Bộ Công Thương phối hợp Bộ Y tế hướng dẫn cách phòng chống dịch bệnh tại chợ truyền thống

Sự kiện
29/07/2021 23:07
Tại Hội nghị trực tuyến phổ biến, tập huấn Hướng dẫn phòng, chống Covid-19 tại chợ truyền thống, Bộ Công Thương và Bộ Y tế đã phối ban hành hướng dẫn cụ thể các biện pháp phòng ngừa dịch Covid-19.
aa

Để tạo thuận lợi cho công tác phòng chống dịch tại chợ đối với địa phương đang thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ, ngày 29/7/2021, tại Hà Nội, Hội nghị trực tuyến phổ biến, tập huấn Hướng dẫn phòng, chống Covid-19 tại chợ do Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với Bộ Y tế theo hình thức trực tuyến, kết nối tới đầu cầu 63 tỉnh, thành phố.

• Bộ Y tế tổ chức Hội nghị trực tuyến tập huấn Hướng dẫn phòng chống dịch Covid-19
• Cụ thể danh mục hàng hóa thiết yếu được lưu thông qua vùng dịch

bo cong thuong phoi hop bo y te huong dan cach phong chong dich benh tai cho truyen thong
Đảm bảo phòng chống dịch tại các chợ là điều mà các Bộ, ban ngành quan tâm

Cần chủ động trong công tác phòng chống dịch tại chợ

Ông Hoàng Anh Tuấn – Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương), “Hướng dẫn Phòng, chống dịch Covid-19 tại chợ” đã được Bộ Công Thương phối hợp xây dựng và Bộ Y tế ban hành (theo Công văn số 5858/BYT-MT ngày 21/7/2021 của Bộ Y tế, gọi tắt là Công văn 5858). Ngay sau khi Bộ Y tế ban hành, Bộ Công Thương đã có văn bản chỉ đạo Sở Công Thương các tỉnh/thành phố để phổ biến, áp dụng (Công văn 4353/BCT-TTTN ngày 22/7/2021).

Hướng dẫn phòng, chống dịch Covid-19 tại chợ áp dụng đối với các địa phương hiện đang thực hiện Chỉ thị số 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ và áp dụng cho các chợ (bao gồm cả chợ đầu mối và chợ bán lẻ); Hướng dẫn bao gồm các nội dung yêu cầu nhằm bảo đảm công tác phòng, dịch tại chợ đối với các tổ chức, cá nhân liên quan gồm: đơn vị quản lý chợ; hộ kinh doanh/người kinh doanh/ người lao động, khách hàng mua bán tại chợ; Ủy ban nhân dân các cấp được phân cấp quản lý chợ. Hướng dẫn đã được xây dựng rất cụ thể, chi tiết”, ông Hoàng Anh Tuấn nhấn mạnh.

Với vai trò quan trọng của chợ, đây là một hướng dẫn hết sức cần thiết giúp địa phương chủ động trong công tác phòng chống dịch tại chợ, nhằm đảm bảo công tác phòng chống dịch, vừa đảm bảo hoạt động cung ứng hàng hóa thiết yếu cho người dân.

Tại Hội nghị, đại diện Bộ Y tế hướng dẫn phòng, chống dịch Covid-19 tại chợ trong thời gian áp dụng Chỉ thị 16/CT-TTg:

Đối với Đơn vị Quản lý chợ:

1. Có kế hoạch/phương án phòng, chống dịch (PCD)
2. Công khai thông tin liên lạc của cán bộ đầu mối phụ trách công tác PCD.
3. Ký cam kết với chính quyền địa phương về việc thực hiện, tuân thủ các quy định, khuyến cáo về PCD
4. Tổ chức mua hàng theo một chiều.
5. Cung cấp đầy đủ khẩu trang; yêu cầu khai báo y tế hàng ngày (mã QR điểm kiểm dịch/Bluezone/giấy); thực hiện 5k.
6. Đo thân nhiệt tại cửa chợ; bố trí biển báo quy định PCD; nước sát khuẩn tay; khu vực xếp hàng có kẻ vạch giãn cách; thu, kiểm soát và quản lý Thẻ vào chợ, kiểm soát mật độ người vào chợ
7. Bố trí phòng/khu vực cách ly theo quy định.
8. Bố trí khu vực giao nhận hàng hoá; khử khuẩn phương tiện giao nhận nếu cần thiết; hạn chế tiếp xúc giữa người giao và nhận hàng.
9. Không bố trí làm việc và yêu cầu không đi làm đối với người có một trong các triệu chứng: mệt mỏi, sốt, ho, đau rát họng, khó thở và người thuộc đối tượng F1, F2; yêu cầu mọi người tự theo dõi sức khoẻ tại nhà và báo cho đơn vị quản lý, y tế khi có một trong cac triệu chứng nghi ngờ.
10. Tại các cửa hàng, gian hàng: Thực hiện giãn cách, bố trí vách ngăn
11. Bố trí thùng đựng chất thải có nắp đậy; khu vực rửa tay, nhà vệ sinh có đủ nước sạch, xà phòng/dung dịch sát khuẩn tay.
12. Thực hiện vệ sinh khử khuẩn theo hướng dẫn.
13. Yêu cầu hộ kinh doanh ký cam kết thực hiện tuân thủ các qui định, hướng dẫn về PCD.
14. Giảm số lượng người tại chợ.
15. Xử trí khi có người có các triệu chứng.
16. Truyền thông về việc thực hiện các biện pháp PCD.
17. Thường xuyên tự đánh giá nguy cơ lây nhiễm

Đối với hộ kinh doanh:

1. Chỉ bán các mặt hàng thiết yếu, tuân thủ việc sắp xếp bảo đảm khoảng cách, qui định về an toàn, vệ sinh thực phẩm.
2. Ký cam kết thực hiện tuân thủ các qui định, hướng dẫn về PCD và các điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm
3. Quản lý thông tin người lao động/làm việc, người bán hàng, yêu cầu thông báo khi có tiếp xúc với các trường hợp F0 hoặc F1.
4. Đảm bảo các yêu cầu PCD: vệ sinh khử khuẩn hàng ngày, thông thoáng, khoảng cách, có biển thông báo số điện thoại liên hệ khi cần thiết
5. Thông báo ngay nếu phát hiện bản thân hoặc người có triệu chứng; hạn chế tiếp xúc, giữ khoảng cách tối thiểu.
6. Nhắc nhở khách hàng luôn đeo khẩu trang, tuân thủ khoảng cách
7. Thường xuyên tự đánh giá nguy cơ lây nhiễm
8. Bản thân thực hiện các biện pháp PCD như hướng dẫn với người bán hàng.

Đối với khách hàng và người lao động:

1. Không đến chợ nếu có một trong các triệu chứng hoặc đang trong thời gian cách ly.
2. Khai báo y tế hàng ngày. Thực hiện Thông điệp 5K
3. Thông báo ngay nếu phát hiện bản thân hoặc người có triệu chứng
4. Đảm bảo an toàn PCD khi di chuyển đến chợ và ngược lại.
5. Người lao động ký cam kết thực hiện, tuân thủ qui định, hướng dẫn PCD và tự đánh giá nguy cơ lây nhiễm
6. Khách hàng đi chợ theo đúng ngày được qui định và nộp Thẻ vào chợ tại cổng.

Đối với UBND các cấp:

1. Sắp xếp, bố trí quầy hàng phù hợp, giảm số lượng khách trong cùng thời điểm, thực hiện 5K, hạn chế tiếp xúc gần.
2. Phân chia tần suất đi chợ của người dân trên địa bàn.
3. Bố trí cán bộ hướng dẫn người dân đảm bảo biện pháp PCD.
4. Tổ chức tập huấn, hướng dẫn, phổ biến cho các đơn vị quản lý chợ về các yêu cầu, qui định PCD.
5. Tổ chức truyền thông về các yêu cầu, qui định PCD.
6. Tổ chức lấy mẫu xét nghiệm nhanh định kỳ hàng tuần cho người lao động.
7. Đôn đốc, nhắc nhở, kiểm tra, giám sát.

bo cong thuong phoi hop bo y te huong dan cach phong chong dich benh tai cho truyen thong

Người dân đi chợ đều phải tuân thủ thực hiện đúng Chỉ thị và được kiểm tra thân nhiệt trước khi vào chợ

Áp dụng linh hoạt theo tình hình thực tế của từng địa phương

Theo ông Hoàng Tiến Dũng – Phó Trưởng phòng Tư vấn ứng dụng CNTT (Trung tâm ứng dụng CNTT Y tế, Cục CNTT, Bộ Y tế) giới thiệu về Bản đồ chống dịch – An toàn Covid-19. Theo đó, mục tiêu của Bản đồ nhằm xây dựng bản đồ các địa điểm bảo đảm an toàn chống dịch bao gồm các trường học, bệnh viện, doanh nghiệp, cơ sở lao động, khách sạn,… Bản đồ được công bố công khai với các cập nhật thời gian thực mỗi đơn vị; Cung cấp công cụ bảng kiểm và giao việc tại địa điểm theo các mẫu bảng kiểm được Bộ Y tế quy định và các bảng kiểm mở rộng theo đặc thù của cơ sở, tạo thói quen và hành động cụ thể hàng ngày về bảo đảm chống dịch; Cung cấp công cụ giám sát tình hình bảo đảm an toàn chống dịch tới Ban chỉ đạo để kiểm soát và chỉ đạo việc thực hiện bảo đảm an toàn chống dịch trên phạm vi toàn quốc tại từng cơ sở; Có khả năng mở rộng cung cấp hệ thống trao đổi 2 chiều từ Ban chỉ đạo đến từng cơ sở.

Tại các điểm cầu trực tuyến, đại diện các Phòng Quản lý thương mại của Sở Công Thương các tỉnh đều quan tâm đến những hướng dẫn cụ thể trong việc triển khai thực hiện tốt việc chống dịch tại chợ truyền thống. Nhiều đại diện có ý kiến về Công văn 5858, việc địa phương nào thực hiện theo hướng dẫn tại Hội nghị hay chỉ những địa phương thực hiện theo Chỉ thị 16; đối với các trung tâm thương mại, siêu thị thì thực hiện thế nào? kinh phí test nhanh của các hộ tiểu thương, kinh phí hoạt động của Ban quản lý chợ; việc thực hiện Bản đồ số phòng chống Covid; vấn đề truy vết F0, F1; vấn đề lưu thông, vận chuyển hàng hóa,…

Đại diện Bộ Y tế, Bộ Công Thương đã có trao đổi, giải đáp các thắc mắc của các địa phương liên quan tới các quy định về phòng chống dịch tại chợ.

Ông Trần Anh Dũng – Trưởng phòng Quản lý Sức khỏe môi trường và hóa chất (Cục Quản lý môi trường y tế, Bộ Y tế) nhấn mạnh, hướng dẫn theo Công văn 5858 chỉ áp dụng tại các địa phương theo Chỉ thị 16. Đối với Thẻ đi chợ, tùy theo thực tế địa phương có thể điều chỉnh cho phù hợp 1 thẻ có thể đi nhiều chợ. Về kinh phí test nhanh, theo Công văn 5858, tùy theo từng địa phương để áp dụng. Trong thời gian áp dụng Chỉ thị 16 thì áp dụng kinh phí nhà nước là phù hợp. Về vấn đề bố trí khu vực cách ly tạm thời, có thể bố trí khu vực bảo đảm giãn cách có khoảng cách tối thiểu trên 2m với các khu vực khác nhằm giảm tiếp xúc.

Hà An – Hà Anh

mtvh
Tin bài khác
Việt Nam tăng 15 bậc chỉ số Chính phủ điện tử

Việt Nam tăng 15 bậc chỉ số Chính phủ điện tử

Theo bảng xếp hạng chỉ số Chính phủ điện tử (EGDI), Việt Nam tăng 15 bậc so với báo cáo năm 2022 và tiệm cận mục tiêu top 50 vào năm 2025.
Nhận định chứng khoán ngày 20/9: Hướng về mốc 1.280 điểm

Nhận định chứng khoán ngày 20/9: Hướng về mốc 1.280 điểm

Phiên ngày 19/9 chứng kiến nỗ lực phục hồi bền bỉ của VN Index khi chinh phục thành công mốc kháng cự 1.270 điểm. Các chỉ báo kỹ thuật vẫn cho thấy xu hướng tích cực, dự báo chỉ số sẽ tiếp tục tăng điểm trong phiên giao dịch ngày 20/9, hướng tới mốc 1.280 điểm. Nhà đầu tư được khuyến nghị tận dụng các nhịp điều chỉnh để gia tăng tỷ trọng cổ phiếu trong các nhóm ngành đang thu hút dòng tiền mạnh.
Giá trị của cuộc sống.....không thay đổi!

Giá trị của cuộc sống.....không thay đổi!

Trong một cuộc hội thảo, một diễn thuyết gia nổi tiếng chậm rãi bước lên bục, rút trong túi ra một tờ 20USD.
Tử vi vòng quay công nghệ ngày 20/9/2024: Tuổi Dậu tình duyên khởi sắc, tuổi Tý hết sức thận trọng

Tử vi vòng quay công nghệ ngày 20/9/2024: Tuổi Dậu tình duyên khởi sắc, tuổi Tý hết sức thận trọng

Những bí ẩn của khoa học đời sống là "món ăn" tinh thần không thể thiếu trong cuộc sống của con người. Tử vi vòng quay công nghệ xem tử vi 12 con giáp ngày 20/9/2024 cho tất cả các tuổi nhằm dự đoán vận hạn về công danh, tiền bạc, tình duyên, sức khỏe...
Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam sẽ  tái thiết khu dân cư thôn Kho Vàng sau bão số 3

Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam sẽ tái thiết khu dân cư thôn Kho Vàng sau bão số 3

Được sự đồng ý của Thủ tướng Chính phủ, sự thống nhất của chủ tịch HĐTV PVN và Bí thư Tỉnh ủy Lào Cai, Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam sẽ đảm nhận việc tái thiết khu dân cư thôn Kho Vàng, xã Cốc Lầu, huyện Bắc Hà, Lào Cai.
Thị trường chứng khoán ngày 19/9: VN Index vượt mốc 1.270 điểm dù dòng tiền chậm lại

Thị trường chứng khoán ngày 19/9: VN Index vượt mốc 1.270 điểm dù dòng tiền chậm lại

Do ảnh hưởng của thị trường phái sinh, phiên ngày 19/9 chứng kiến dòng tiền thận trọng hơn. Tuy nhiên, thị trường vẫn có phiên tăng điểm thứ 3 liên tiếp và VN Index đã vượt ngưỡng cản 1.270 điểm. Khối ngoại cũng đóng góp tích cực khi mua ròng hơn 470 tỷ đồng, tập trung vào nhóm chứng khoán.
Doanh nghiệp dầu khí sử dụng công nghệ tự động hóa để kiểm soát việc đốt khí thải

Doanh nghiệp dầu khí sử dụng công nghệ tự động hóa để kiểm soát việc đốt khí thải

Các công nghệ như Giải pháp Giám sát Đốt khí thải (Flare Monitoring Solution) giúp cung cấp dữ liệu chính xác và phản ứng tự động hiệu quả, từ đó giảm lượng khí nhà kính xuống mức tối thiểu cần thiết để đảm bảo quá trình vận hành thành công.
Ngân hàng OCB thành lập công ty quản lý nợ và khai thác tài sản

Ngân hàng OCB thành lập công ty quản lý nợ và khai thác tài sản

Ngân hàng TMCP Phương Đông (ngân hàng OCB) thành lập Công ty Quản lý Nợ và Khai thác Tài sản trong bối cảnh nợ xấu tiếp tục tăng mạnh qua các năm, hiện tỷ lệ nợ xấu vượt 3%.
Dịch vụ xe tự hành phục vụ bệnh nhân tại Mỹ

Dịch vụ xe tự hành phục vụ bệnh nhân tại Mỹ

Contra Costa Transportation Authority (CCTA) và May Mobility, một công ty chuyên về công nghệ lái xe tự động, đã ra mắt Presto, một dịch vụ xe tự hành chung cho người dân tại Martinez, California và các bệnh nhân của Trung tâm Y tế Khu vực Contra Costa (Bệnh viện Quận).
Nhận định chứng khoán ngày 19/9: Tiếp tục đà tăng, hướng về mốc 1.270 điểm

Nhận định chứng khoán ngày 19/9: Tiếp tục đà tăng, hướng về mốc 1.270 điểm

Sau phiên giao dịch sôi động và tích cực ngày 18/9, thị trường chứng khoán được kỳ vọng sẽ duy trì đà tăng trong phiên ngày 19/9. Dòng tiền chủ động tham gia, thanh khoản cải thiện cùng tín hiệu kỹ thuật khả quan cho thấy VN Index có thể chinh phục mốc 1.270 điểm.