thị hóa đạt khoảng 42,7%. Tỷ lệ đô thị hóa ngang tầm của châu Á. Đô thị hóa đã trở thành động lực quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội. Kinh tế đô thị đóng góp khoảng 70% GDP cả nước.

Việt Nam đang vươn mình trở thành một quốc gia phát triển vào năm 2045. Để đạt được mục tiêu đó, các nhà quản lý đang định hướng: Đến năm 2030, tỷ lệ đô thị hóa đạt trên 50%; số lượng đô thị từ 1.000 - 1.200 đô thị. Đến năm 2045, hệ thống đô thị có mức liên kết, thống nhất, có khả năng chống chịu, thích ứng cao và đặc biệt là xanh, hiện đại, thông minh.

Ông Nguyễn Văn Khoa, Chủ tịch VINASA chia sẻ, giải thưởng "Thành phố thông minh Việt Nam" được tổ chức lần đầu tiên năm 2020 và được định vị là hoạt động thường niên của VINASA, nhằm tôn vinh những địa phương, tổ chức và doanh nghiệp tiên phong, tiêu biểu trong hành trình xây dựng đô thị thông minh.

Qua đó, góp phần ủng hộ và đồng hành cùng Chính phủ cũng như các tỉnh, thành phố, doanh nghiệp, tổ chức trên cả nước trong công tác xây dựng, phát triển đô thị thông minh, bền vững tại Việt Nam.

Năm 2024, giải thưởng đã nhận được 70 đề cử. Sau các vòng sơ tuyển, thuyết trình thẩm định và chung tuyển, Hội đồng Giám khảo do TS. Nguyễn Quân - nguyên Bộ trưởng Bộ Khoa học Công nghệ làm Chủ tịch, đã quyết định trao 19 giải thưởng Smart City Việt Nam lần thứ 5, bao gồm: 10 đề cử từ các thành phố; 9 giải pháp công nghệ. Hội đồng cũng quyết định khen thưởng nỗ lực phát triển của 1 thành phố.

Đánh giá chung về các đề cử tham gia năm nay, Ban tổ chức nhận thấy, các tỉnh triển khai tốt đô thị thông minh qua mỗi năm đều có sự tiến bộ, có sự thay đổi rõ rệt như TP. Đà Nẵng, TP. Thủ Đức, TP. Tây Ninh, TP. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh,... Trong đó, Đà Nẵng luôn giữ vững vị trí tiên phong trong công cuộc xây dựng thành phố thông minh; tích cực, chủ động tham gia giải thưởng từ năm đầu tổ chức.

TS. Nguyễn Quân cho biết, năm nay các đề cử có chất lượng tốt, hội đồng sơ tuyển đã lựa chọn và bình chọn các đề cử rất xứng đáng. Ban tổ chức đã có những điều chỉnh kịp thời, đưa thêm tiêu chí “Xanh” vào chương trình để phù hợp với mục tiêu kép của công cuộc Chuyển đổi số quốc gia - “Số đi cùng Xanh”. Các đề cử đều được đánh giá dựa trên các tiêu chí toàn diện: Thông minh - Bền vững - Đổi mới sáng tạo.

Quá trình chuyển đổi số, thông minh hóa của Việt Nam đang ở giai đoạn đầu, trong những năm tới Ban tổ chức sẽ tiếp tục nâng cao tiêu chí, sức lan tỏa và giá trị của giải thưởng, để các đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp,… có thể thấy rõ hơn “sức nóng” của lĩnh vực thành phố thông minh và hào hứng tham gia với nhiều thành tựu nổi bật hơn nữa.

19 Giải thưởng Thành phố thông minh Việt Nam 2024 hướng đến mục tiêu kép
TS. Nguyễn Quân và ông Nguyễn Văn Khoa trao giải cho Nhóm các giải pháp công nghệ được vinh danh tại giải thưởng Thành phố thông minh Việt Nam 2024. Ảnh: Duyên Nguyễn

Hà Nội được vinh danh là Thành phố hạ tầng, dịch vụ công thông minh

Năm 2024, các thành phố đoạt giải đã mang đến những bước tiến vượt bậc như: TP. Hà Nội được ghi nhận về sự tiên phong đổi mới dịch vụ công và hạ tầng thông minh với danh hiệu Thành phố dịch vụ công thông minh; Thành phố hạ tầng thông minh.

Hà Nội đã kích hoạt tài khoản định danh điện tử trên ứng dụng VNeID cho cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động trên địa bàn thành phố, đạt 99,99%. Mạng di động 4G và hạ tầng cáp quang đã triển khai đến 100% tại các xã/phường/thị trấn; tỷ lệ điện thoại thông minh đạt 90%; số thuê bao di động là băng rộng đạt tỷ lệ 121%. Về 5G, dự kiến đến hết năm 2024 các doanh nghiệp triển khai lắp đặt khoảng 2.000 trạm 5G trên địa bàn Hà Nội.

19 Giải thưởng Thành phố thông minh Việt Nam 2024 hướng đến mục tiêu kép
Thành phố Hà Nội được vinh danh là Thành phố dịch vụ công thông minh; Thành phố hạ tầng thông minh. Ảnh: BTC

TP. Hồ Chí Minh - đầu tàu kinh tế năng động của cả nước và TP. Thủ Đức, TP. Tây Ninh là những “ngôi sao đang lên” được vinh danh tại hạng mục: Thành phố điều hành, quản lý thông minh (IOC).

Đây là các thành phố đang không ngừng mở rộng hệ sinh thái đô thị thông minh, khuyến khích và đẩy mạnh ứng dụng các công nghệ tiên tiến, phục vụ mọi mặt đời sống cho hơn 11 triệu dân cư.

Thành phố đã đưa vào vận hành hệ thống quản trị thực thi trên các nền tảng số, giúp các cơ quan nhà nước quản trị và vận hành dựa trên dữ liệu như nền tảng số giải quyết thủ tục hành chính với 100% thủ tục hành chính được số hóa và cung cấp trực tuyến; nền tảng giải quyết kiến nghị người dân, doanh nghiệp qua cổng 1022.

Hay, nền tảng lắng nghe mạng xã hội đến các nền tảng lĩnh vực chuyên ngành như y tế với hồ sơ sức khỏe điện tử, giáo dục với Hệ thống Tuyển sinh đầu cấp trực tuyến; giao thông như giám sát giao thông, điều khiển tín hiệu đèn, hỗ trợ xử lý vi phạm; nền tảng bản đồ số thành phố và tổng hợp thông tin kinh tế - xã hội. Ngoài ra, hệ thống quản trị, thực thi số đã giúp thành phố quản trị, điều hành tốt hơn và nâng cao chất lượng dịch vụ công cho người dân, doanh nghiệp.

TP. Cao Lãnh trong năm đầu tiên tham gia giải thưởng đã đạt danh hiệu Thành phố giáo dục thông minh khi triển khai thành công Nền tảng quản trị nhà trường tích hợp không gian làm việc số tới 100% cơ sở giáo dục; 100% thủ tục hành chính có đủ điều kiện được cung cấp dưới dạng dịch vụ công trực tuyến mức 4; trên 90% hồ sơ công việc được xử lý trên môi trường mạng; trên 80% cuộc họp của phòng giáo dục và đào tạo với các cơ sở giáo dục được tổ chức theo hình thức hội nghị trực tuyến.

TP. Đà Nẵng một lần nữa khẳng định danh hiệu Thành phố đáng sống, đáng đến của thế giới đã nhận danh hiệu Thành phố điều hành, quản lý thông minh (IOC); Thành phố hấp dẫn khởi nghiệp đổi mới sáng tạo; Thành phố quản lý môi trường thông minh, xanh, sạch

Không chỉ dẫn đầu trong việc quản lý và điều hành thông minh với Trung tâm IOC với tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến toàn trình cao nhất cả nước đạt 95% (trung bình tỉnh thành là 55%); tỷ lệ hồ sơ xử lý trực tuyến toàn trình là 65% (trung bình tỉnh thành là 17%); Đà Nẵng còn là hình mẫu trong quản lý mội trường thông minh với 36 trạm quan trắc kết nối trực tiếp đến thiết bị di động, hệ thống xử lý nước thải với tổng công suất 33.700 m3/ngày đêm.

Trong đổi mới sáng tạo, Đà Nẵng trở thành điểm đến hấp dẫn cho các nhà khởi nghiệp với gần 9.000 doanh nghiệp mới thành lập từ 2022 - 2023; tổ chức thành công Hội thảo quốc tế đầu tư mạo hiểm và thiên thần Đà Nẵng năm 2024 - DAVAS 2024, thu hút 30 dự án tham gia gọi vốn và kết nối 1:1 với các nhà đầu tư, quỹ đầu tư.

Đặc biệt, TP. Đà Nẵng cũng vinh dự nhận giải thưởng cao nhất giải thưởng Thành phố thông minh Việt Nam 2024. Giải thưởng là kết quả nghiên cứu, phát triển tiến bộ không ngừng nghỉ của Ban lãnh đạo thành phố, thể hiện qua các thành tựu xuyên suốt lịch sử phát triển công nghệ thông tin của địa phương: 3 lần nhận được danh hiệu “Thành phố hấp dẫn khởi nghiệp đổi mới sáng tạo” do Hiệp hội Phần mềm và dịch vụ công nghệ thông tin Việt Nam vinh danh (năm 2020, 2022 và 2023); được Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tặng danh hiệu “Địa phương tiêu biểu xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp”, được Bộ Khoa học và Công nghệ đánh giá là một trong những địa phương có đóng góp nổi bật cho hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia.

19 Giải thưởng Thành phố thông minh Việt Nam 2024 hướng đến mục tiêu kép
Danh sách thành phố và các giải pháp đạt giải trong năm 2024.
tudonghoangaynay.vn
Tin bài khác
Thị trường chứng khoán ngày 03/7: Phiên phân phối hay cú giành hàng chiến lược?

Thị trường chứng khoán ngày 03/7: Phiên phân phối hay cú giành hàng chiến lược?

Phiên ngày 3/7 khép lại với sắc đỏ nhẹ nhưng để lại nhiều dư âm về tính chất dòng tiền và tâm lý thị trường. VN Index giảm điểm giữa lúc thanh khoản bùng nổ, gợi mở khả năng về một phiên phân phối quy mô lớn. Tuy nhiên, việc khối ngoại mua ròng gần 2,3 nghìn tỷ đồng lại đặt ra nghi vấn liệu đây có phải là động thái giành hàng chiến lược giữa lúc áp lực chốt lời gia tăng.
Ra mắt hệ thống giám sát Nghị quyết 57 về khoa học, công nghệ và chuyển đổi số

Ra mắt hệ thống giám sát Nghị quyết 57 về khoa học, công nghệ và chuyển đổi số

Sáng 2/7, Ban Chỉ đạo Trung ương về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số tổ chức lễ ra mắt các nền tảng số nhằm giám sát và triển khai Nghị quyết 57. Việc đưa vào vận hành hệ thống giám sát trực tuyến có ý nghĩa quan trọng, đánh dấu bước tiến trong đổi mới phương thức lãnh đạo, điều hành trên nền tảng số, bảo đảm tính minh bạch, đồng bộ và hiệu quả trong theo dõi, đánh giá việc thực hiện các mục tiêu chiến lược trên phạm vi toàn quốc.
Chính sách ưu đãi vượt trội cho dự án hợp tác công tư lĩnh vực KHCN, đổi mới sáng tạo

Chính sách ưu đãi vượt trội cho dự án hợp tác công tư lĩnh vực KHCN, đổi mới sáng tạo

Theo Nghị định số 180/2025/NĐ-CP ngày 1/7/2025, hợp tác công tư không chỉ được khuyến khích thực hiện theo các hình thức truyền thống quy định tại Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP) mà còn được mở rộng áp dụng đối với tất cả các hình thức hợp tác giữa khu vực công và khu vực tư phù hợp các mô hình đầu tư công - quản trị tư, đầu tư tư - sử dụng công, lãnh đạo công - quản trị tư.
6 tháng đầu năm 2025: BSR đạt doanh thu hơn 69.000 tỷ đồng, lợi nhuận vượt 93% kế hoạch

6 tháng đầu năm 2025: BSR đạt doanh thu hơn 69.000 tỷ đồng, lợi nhuận vượt 93% kế hoạch

Bất chấp thị trường dầu mỏ thế giới tiếp tục bất ổn bởi xung đột địa chính trị diễn ra trên nhiều nơi, tác động tiêu cực chính sách thuế của Mỹ, giá dầu thô biến động mạnh và áp lực cạnh tranh ngày càng gia tăng, Công ty cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) đã ghi nhận kết quả sản xuất kinh doanh (SXKD) khởi sắc trong 6 tháng đầu năm 2025.
Lĩnh vực Cơ khí chế tạo công nghệ cao vô cùng quan trọng đối với Việt Nam

Lĩnh vực Cơ khí chế tạo công nghệ cao vô cùng quan trọng đối với Việt Nam

Diễn ra từ ngày 2 - 5/7/2025 tại TP. Hồ Chí Minh, Triển lãm Quốc tế lần thứ 21 về cơ khí chính xác và sản xuất chế tạo (MTA Vietnam 2025) đã thu hút doanh nghiệp đến từ hơn 20 quốc gia và vùng lãnh thổ. Đây là cơ hội để doanh nghiệp trong và ngoài nước gặp gỡ, kết nối cùng các nhà đầu tư, khách hàng tiềm năng, giới thiệu sản phẩm, dịch vụ, gia tăng mức độ nhận diện thương hiệu, đồng thời cập nhật những đổi mới, sáng tạo tiên tiến trong ngành cơ khí chính xác và sản xuất chế tạo.
Đại học Bách khoa Hà Nội công bố điểm XTTN 2025, 12 thí sinh đạt điểm tuyệt đối 100/100

Đại học Bách khoa Hà Nội công bố điểm XTTN 2025, 12 thí sinh đạt điểm tuyệt đối 100/100

Có 12 thí sinh đạt 100/100 điểm (SAT/A-Level đạt điểm tuyệt đối, IELTS đạt 8.0-8.5 điểm). Điểm thấp nhất năm nay là 55.03 điểm, điểm trung bình là 76.48 điểm.
Việt Nam nỗ lực hướng tới nền nông nghiệp xanh bền vững

Việt Nam nỗ lực hướng tới nền nông nghiệp xanh bền vững

Việt Nam đang triển khai nhiều giải pháp kỹ thuật, chính sách và chương trình hành động nhằm xây dựng nền nông nghiệp phát thải thấp, thích ứng với điều kiện khí hậu và yêu cầu hội nhập quốc tế.
Bộ GDĐT chính thức công bố đáp án bài thi tốt nghiệp THPT sau ngày 5/7

Bộ GDĐT chính thức công bố đáp án bài thi tốt nghiệp THPT sau ngày 5/7

Hiện trên một số trang mạng đang lan truyền đáp án của Bộ GDĐT các môn Văn, Toán, tiếng Anh tốt nghiệp THPT. Đây là hình thức lừa đảo, Bộ GDĐT khuyến cáo các bậc phụ huynh và học sinh không nên click vào các đường link và trang mạng, tránh rủi ro.
Bảo trì dự đoán và IIoT: Chìa khóa mở ra kỷ nguyên nhà máy thông minh

Bảo trì dự đoán và IIoT: Chìa khóa mở ra kỷ nguyên nhà máy thông minh

Ngành sản xuất toàn cầu đang chuyển mình mạnh mẽ nhờ làn sóng chuyển đổi kỹ thuật số, trong đó bảo trì dự đoán (predictive maintenance) đóng vai trò then chốt. Không chỉ giúp giảm thiểu thời gian dừng máy, tăng năng suất, tối ưu hóa chi phí, bảo trì dự đoán. Với sự hỗ trợ của Internet Vạn vật Công nghiệp (IIoT) đang tái định nghĩa cách vận hành của nhà máy hiện đại.
Nhận định phiên giao dịch ngày 03/7: Thị trường tiệm cận vùng 1.400 điểm, chiến lược thận trọng cần được ưu tiên

Nhận định phiên giao dịch ngày 03/7: Thị trường tiệm cận vùng 1.400 điểm, chiến lược thận trọng cần được ưu tiên

Phiên giao dịch ngày 2/7 ghi nhận sự lan tỏa mạnh mẽ của dòng tiền vào nhóm midcap và chứng khoán, giúp VN Index duy trì đà tăng và tiệm cận vùng kháng cự quan trọng 1.390 – 1.400 điểm. Dù xu hướng ngắn hạn vẫn tích cực, nhưng sự hưng phấn cao độ và định giá một số nhóm ngành đã không còn rẻ đặt ra yêu cầu thận trọng cho nhà đầu tư trong những phiên tới.
Quảng cáo
moxa