timtos

Bộ trưởng Bộ Công Thương: Cần cơ chế đủ mạnh để đẩy nhanh tiến độ điện hạt nhân Ninh Thuận

Công nghiệp năng lượng
17/02/2025 18:10
Phát biểu giải trình tại Quốc hội sáng 17/2, Bộ trưởng Bộ Công Thương đã làm rõ một số vấn đề về các cơ chế, chính sách đặc thù cho điện hạt nhân Ninh Thuận.
aa
Thành lập Ban Chỉ đạo xây dựng nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận Thủ tướng giao Petrovietnam làm chủ đầu tư Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 2

Sáng 17/2/2025, tiếp tục Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, Quốc hội thảo luận tại hội trường về các cơ chế, chính sách đặc thù đầu tư xây dựng dự án điện hạt nhân Ninh Thuận.

Bộ trưởng Bộ Công Thương: Cần cơ chế đủ mạnh để đẩy nhanh tiến độ điện hạt nhân Ninh Thuận
Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên

Phát biểu giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên trân trọng cảm ơn các vị đại biểu Quốc hội đã tham gia góp ý rất tâm huyết, trách nhiệm đối với dự thảo Nghị quyết về cơ chế, chính sách đặc thù về dự án điện hạt nhân Ninh Thuận.

Trong phiên thảo luận tại tổ, đã có 44 lượt đại biểu Quốc hội phát biểu ý kiến. Qua tổng hợp, đa số đại biểu Quốc hội đã tán thành sự cần thiết ở những nội dung cơ bản của Nghị quyết này. Bộ Công Thương đã có Báo cáo tiếp thu, giải trình gửi tới các vị đại biểu Quốc hội nghiên cứu.

"Chúng tôi trân trọng cảm ơn và nghiêm túc tiếp thu các ý kiến xác đáng để tiếp tục hoàn thiện dự thảo, trình Quốc hội xem xét, thông qua" - Bộ trưởng nói.

Để làm rõ thêm một số vấn đề mà nhiều đại biểu Quốc hội quan tâm, Bộ trưởng Bộ Công Thương đề cập 5 nhóm vấn đề chính:

Thứ nhất, sự cần thiết ban hành Nghị quyết. Chúng ta đã biết, nhu cầu điện ở nước ta trong những năm tới rất lớn để đáp ứng nhu cầu tăng trưởng 8-10% trở lên đến năm 2030. Theo dự thảo Quy hoạch Điện VIII điều chỉnh, tổng công suất toàn hệ thống của đến năm 2030 dự kiến khoảng 230.000 MW, tức gấp 3 lần công suất hiện nay.

Trong khi đó, chúng ta đã cam kết với quốc tế là đạt trung hoà cac bon vào năm 2050, cho nên phải phát triển rất mạnh các loại hình nguồn điện, nhất là năng lượng tái tạo để chúng ta đáp ứng được nhu cầu điện năng tăng thêm và nhu cầu điện sạch để phát triển kinh tế đất nước.

Trong khi đó, điện hạt nhân là nguồn điện sạch, điện nền, công suất khả dụng cao, có khả năng cung cấp điện năng ổn định và giá thành hợp lý trong dài hạn, góp phần bảo đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, đáp ứng mục tiêu tăng trưởng 2 con số về kinh tế trong kỷ nguyên mới. Vì vậy, Trung ương, Quốc hội và Chính phủ đã chỉ đạo tái khởi động Chương trình phát triển điện hạt nhân và các Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận.

Đây là dự án có công nghệ phức tạp và chỉ một số ít quốc gia sở hữu và nhu cầu vốn đầu tư rất lớn. Thông thường trên thế giới, để hoàn thành đầu tư một dự án điện hạt nhân có quy mô tương tự, thời gian từ khi phê duyệt đầu tư đến khi vận hành trong khoảng 10 năm; trong đó, dự án tiến độ nhanh nhất khoảng 7-8 năm và đều phải có cơ chế chính sách đặc thù để thực hiện dự án này.

Do tính chất phức tạp của dự án điện hạt nhân và lần đầu tiên được xây dựng ở nước ta, để bảo đảm mục tiêu hoàn thành dự án trong năm 2030-2031 thì rất cần có các cơ chế, chính sách đặc thù, đủ mạnh như trong dự thảo Nghị quyết để đẩy nhanh tiến độ và rút ngắn thời gian thực hiện.

Bộ trưởng Bộ Công Thương: Cần cơ chế đủ mạnh để đẩy nhanh tiến độ điện hạt nhân Ninh Thuận
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cho rằng, khi được Quốc hội thông qua, các cơ chế, chính sách đặc thù sẽ tạo thuận lợi và khả thi cho việc triển khai đồng bộ.

Thứ hai, về cơ sở chính trị, pháp lý ban hành Nghị quyết. Bộ trưởng Bộ Công Thương cho biết, Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã thống nhất chủ trương tái khởi động chương trình phát triển điện hạt nhân và dự án điện hạt nhân Ninh Thuận.

Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XV cũng đã ban hành Nghị quyết số 174 về việc “Tiếp tục thực hiện chủ trương đầu tư dự án điện hạt nhân Ninh Thuận”; đồng thời, trước đó Quốc hội khóa XII đã ban hành Nghị quyết số 41 về chủ trương đầu tư dự án điện hạt nhân Ninh Thuận, trong đó tại Điều 4 quy định: Chính phủ nghiên cứu xây dựng cơ chế, chính sách đặc thù cho phép chủ đầu tư tích lũy nguồn vốn; cung cấp tín dụng; bồi thường, hỗ trợ tái định cư; ổn định đời sống nhân dân… để trình Quốc hội xem xét, quyết định.

Thực hiện chỉ đạo của Bộ Chính trị (tại Thông báo số 121 ngày 6/2/2025) và Nghị quyết của Quốc hội khóa XII (tại Nghị quyết số 41 như tôi vừa trình bày), Chính phủ đã có Tờ trình số 74 ngày 8/2/2025, trình Quốc hội xem xét, thông qua các cơ chế, chính sách đặc thù cho Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận.

Thứ ba, về phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng. Về phạm vi điều chỉnh: Chính phủ chỉ đề xuất cơ chế, chính sách đặc thù thuộc thẩm quyền của Quốc hội được áp dụng cho 5 nhóm công việc, bao gồm: Lựa chọn nhà đầu tư và nhà thầu; chuẩn bị và thực hiện đầu tư; cơ chế tài chính và thu xếp vốn đầu tư; tiêu chuẩn, quy chuẩn, hướng dẫn kỹ thuật và định mức, đơn giá và di dân, tái định cư, bảo đảm an sinh xã hội khu vực của dự án.

Về đối tượng áp dụng: Cơ chế, chính sách đặc thù nêu trên chỉ áp dụng cho dự án điện hạt nhân Ninh Thuận 1, Ninh Thuận 2 và các dự án thành phần đã được Quốc hội khóa XII thông qua tại Nghị quyết số 41. Thời gian áp dụng kể từ thời điểm Nghị quyết có hiệu lực tới khi hoàn thành đầu tư dự án và đưa vào vận hành, khai thác.

"Tiếp thu ý kiến góp ý của các đại biểu, cơ quan soạn thảo xin điều chỉnh theo hướng chỉ nêu chung “chủ đầu tư dự án”, đồng thời bổ sung đối tượng áp dụng “tỉnh Ninh Thuận” và “đơn vị được giao nhiệm vụ chuẩn bị dự án”. Những chính sách đặc thù khác nếu có sẽ được Chính phủ tiếp tục nghiên cứu, tổng kết và trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định trong thời gian tới" - Bộ trưởng nêu rõ.

Thứ tư, về tính đồng bộ, thống nhất, khả thi của các cơ chế, chính sách đặc thù. Do dự án điện hạt nhân Ninh Thuận có quy mô rất lớn, công nghệ phức tạp, chưa có kinh nghiệm thực hiện ở nước ta nên rất cần có các cơ chế, chính sách đặc thù, đủ mạnh.

Tuy nhiên, cơ chế, chính sách này chưa được quy định hoặc khác với các quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam nên rất cần phải được Quốc hội thông qua, ban hành Nghị quyết để tạo cơ sở pháp lý cho các Bộ, ngành và tỉnh Ninh Thuận thực hiện trong thời gian tới.

Người đứng đầu ngành Công Thương nhấn mạnh, khi được Quốc hội thông qua, các cơ chế, chính sách đặc thù nêu trên sẽ tạo thuận lợi và khả thi cho việc triển khai đồng bộ, đồng thời nhiều hạng mục công trình của dự án như việc đàm phán hiệp định đối tác, với tổng thầu thực hiện các gói thầu chìa khóa trao tay; lập, phê duyệt báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, nghiên cứu khả thi; thu xếp vốn đầu tư; đền bù di dân, tái định cư, chuẩn bị mặt bằng xây dựng; đào tạo nguồn nhân lực,… để góp phần đẩy nhanh tiến độ thực hiện, bảo đảm hoàn thành dự án theo chỉ đạo của lãnh đạo Đảng, Nhà nước.

Việc thực hiện dự án này chúng ta còn có sự giám sát rất chặt chẽ của tổ chức năng lượng quốc tế IAEA, nên chúng ta hoàn toàn có thể yên tâm.

Theo Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên, để thực hiện mục tiêu hoàn thành dự án trong năm 2030-2031, góp phần bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia, đáp ứng nhu cầu điện năng cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong kỷ nguyên mới và chào mừng kỷ niệm 100 năm ngày thành lập Đảng, 85 năm ngày thành lập nước, rất cần phải có cơ chế, chính sách đặc thù để đẩy nhanh tiến độ thực hiện.

Vì vậy, Chính phủ kính đề nghị Quốc hội xem xét, thông qua Nghị quyết về các cơ chế, chính sách đặc thù cho dự án điện hạt nhân Ninh Thuận ngay tại Kỳ họp này để làm cơ sở triển khai thực hiện, tận dụng các điều kiện thuận lợi, tinh thần và khí thế tiến công, vượt khó, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các công việc quan trọng ban đầu của dự án.

"Với tinh thần cầu thị, khẩn trương, không cầu toàn nhưng cũng không nóng vội, chủ quan, sau phiên thảo luận hôm nay, chúng tôi cam kết sẽ cùng cơ quan chủ trì thẩm tra quán triệt thực hiện nghiêm túc ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo cấp cao, nghiên cứu kỹ lưỡng và tiếp thu tối đa ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội để hoàn thiện dự thảo Nghị quyết, trình Quốc hội xem xét, thông qua vào cuối kỳ họp này, làm cơ sở để khẩn trương triển khai thực hiện dự án" - Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên nhấn mạnh.

Trong quá trình triển khai dự án, nếu phát sinh các vấn đề mới hoặc phải sửa đổi, bổ sung những cơ chế, chính sách này, Chính phủ tiếp tục nghiên cứu để đề xuất cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

tudonghoangaynay.vn
Bài liên quan
Tin bài khác
Nhật Bản muốn cùng Việt Nam lấp lỗ hổng nhân lực bán dẫn

Nhật Bản muốn cùng Việt Nam lấp lỗ hổng nhân lực bán dẫn

Nhật Bản thiếu nhân lực bán dẫn tại vùng Kyushu nên mong muốn Việt Nam hợp tác cung cấp nhân lực để tăng cường nhân lực trong chuỗi cung ứng chip.
Thị trường chứng khoán ngày 20/2: NVL bứt phá mạnh mẽ, thị trường giữ vững đà tăng

Thị trường chứng khoán ngày 20/2: NVL bứt phá mạnh mẽ, thị trường giữ vững đà tăng

Thị trường ghi nhận sự khởi sắc khi VN Index tiếp tục duy trì đà tăng. Đáng chú ý, cổ phiếu NVL trở thành tâm điểm với khối lượng khớp lệnh đột biến, gấp hơn 4 lần trung bình 10 phiên gần nhất, cùng nhiều mã midcap và penny khác tăng kịch trần. Dù vậy, áp lực chốt lời xuất hiện vào cuối phiên, trong khi khối ngoại quay đầu bán ròng hơn 390 tỷ đồng.
Ba Hội nghề nghiệp ICT ký hợp tác phối hợp triển khai Nghị quyết 57

Ba Hội nghề nghiệp ICT ký hợp tác phối hợp triển khai Nghị quyết 57

3 Hội nghề nghiệp lĩnh vực ICT: Hội Vô tuyến - Điện tử Việt Nam, Hội Tự động hóa Việt Nam và Hội Tin học Việt Nam đã ký kết thỏa thuận hợp tác triển khai Nghị quyết 57-NQ/TW của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, tại sự kiện "Gặp gỡ ICT - Xuân Ất Tỵ 2025".
Tử vi vòng quay công nghệ ngày 21/2/2025: Tuổi Ngọ tín hiệu tích cực, tuổi Dậu dự báo rắc rối

Tử vi vòng quay công nghệ ngày 21/2/2025: Tuổi Ngọ tín hiệu tích cực, tuổi Dậu dự báo rắc rối

Những bí ẩn của khoa học đời sống là "món ăn" tinh thần không thể thiếu trong cuộc sống của con người. Tử vi vòng quay công nghệ xem tử vi 12 con giáp ngày 21/2/2025 cho tất cả các tuổi nhằm dự đoán vận hạn về công danh, tiền bạc, tình duyên, sức khỏe...
Nhận định phiên giao dịch ngày 20/2: Cẩn trọng trong phiên đáo hạn phái sinh

Nhận định phiên giao dịch ngày 20/2: Cẩn trọng trong phiên đáo hạn phái sinh

Phiên giao dịch ngày 19/2 chứng kiến VN Index tăng mạnh, đóng cửa tại mức cao nhất phiên 1.288,56 điểm. Dòng tiền lan tỏa rộng, đặc biệt khối ngoại đảo chiều mua ròng hơn 350 tỷ đồng trên HoSE.
Tổng Giám đốc Vingroup: Chúng tôi sẽ tiếp tục đầu tư mạnh mẽ vào nghiên cứu khoa học

Tổng Giám đốc Vingroup: Chúng tôi sẽ tiếp tục đầu tư mạnh mẽ vào nghiên cứu khoa học

"Chúng tôi tin rằng có cơ chế khuyến khích hợp lý, làn sóng tiêu dùng xanh sẽ lan tỏa nhanh chóng góp phần hiện thực cam kết phát thải của quốc gia"- Ông Nguyễn Việt Quang, Tổng Giám đốc Tập đoàn Vingroup chia sẻ.
Vũ Thế Long và tình yêu với ẩm thực Việt

Vũ Thế Long và tình yêu với ẩm thực Việt

Văn hóa giải trí là “món ăn” tinh thần không thể thiếu, mang đến sự thư giãn và cảm hứng cho mọi người. Đặc biệt, trong lĩnh vực khoa học, công nghệ - Nơi thường gắn với sự khô khan của máy móc và thiết bị.
THACO sẽ giúp cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia vào chuỗi sản xuất

THACO sẽ giúp cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia vào chuỗi sản xuất

Đó là lời khẳng định của ông Trần Bá Dương, Chủ tịch THACO tại Hội nghị Thường trực Chính phủ gặp gỡ doanh nghiệp.
Petrovietnam đủ năng lực xây dựng nhà máy điện hạt nhân

Petrovietnam đủ năng lực xây dựng nhà máy điện hạt nhân

Sáng 19/2, tại Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về một số cơ chế, chính sách đặc thù đầu tư xây dựng dự án điện hạt nhân Ninh Thuận. Kết quả biểu quyết điện tử cho thấy, có 459/460 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 96.03% tổng số đại biểu Quốc hội.
Thị trường chứng khoán ngày 19/2:  Cổ phiếu bất động sản khởi sắc, VN – Index tăng mạnh

Thị trường chứng khoán ngày 19/2: Cổ phiếu bất động sản khởi sắc, VN – Index tăng mạnh

Thị trường chứng khoán ngày 19/2 chứng kiến sự phục hồi mạnh mẽ, đặc biệt là nhóm cổ phiếu bất động sản, giúp VN-Index ghi nhận mức tăng mạnh nhất trong vòng 2 tuần qua.
hoi-thao-khoa-hoc-phat-trien-giao-thong-xanh
Quảng cáo
qc-may-tinh