Chip bán dẫn cho ngành công nghiệp ô tô sẽ được cải thiện khi Công ty TNHH Sản xuất Chất bán dẫn Đài Loan (TSMC) đang triển khai các bước để tăng sản lượng chip bán dẫn cho ngành này lên 60% so với năm 2020.
Việt Nam đừng nên lỡ chuyến tàu của nền sản xuất vi mạch toàn cầu
Theo TSMC, tình trạng khan hiếm chip bán dẫn hiện nay là do sự tăng tốc của quá trình chuyển đổi số ở nhiều ngành nghề khác nhau dẫn đến nhu cầu quá cao. Tuy nhiên để ưu tiên chip bán dẫn cho ngành công nghiệp ô tô đang thiếu hụt nghiêm trọng TSMC sẽ phân bổ lại công suất sản xuất chip bán dẫn cho các ngành công nghiệp khác.
TSMC cho biết đã cố gắng tăng sản lượng năm 2021 cho bộ vi điều khiển (MCU), một trong những thành phần quan trọng trong các sản phẩm bán dẫn ô tô lên 60% so với mức năm 2020.
Ngoài ra, TSMC cũng sẽ tiếp tục làm việc với chuỗi cung ứng ô tô để giải quyết tình trạng thiếu hụt hiện nay.
Tình trạng thiếu hụt chip bán dẫn diễn ra trên toàn cầu, bắt đầu từ năm ngoái, đã khiến một số dây chuyền sản xuất ô tô phải đóng cửa và cũng đang ảnh hưởng đến các thiết bị điện tử tiêu dùng.
Đến mức nhiều công ty công nghệ lớn của Mỹ phải kêu gọi chính phủ trợ cấp sản xuất chip. Một số công ty công nghệ hàng đầu thế giới, bao gồm Apple, Microsoft, Google, Amazon cũng đã cùng với các nhà sản xuất chip hàng đầu như Intel thành lập một nhóm vận động hành lang mới để thúc đẩy chính phủ Mỹ trợ cấp sản xuất chip bán dẫn.
Trong khi đó, do lo ngại sự mất cân bằng trong phân phối cung ứng chip bán dẫn cho các ngành công nghiệp sản xuất khác, một Liên minh mới bao gồm một số công ty tiêu thụ chip bán dẫn khác như AT&T, Cisco Systems, General Electric, Hewlett Packard Enterprise và Verizon Communications đã phải đấu tranh với các hành động của chính phủ Mỹ vì lo ngại chính phủ ưu tiên chip bán dẫn cho ngành công nghiệp ô tô.
Trước tình trạng này, ngày 20/5, bà Gina Raimondo Bộ trưởng Thương mại Hoa Kỳ cho biết, bà đã tổ chức các cuộc họp với 30 nhà lãnh đạo cấp cao trong ngành công nghiệp về tình trạng thiếu hụt chip bán dẫn và cho biết Hoa Kỳ có thể giúp tăng cường tính minh bạch trên thị trường.
Nhà sản xuất iPhone thì cho biết họ sẽ mất từ 3 đến 4 tỷ USD doanh số bán hàng trong quý 2 này. Tuy nhiên, kể cả khi nhà sản xuất chip lớn của Đài Loan tăng sản lượng đến 60% và với sự nỗ lực của nhiều doanh nghiệp sản xuất chip bán dẫn khác trên toàn cầu thì tình hình vẫn tiếp tục khó khăn.
Các nhà phân tích nhận định nguồn cung bán dẫn còn căng thẳng thêm vài năm nữa, có thể lên đến năm 2023. Tình trạng thiếu hụt chip bán dẫn đã ảnh hưởng nặng nề đến các nhà sản xuất ô tô, trong đó nhà sản xuất ô tô Ford Motor của Mỹ cho biết họ có thể giảm một nửa sản lượng trong quý 2 năm nay.
Bảo Hà