acecook

Các doanh nghiệp nhà nước cần thực hiện 7 giải pháp, 6 nhiệm vụ tiên phong trong chuyển đổi số

Doanh nghiệp, Doanh nhân
08/05/2025 10:10
Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo số 216/TB-VPCP ngày 6/5/2025 kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại Hội nghị với doanh nghiệp nhà nước về tiên phong trong chuyển đổi số và thúc đẩy tăng trưởng.
aa
Các doanh nghiệp nhà nước cần thực hiện 7 giải pháp, 6 nhiệm vụ tiên phong trong chuyển đổi số
Doanh nghiệp nhà nước tiên phong trong chuyển đổi số và thúc đẩy tăng trưởng.

Thông báo nêu: Thủ tướng Chính phủ đánh giá cao nội dung Báo cáo của Bộ Tài chính, biểu dương đại diện các doanh nghiệp đã phát biểu ý kiến, đề xuất các giải pháp tiên phong trong chuyển đổi số và thúc đẩy tăng trưởng, góp phần duy trì ổn định kinh tế vĩ mô. Mặc dù, số lượng doanh nghiệp nhà nước chiếm phần không lớn trong tổng số gần 1 triệu doanh nghiệp đang hoạt động của nước ta nhưng lại nắm giữ một lực lượng vật chất rất quan trọng của nền kinh tế.

Doanh nghiệp nhà nước có vai trò, vị trí quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội. Do đó, các doanh nghiệp nhà nước phải phát triển, tăng trưởng, ngày càng lớn mạnh, trưởng thành, trên cơ sở thúc đẩy khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, dựa vào kinh tế tuần hoàn, kinh tế tri thức, kinh tế sáng tạo để tăng năng năng suất lao động; vừa phát triển chính doanh nghiệp, vừa góp phần quan trọng trong sự phát triển nhanh và bền vững của đất nước, góp phần thực hiện 02 mục tiêu chiến lược 100 năm (phấn đấu đến năm 2030 kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng trở thành nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao và đến năm 2045 kỷ niệm 100 năm thành lập nước là nước phát triển, thu nhập cao). Trong quá trình thực hiện hai mục tiêu chiến lược này, phải đáp ứng yêu cầu ổn định và phát triển, ổn định lòng dân, ổn định chính trị, bảo đảm trật tự an toàn xã hội; phát triển nhanh, bền vững mới có nguồn lực để ổn định, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân và xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, tích cực, chủ động hội nhập quốc tế sâu rộng, thực chất, hiệu quả.

Các doanh nghiệp nhà nước cần thực hiện 7 giải pháp tiên phong trong chuyển đổi số

Chuyển đổi số là một yêu cầu khách quan, là lựa chọn chiến lược và ưu tiên hàng đầu trong quá trình phát triển kinh tế số của doanh nghiệp và của đất nước. Trong đó, các doanh nghiệp nhà nước có nguồn lực, điều kiện, nhân sự cần phải tiên phong trong chuyển đổi số, đóng vai trò dẫn dắt trong chuyển đổi số của đất nước, tham gia xây dựng Chính phủ số, xã hội số và công dân số. Các doanh nghiệp nhà nước cần thực hiện một số giải pháp tiên phong trong chuyển đổi số như sau:

(1) Hoàn thiện các quy trình, quy định theo chuyển đổi số chung của cả nước và của từng doanh nghiệp.

(2) Số hóa, chuẩn hóa hồ sơ, tài liệu và xây dựng cơ sở dữ liệu của doanh nghiệp. Xây dựng, ứng dụng, trí tuệ nhân tạo để sử dụng hiệu quả cơ sở dữ liệu của doanh nghiệp.

(3) Tập trung phát triển hạ tầng số của doanh nghiệp nhà nước và góp phần vào sự phát triển hạ tầng số của cả nước. Việc phát triển hạ tầng số của từng tập đoàn, tổng công ty phải gắn với phát triển hạ tầng số của đất nước.

(4) Xây dựng sản phẩm, dịch vụ số của doanh nghiệp. Lãnh đạo doanh nghiệp tiến tới ứng dụng chuyển đổi số trong quản lý, điều hành phù hợp với sự phát triển của doanh nghiệp.

(5) Chú trọng an toàn, bền vững trong chuyển đổi số. Ứng dụng chuyển đổi số để phát triển nhanh, mạnh, hiệu quả nhưng phải quản lý được, đặc biệt là quản lý dữ liệu số, từ đó góp phần vào an ninh, an toàn mạng quốc gia.

(6) Chú trọng phát triển nguồn nhân lực số, từ đó đóng góp vào xây dựng công dân số của đất nước. Nguồn nhân lực là vốn quý nhất và nhân lực số đóng vai trò quyết định trong chuyển đổi số.

(7) Tập trung chuyển đổi số, tiếp cận với các nước tiên tiến trên thế giới góp phần tiết giảm chi phí và thúc đẩy tăng trưởng nhanh, bền vững.

Các doanh nghiệp nhà nước cần tập trung thực hiện 6 nhiệm vụ trọng tâm

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu doanh nghiệp nhà nước phải phấn đấu tăng trưởng hai con số, đảm bảo tăng trưởng nhanh, bền vững, góp phần thúc đẩy tăng trưởng GDP cả nước từ 8% trở lên năm 2025 và tăng trưởng hai con số những năm tới, ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn, giảm nợ công, giảm nợ nước ngoài, giảm nợ Chính phủ; trong đó, doanh nghiệp nhà nước phải chú ý các động lực tăng trưởng truyền thống về tiêu dùng, đầu tư, xuất khẩu và thúc đẩy các động lực tăng trưởng mới. Các doanh nghiệp nhà nước cần tập trung thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm sau:

(1) Về xuất khẩu: Cần chủ động đa dạng hóa, mở rộng thị trường trong bối cảnh xuất khẩu được nhìn nhận đang gặp nhiều khó khăn đến từ cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn, xu hướng bảo hộ và xung đột địa chính trị. Củng cố các thị trường truyền thống, tìm kiếm các thị trường mới, tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu, hướng tới phát triển thị trường bền vững, lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ.

(2) Về đầu tư: Cần tiếp tục chủ động tăng cường, đẩy nhanh các dự án đầu tư, đưa nguồn lực vào sản xuất, kinh doanh, đồng thời tiết kiệm hơn nữa để tập trung cho đầu tư, nâng cao hiệu quả đầu tư, giảm hệ số hiệu quả sử dụng vốn (ICOR); kịp thời có các giải pháp giải quyết các khó khăn về đầu tư, thúc đẩy công tác đầu tư đạt tiến độ và hiệu quả.

(3) Về tiêu dùng: Chú trọng, tập trung khai thác thị trường nội địa, mở rộng và đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước, từ đó góp phần làm mới lại động lực tăng trưởng.

(4) Chú trọng áp dụng quản trị thông minh, từ đó giảm chi phí quản lý để dành cho đầu tư, phát triển.

(5) Tăng cường phối hợp, hỗ trợ, học hỏi lẫn nhau để cùng phát triển.

(6) Chú trọng công tác khen thưởng kịp thời; khuyến khích người dám nghĩ, dám làm, dám đổi mới sáng tạo, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung.

Nhanh chóng tháo gỡ các vướng mắc về thể chế cho doanh nghiệp nhà nước

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền thường xuyên rà soát, nhanh chóng tháo gỡ các vướng mắc về thể chế cho doanh nghiệp nhà nước; chủ động rà soát, loại bỏ các thủ tục hành chính rườm rà, tiến tới giảm ít nhất 30% thủ tục hành chính, giảm 30% thời gian xử lý thủ tục hành chính và chi phí tuân thủ; tập trung phát triển các hạ tầng chiến lược để giảm chi phí đầu vào cho doanh nghiệp.

Đồng thời, nâng cao hiệu quả công tác đào tạo từ đó cung ứng được nguồn nhân lực chất lượng cao cho doanh nghiệp; góp phần phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lợi ích nhóm; tập trung giải ngân đầu tư công.

Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan: (i) Trao đổi, phối hợp, thống nhất với Bộ Công an để tháo gỡ các vướng mắc của Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030; rà soát, loại bỏ các thủ tục hành chính, đặc biệt là các thủ tục hành chính liên quan tới chuyển đổi số; (ii) Đẩy mạnh phát triển thị trường khoa học và công nghệ, sớm hình thành sàn giao dịch công nghệ hỗ trợ các doanh nghiệp tiếp cận và ứng dụng khoa học và công nghệ trong sản xuất; (iii) Tăng cường hợp tác quốc tế, tạo cầu nối giữa cung, cầu công nghệ thúc đẩy phát triển thị trường công nghệ trong nước.

Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan: (i) Tập trung xây dựng, trình ban hành Luật thay thế Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp (Luật số 69/2014/QH13) theo nguyên tắc "cái gì biết mới quản, không biết thì không quản", tinh thần là phải đổi mới, tăng cường phân cấp phân quyền; (ii) Tham mưu chính sách miễn giảm, giãn hoãn thuế, lệ phí, tiền thuê đất; hoàn thuế VAT nhanh chóng, thuận tiện.

Bộ Ngoại giao rà soát, thúc đẩy việc thực hiện Nghị quyết số 59-NQ/TW ngày 24 tháng 01 năm 2025 của Bộ Chính trị về hội nhập quốc tế trong tình hình mới giúp kết nối doanh nghiệp trong nước, doanh nghiệp nước ngoài, kết nối nền kinh tế Việt Nam với nền kinh tế các nước.

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tham mưu, điều hành chính sách tiền tệ, ổn định tỷ giá, giảm mặt bằng lãi suất, có các gói tín dụng ưu đãi cho các lĩnh vực và khoanh nợ, giãn hoãn nợ khi doanh nghiệp khó khăn do yếu tố khách quan.

chinhphu.vn
trien-lam-quoc-te
Tin bài khác
Người dân ngày càng được trải nghiệm nhiều hơn với Robot dịch vụ

Người dân ngày càng được trải nghiệm nhiều hơn với Robot dịch vụ

Robot dịch vụ đang hiện diện trong cuộc sống của chúng ta hàng ngày. Việc hiểu và thích nghi với sự phát triển này là một phần quan trọng đối với con người trong thời đại số.
Cách "bắt bệnh" và chăm sóc động cơ, bộ truyền động

Cách "bắt bệnh" và chăm sóc động cơ, bộ truyền động

Việc kiểm tra chất lượng nguồn điện và theo dõi hiệu suất hoạt động giống như việc "khám sức khỏe", giúp kỹ thuật viên nắm rõ tình trạng chung của hệ thống máy móc.
Nhận định phiên giao dịch ngày 8/5: Kỳ vọng đà tăng tiếp diễn nhưng thận trọng trước thông tin đàm phán thuế quan

Nhận định phiên giao dịch ngày 8/5: Kỳ vọng đà tăng tiếp diễn nhưng thận trọng trước thông tin đàm phán thuế quan

Sau ba phiên tăng liên tiếp, thị trường bước vào vùng kháng cự mạnh 1.260–1.270 điểm. Tuy nhiên, phiên ngày 8/5 có thể xuất hiện rung lắc ngắn hạn khi thị trường chờ đợi kết quả cuộc đàm phán thuế quan giữa Việt Nam và Mỹ. Nếu thông tin tích cực được công bố, VN Index có thể bứt phá về vùng 1.280–1.310 điểm; ngược lại, rủi ro điều chỉnh sẽ gia tăng nếu kỳ vọng bị thất vọng.
Thị trường gọi xe công nghệ cạnh tranh khốc liệt, Grab Việt Nam có thể bứt phá?

Thị trường gọi xe công nghệ cạnh tranh khốc liệt, Grab Việt Nam có thể bứt phá?

Grab Việt Nam, một trong những siêu ứng dụng hàng đầu tại Đông Nam Á, đang đứng trước một giai đoạn then chốt với sự thay đổi ở vị trí lãnh đạo cao nhất và bối cảnh thị trường ngày càng cạnh tranh khốc liệt. Việc tái định hình chiến lược, củng cố vị thế và thúc đẩy tăng trưởng bền vững là những kỳ vọng đặt ra trong bối cảnh mới này.
Thị trường chứng khoán ngày 7/5: Tăng phiên thứ 3 liên tiếp, VN Index tái lập mốc 1.250 điểm

Thị trường chứng khoán ngày 7/5: Tăng phiên thứ 3 liên tiếp, VN Index tái lập mốc 1.250 điểm

Thị trường tiếp tục ghi nhận một phiên giao dịch khởi sắc trong ngày 7/5 khi VN Index bật tăng hơn 8 điểm, chinh phục lại ngưỡng 1.250 điểm. Đà tăng lan tỏa rộng, đặc biệt tập trung vào nhóm bất động sản và dầu khí, trong khi khối ngoại trở lại mua ròng mạnh với giá trị hơn 900 tỷ đồng.
Tử vi vòng quay công nghệ ngày 8/5/2025: Tuổi Sửu gặp may mắn, tuổi Ngọ khó thăng tiến

Tử vi vòng quay công nghệ ngày 8/5/2025: Tuổi Sửu gặp may mắn, tuổi Ngọ khó thăng tiến

Những bí ẩn của khoa học đời sống là "món ăn" tinh thần không thể thiếu trong cuộc sống của con người. Tử vi vòng quay công nghệ xem tử vi 12 con giáp ngày 8/5/2025 cho tất cả các tuổi nhằm dự đoán vận hạn về công danh, tiền bạc, tình duyên, sức khỏe...
Giải pháp xử lý thông minh kho kiến thức công nghiệp

Giải pháp xử lý thông minh kho kiến thức công nghiệp

Khi các nhân viên có kinh nghiệm nghỉ hưu, sự lo lắng về kiến thức kinh nghiệm của họ bị mai một, mất hiệu quả trong duy trì và đổi mới hoạt động. Tài liệu truyền thống thường bị phân mảnh, đòi hỏi nỗ lực thủ công đáng kể để biên soạn, diễn giải và áp dụng. Công cụ mới giúp giải quyết vấn đề này bằng cách nắm bắt cấu trúc chuyên môn trong một kho lưu trữ trung tâm an toàn, có thể được truy cập bằng các cuộc trò chuyện bằng ngôn ngữ tự nhiên.
Vinamilk – điểm tựa đáng tin cậy của hàng triệu gia đình Việt

Vinamilk – điểm tựa đáng tin cậy của hàng triệu gia đình Việt

Những ngày gần đây, trong cơn nhiễu loạn của “ma trận sữa giả”, niềm tin người tiêu dùng lung lay dữ dội. Nhưng giữa vùng tối ấy, Vinamilk vẫn sáng lên như một bảo chứng vàng cho chất lượng – bền vững từ quy chuẩn đến niềm tin.
BIDV triển khai định danh điện tử dành cho khách hàng tổ chức

BIDV triển khai định danh điện tử dành cho khách hàng tổ chức

Ngày 05/05/2025, BIDV chính thức ra mắt hệ thống định danh điện tử (eKYC) dành cho khách hàng tổ chức. Với giải pháp này, khách hàng tổ chức có thể thực hiện toàn bộ quy trình mở tài khoản và đăng ký dịch vụ ngân hàng điện tử của BIDV bằng phương thức trực tuyến.
Cơ chế thử nghiệm có kiểm soát trong lĩnh vực ngân hàng

Cơ chế thử nghiệm có kiểm soát trong lĩnh vực ngân hàng

Chính phủ đã ban hành Nghị định số 94/2025/NĐ-CP quy định về Cơ chế thử nghiệm có kiểm soát trong lĩnh vực ngân hàng.
siement
Quảng cáo
moxa