acecook

AI: Cơ hội của giáo dục Việt Nam trong kỷ nguyên vươn mình

Đào tạo
26/05/2025 04:07
Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị xác định rõ: đổi mới sáng tạo, khoa học công nghệ và chuyển đổi số là những đột phá chiến lược để phát triển đất nước. Để đạt được những đột phá đó, giáo dục là nền tảng và trí tuệ nhân tạo (AI) chính là công cụ then chốt để hiện thực hóa mục tiêu ấy.
aa
AI: Cơ hội của giáo dục Việt Nam trong kỷ nguyên vươn mình
Học trực tuyến và học kết hợp đã trở thành xu hướng không thể đảo ngược

"Huỷ diệt mang tính sáng tạo" (creative destruction) là quá trình các mô hình cũ bị thay thế bởi những mô hình ưu việt hơn một cách không thể cưỡng lại. Nếu Cách mạng Công nghiệp từng làm thay đổi cách sản xuất vật chất, thì hôm nay, Trí tuệ nhân tạo (AI) đang làm điều tương tự với giáo dục: thay đổi căn bản cách con người học, dạy và vận hành cả một hệ sinh thái – xoá bỏ độc quyền tiếp cận, cá nhân hoá việc học, và thúc đẩy tốc độ học tập chưa từng có.

AI tạo cuộc cách mạng trong giáo dục

Với AI, tri thức không còn là đặc quyền. Một học sinh 14 tuổi có thể học y sinh học ở trình độ tiến sĩ hay tìm hiểu kinh tế học hành vi từ những giáo sư hàng đầu tất cả chỉ bằng một cú click chuột. AI có thể dạy bạn bất kỳ thứ gì theo cách bạn hiểu, với tốc độ bạn chọn, và với chi phí gần tối giản nhất có thể.

Điều này thật sự mang tính "huỷ diệt" đối với mô hình giáo dục cũ. Khi kiến thức không còn là của riêng ai, vai trò của người thầy truyền thống sẽ phải thay đổi hoàn toàn (cách dạy, cách đánh giá, vai trò cá nhân v.v). Khi đó giáo dục không còn là một đặc quyền nữa.

AI giúp giấc mơ xưa nay của giáo dục giờ đã thành hiện thực: Cá nhân hoá việc học. AI không chỉ có khả năng dạy học, mà còn có thể điều chỉnh nội dung, cách dạy, giọng nói, tốc độ, thậm chí cả cách dùng ví dụ sao cho phù hợp nhất với từng học sinh. AI nhớ bạn đã học gì hôm qua, vướng gì ở tuần trước, và đang hứng thú với chủ đề nào. Nó không cần nghỉ trưa, và quan trọng hơn hết, AI không cần lương, ngoại trừ năng lượng.

Câu hỏi không còn là "có nên cá nhân hoá việc học?", mà là "chúng ta có dám dùng AI để làm việc đó không?" Nếu làm thật, chi phí sẽ giảm một cách đột phá, hiệu quả sẽ theo tăng cấp số nhân. Chỉ có AI mới có thể biến bình đẳng trong giáo dục từ khẩu hiệu và ước mơ thành hiện thực.

Khi tri thức không còn là thứ đắt đỏ, khi mỗi người đều có thể học theo tốc độ và sở thích của riêng mình thì học trực tuyến và học kết hợp bỗng trở thành xu thế không thể đảo ngược. Nhờ các trợ lý giảng dạy ảo, hệ thống học thích ứng, chatbot hỗ trợ học tập 24/7, học sinh có thể học luyện hỏi được sửa sai và được phản hồi ngay lập tức. Không cần phải chờ giáo viên. Không cần phải chờ lớp.

Với AI và học theo khả năng, một học sinh chăm chỉ có thể kết thúc chương trình phổ thông chỉ trong 5–7 năm, thay vì phải chờ đợi đủ 12 năm như hiện tại. Nếu tốt nghiệp phổ thông ở tuổi 12–13, thì đến 16 tuổi bạn ấy đã có thể xong đại học, thậm chí có thể đã hoàn thành một vài bằng tiến sĩ trước khi sang tuổi 20. Vậy thì thời gian cố định 12 năm cấp phổ thông và 4 năm đại học là hoàn toàn lạc hậu.

Một ví dụ cho thấy tiềm năng của học theo tiến độ cá nhân là Kairan Quazi, cậu bé người Mỹ tốt nghiệp đại học ở tuổi 14 và trở thành thực tập sinh tại SpaceX. Từ năm 9 tuổi, Kairan đã tự học qua các nền tảng trực tuyến như Khan Academy và Coursera, không bị ràng buộc bởi tiến độ cứng nhắc của trường lớp. Nhờ đó, cậu đã rút ngắn toàn bộ lộ trình học phổ thông và đại học chỉ trong vài năm.

Thay đổi từ quốc tế và khối tư nhân

Với những ưu điểm vượt trội của AI nêu trên, nhiều nước trên thế giới đã triển khai rất mạnh.

Tại Mỹ, chương trình AI4ALL Open Learning cung cấp miễn phí các khóa học trực tuyến về trí tuệ nhân tạo cho học sinh trung học. Chương trình này đặc biệt hướng đến việc hỗ trợ học sinh từ các nhóm ít được đại diện trong lĩnh vực AI, giúp họ tiếp cận kiến thức thông qua các dự án thực hành và thảo luận về tác động xã hội của công nghệ. Với nội dung dễ tiếp cận, AI4ALL Open Learning mở ra cơ hội để học sinh khám phá và phát triển kỹ năng trong lĩnh vực AI từ sớm.

Từ năm học 2025–2026, Trung Quốc sẽ chính thức yêu cầu tất cả học sinh từ tiểu học đến trung học phổ thông phải học tối thiểu 8 giờ về trí tuệ nhân tạo mỗi năm. Chính sách này nằm trong kế hoạch quốc gia về phát triển AI thế hệ mới, với chương trình giảng dạy bao gồm các chủ đề như học máy, khoa học dữ liệu và kỹ năng lập trình. AI sẽ được tích hợp vào các môn học hiện có hoặc giảng dạy như một môn học độc lập, với phương pháp học thông qua trợ lý AI, dự án thực hành và mô phỏng tương tác.

Còn tại Việt Nam, việc áp dụng AI trong giáo dục cũng không nằm ngoài xu hướng chung toàn cầu. Có thể kể tới là hệ thống EQuest, một trong những tổ chức giáo dục tư nhân lớn nhất ở Việt Nam với hơn 350.000 học viên theo học mỗi năm tại các đơn vị thành viên, bao gồm các trường phổ thông, các trường đại học, cao đẳng dạy nghề, dạy ngoại ngữ cùng các nền tảng công nghệ giáo dục.

Từ năm học 2025–2026, toàn hệ thống EQuest từ cấp 1 đến đại học sẽ triển khai phòng AI, STEM Lab và dạy AI. Mục tiêu không phải để đào tạo lập trình viên, mà để học sinh hiểu và sử dụng AI như một năng lực nền tảng.

Tại EQuest, AI là năng lực cốt lõi bắt buộc (core competency) không còn là lựa chọn nâng cao. Nhân viên không biết dùng AI sẽ không còn phù hợp để tiếp tục công việc hoặc được thăng chức. Đó không phải sự khắt khe, mà là đòi hỏi tự nhiên của thời đại AI.

AI: Cơ hội của giáo dục Việt Nam trong kỷ nguyên vươn mình
Học sinh hào hứng trải nghiệm học tiếng Anh cùng Robot NAO - Ảnh: VGP/Lê Nguyễn

Khuyến nghị chính sách và hành động

Một nhà khoa học nổi tiếng về AI nói với tôi rằng: "Tương lai nhân loại phụ thuộc vào việc chúng ta học và làm việc với AI như thế nào". Nếu không cởi mở và quyết liệt, chúng ta sẽ tụt hậu rất nhanh.

Trong kỷ nguyên này, thách thức lớn nhất cho phát triển không phải là thiếu công nghệ, mà là thiếu quyết tâm chính trị (điều mà chúng ta đã có từ Nghị quyết 57 của Bộ Chính trị), thiếu tầm nhìn chính sách và hành động quyết liệt.

Để thực hiện một cách hiệu quả, tôi xin được kiến nghị Chính phủ ba giải pháp như sau:

Thứ nhất, thành lập một tổ công tác (taskforce) tinh nhuệ gồm các chuyên gia thực chiến để đưa ra các giải pháp hành động cụ thể về ứng dụng AI trong giáo dục, trong vài tháng chứ không phải vài năm.

Nếu làm nghiêm túc, thật sự quyết liệt, AI sẽ giúp giảm chi phí và nâng chất lượng đáng kể, và giải quyết những bài toán nan giải hiện nay như: phổ cập dạy tiếng Anh đến mở rộng dạy STEM, giải quyết cả bài toán thiếu giáo viên và ngân sách đầu tư cho giáo dục.

Thứ hai, ban hành chiến lược quốc gia về AI trong giáo dục một cách rõ ràng và cấp thiết, nhằm xác định "hiểu và sử dụng AI" là năng lực cốt lõi của công dân thế kỷ 21.

Hệ thống giáo dục quốc dân phải được thiết kế lại từ tư duy này với những hành động và chính sách rất cụ thể – không thể tiếp tục duy trì cách tiếp cận cũ trong một thời đại đang biến đổi từng ngày.

Chiến lược này không thể nằm trên giấy, càng không thể mất hơn một năm hội thảo và chờ đợi.

Thứ ba, tạo hành lang pháp lý để công nhận học trực tuyến, học kết hợp toàn thời gian ở cả phổ thông và đại học; đồng thời cho phép rút ngắn thời gian học theo năng lực.

Học trực tuyến và học kết hợp đã trở thành xu hướng không thể đảo ngược – giúp mỗi người học tăng tốc quá trình học hỏi, giảm chi phí, và học theo cách phù hợp nhất với mình.

Hiện nay, Việt Nam chưa công nhận học trực tuyến toàn phần ở bậc phổ thông, và vẫn giới hạn thời lượng học online ở đại học chỉ 30%. Những quy định này được cho là để đảm bảo "tương tác với giáo viên" và "giữ chất lượng", nhưng đã trở nên lỗi thời trong kỷ nguyên AI.

Tại sao một học sinh đủ năng lực không thể tốt nghiệp phổ thông ở tuổi 12? Tại sao một sinh viên không thể hoàn thành chương trình đại học trong 2 năm? Nếu chúng ta thay đổi tư duy và hành động, thì chính sách sẽ giúp phát triển mạnh mẽ giáo dục hiện đại.

chinhphu.vn
Bài liên quan
trien-lam-quoc-te
Tin bài khác
Ra mắt Cobot nhanh nhất từ trước đến nay

Ra mắt Cobot nhanh nhất từ trước đến nay

Universal Robots (UR) nhà sản xuất robot cộng tác hàng đầu thế giới, vừa chính thức giới thiệu UR15 - cobot nhanh nhất trong lịch sử phát triển của hãng. Với tốc độ TCP (Tool Center Point) đạt tới 5m/s, UR15 có khả năng rút ngắn thời gian chu kỳ tới 30% so với các mẫu trước đó của UR trong các ứng dụng như pick-and-place.
Nhận định phiên giao dịch ngày 26/5: Xu hướng tăng trung hạn vẫn còn, nhưng ngắn hạn cần quan sát kỹ

Nhận định phiên giao dịch ngày 26/5: Xu hướng tăng trung hạn vẫn còn, nhưng ngắn hạn cần quan sát kỹ

Kết phiên ngày 23/5, VN Index tăng nhẹ 0,62 điểm lên mức 1.314,46 điểm, tạo thành cây nến doji cho thấy sự lưỡng lự của dòng tiền. Thanh khoản giảm mạnh còn hơn 16,8 nghìn tỷ đồng – thấp nhất trong nhiều phiên gần đây – là dấu hiệu cho thấy tâm lý thị trường đang thận trọng trước ngưỡng kháng cự 1.315–1.325 điểm. Trong ngắn hạn, thị trường nhiều khả năng tiếp tục giằng co, tích lũy trước khi có thể xác lập xu hướng rõ ràng hơn.
Nguồn năng lượng sạch ẩn sâu dưới lòng đất có thể cung cấp điện cho Trái Đất trong 170.000 năm

Nguồn năng lượng sạch ẩn sâu dưới lòng đất có thể cung cấp điện cho Trái Đất trong 170.000 năm

Một nguồn năng lượng sạch ẩn sâu trong vỏ Trái Đất có thể đủ để cung cấp năng lượng cho cả hành tinh trong hơn 170.000 năm, nếu được khai thác đúng cách - theo một nghiên cứu mới công bố trên Nature Reviews Earth & Environment.
Tử vi vòng quay công nghệ ngày 26/5/2025: Tuổi Tý gặp phải khó khăn, tuổi Dậu tin vui tài lộc

Tử vi vòng quay công nghệ ngày 26/5/2025: Tuổi Tý gặp phải khó khăn, tuổi Dậu tin vui tài lộc

Những bí ẩn của khoa học đời sống là "món ăn" tinh thần không thể thiếu trong cuộc sống của con người. Tử vi vòng quay công nghệ xem tử vi 12 con giáp ngày 26/5/2025 cho tất cả các tuổi nhằm dự đoán vận hạn về công danh, tiền bạc, tình duyên, sức khỏe...
Thanh niên Việt Nam là thế hệ vươn mình trong tương lai

Thanh niên Việt Nam là thế hệ vươn mình trong tương lai

TS. Nguyễn Tiến Hưng - Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đoàn, Phó Chủ tịch Trung ương Hội Sinh viên, Phó Bí thư Thành Đoàn, Chủ tịch Hội Sinh viên Việt Nam Thành phố Hà Nội nhấn mạnh: Các bạn thanh niên, sinh viên được đặt trọng trách và sự kỳ vọng rất lớn cho sự phát triển của dân tộc, của đất nước.
Robot AI thay con người sạc ô tô điện ở sân bay

Robot AI thay con người sạc ô tô điện ở sân bay

Các thương hiệu ô tô lớn như Huyndai, Kia bắt đầu sử dụng robot AI để thay thế con người sạc ô tô điện ở trạm sạc đặt tại sân bay Incheon (Hàn Quốc).
Lưu lượng và vận hành Tuabin hơi nước

Lưu lượng và vận hành Tuabin hơi nước

Trong vận hành tuabin hơi nước, thiết kế và kiểm soát tạp chất là hai yếu tố then chốt, quyết định trực tiếp đến hiệu suất và sản lượng điện.
Công nghệ mới chắp cánh cho nghiên cứu khoa học đi vào thực tiễn

Công nghệ mới chắp cánh cho nghiên cứu khoa học đi vào thực tiễn

Hội nghị khoa học thường niên 2025 “Công nghệ mới và ứng dụng trong lĩnh vực Điện - Điện tử - Tự động hóa” do Khoa Điện - Điện tử, Trường ĐH Giao thông Vận tải tổ chức, thu hút được 13 bài đăng tạp chí khoa học, 22 bài đăng kỷ yếu hội nghị.
Trường Tiểu học Đoàn Kết - môi trường giáo dục toàn diện về nhân cách, đạo đức và kỹ năng sống

Trường Tiểu học Đoàn Kết - môi trường giáo dục toàn diện về nhân cách, đạo đức và kỹ năng sống

Nằm yên bình trong con ngõ nhỏ trên đường Cổ Linh (phường Thạch Bàn, quận Long Biên, Hà Nội), Trường Tiểu học Đoàn Kết không chỉ là nơi gieo mầm tri thức mà còn là mái nhà thứ hai đầy yêu thương, nơi mỗi học sinh được khơi dậy đam mê, phát huy năng lực và trưởng thành trong sự chăm chút tận tụy của thầy cô.
Phân tích hiệu suất của bộ tạo chùm Null-Steering với điều khiển chỉ pha và chỉ biên độ thông qua thuật toán Bat

Phân tích hiệu suất của bộ tạo chùm Null-Steering với điều khiển chỉ pha và chỉ biên độ thông qua thuật toán Bat

Hai loại bộ tạo chùm thích ứng dựa trên thuật toán BAT (BA) để tạo mẫu trong tuyến tính cách đều (ULA), sử dụng điều khiển chỉ pha hoặc chỉ biên độ, đã được đề xuất trong các nghiên cứu trước đây. Bài báo này đánh giá ưu điểm và nhược điểm của các phương pháp này.
siement
Quảng cáo
moxa