Chuyển dịch năng lượng: Thách thức trong phát triển năng lượng tái tạo

Diễn đàn
19/10/2024 19:26
Sáng 17/10, tại Hà Nội, được sự chỉ đạo của Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức Diễn đàn: Tái định hình chuỗi cung ứng năng lượng toàn cầu: Nhận diện xu hướng, thách thức và giải pháp cho Việt Nam.
aa
Chuyển dịch năng lượng: Thách thức trong phát triển năng lượng tái tạo
Toàn cảnh Diễn đàn. Ảnh: Duyên Nguyễn

Phát biểu khai mạc, ông Hoàng Quang Phòng, Phó Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho biết, là nền kinh tế có độ mở lớn, chịu sự ràng buộc trên nhiều phương diện bởi thị trường quốc tế, Việt Nam chịu ảnh hưởng không nhỏ từ xu hướng chuyển dịch năng lượng toàn cầu.

Việt Nam có đặc điểm địa lý, khí hậu lý tưởng để sản xuất năng lượng tái tạo, với đường bờ biển dài, thời tiết nhiệt đới gió mùa nên nhận được lượng bức xạ nhiệt mặt trời và lượng gió tương đối lớn,... Những điều kiện này có ý nghĩa quan trọng trong định hướng an ninh năng lượng để phát triển nền kinh tế Việt Nam trong thời gian tới.

Trong những năm qua, tầm nhìn về một tương lai bền vững và phát triển ngày càng quan trọng trong việc chuyển đổi hệ thống năng lượng, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách thúc đẩy phát triển, chuyển dịch năng lượng, đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia. Sự phát triển năng lượng tái tạo tại Việt Nam đã ghi nhận những bước tiến đáng kể, nhờ cơ chế, chính sách khuyến khích của Nhà nước.

Nghị quyết số 55-NQ/TW, ngày 11/2/2020, của Bộ Chính trị, “về định hướng chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”, đã xác định các quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp về chuyển dịch năng lượng thời gian tới.

Chuyển dịch năng lượng: Thách thức trong phát triển năng lượng tái tạo
Ông Hoàng Quang Phòng, Phó Chủ tịch VCCI

Việt Nam cần định hướng thực hiện một chiến lược phát triển hạn chế phát thải carbon trong dài hạn và trung hòa carbon vào năm 2050 phù hợp với xu thế chung trên thế giới. Bên cạnh những lợi ích về môi trường, chiến lược này có thể đem lại cho Việt Nam một số hiệu quả về kinh tế và tài chính vượt trội so với một lộ trình các-bon cao. Cần tháo gỡ các rào cản chính sách, tăng cường các nguồn lực, thúc đẩy phát triển khoa học - công nghệ để thực hiện chiến lược giảm sâu phát thải carbon.

Quyết định số 1658/QĐ-TTg, ngày 1/10/2021, của Thủ tướng Chính phủ, phê duyệt Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn năm 2050, cũng đặt ra các mục tiêu phát triển nền kinh tế xanh đến năm 2030 và năm 2050.

Phó Chủ tịch VCCI nhấn mạnh, nhận thức được tầm quan trọng của năng lượng xanh cho nền kinh tế, Việt Nam đã đưa ra nhiệm vụ cụ thể trong Quy hoạch tổng thể về ngành năng quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050 được Chính phủ ban hành ngày 26 tháng 7 năm 2023 (gọi tắt là Quy hoạch điện VIII).

Theo kịch bản phát triển Quy hoạch điện VIII, Việt Nam có kế hoạch chuyển đổi cơ cấu năng lượng từ than đá và nhiên liệu sang điện năng, cùng các nguồn năng lượng phát thải thấp khác. Mức tiêu thụ khí đốt cũng được dự báo tăng trong trung và dài hạn. Mục tiêu dài hạn của chiến lược là xây dựng lộ trình để các nhà máy điện khí LNG chuyển đổi sang kết hợp hydro vào cơ cấu phát điện.

Tương ứng với sự phát triển của thị trường năng lượng, ông Hoàng Quang Phòng cho biết, Việt Nam cũng đã và đang xây dựng một chính sách phát triển năng lượng rõ ràng, dài hạn và có thể dự đoán được là điều kiện tiên quyết cho chuyển dịch năng lượng bền vững. Tuy nhiên, hiện vẫn có những điểm nghẽn pháp lý cần chỉnh sửa trong thời gian tới. Quá trình chuyển dịch năng lượng gắn với phát triển hạ tầng năng lượng, nếu được thực hiện tốt, sẽ thúc đẩy Việt Nam đạt được đồng bộ các mục tiêu về phát triển kinh tế, xã hội và môi trường, đáp ứng được tầm nhìn dài hạn của đất nước.

Cơ hội và thách thức chuyển dịch năng lượng tại Việt Nam

Ông Abhinav Goyal, Giám đốc Dịch vụ tư vấn Dự án Đầu tư và Cơ sở hạ tầng PwC Việt Nam đánh giá, hiện nay Việt Nam đang đứng trước nhu cầu cấp thiết về chuyển dịch năng lượng, với tham vọng và mục tiêu rõ ràng về phát triển bền vững để chuyển dịch từ cơ cầu năng lượng chủ yếu dựa vào than đá sang năng lượng tái tạo.

Theo đó công suất nhiệt điện than dự kiến đạt đỉnh vào năm 2030 và sau đó giảm dần về 0 trong giai đoạn 2030-2050. Dự kiến năng lượng tái tạo sẽ chiếm phần lớn, 31% và 62% trong tổng năng lượng vào năm 2030 và 2050.

Chuỗi cung ứng của nguồn cung năng lượng có sự thay đổi. Mặc dù chuỗi cung ứng vẫn dựa vào nhập khẩu, nhưng chuỗi cung ứng trong nước sẽ ngày càng được củng cố để đáp ứng được nhu cầu sử dụng năng lượng tái tạo đang gia tăng nhanh chóng.

Ông Goyal cho biết, mặc dù ở Việt Nam, ngành công nghiệp sản xuất các tấm pin năng lượng mặt trời hoặc các tua bin gió vẫn đang phát triển mạnh mẽ, nhưng vẫn đang phụ thuộc vào nhập khẩu.

Kỳ vọng dòng đầu tư chất lượng hơn vào năng lượng xanh
Ông Abhinav Goyal, Giám đốc Dịch vụ tư vấn Dự án Đầu tư và Cơ sở hạ tầng PwC Việt Nam

Khi nhu cầu năng lượng tái tạo đang phát triển mạnh mẽ, cơ hội đang trở nên rõ ràng hơn cho các doanh nghiệp Việt Nam tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng. Việc dịch chuyển năng lượng sẽ tác động trực tiếp và mang đến nhiều cơ hội cho các bên liên quan trong chuỗi cung ứng. Với các nhà phát triển dịch vụ và cung cấp công nghệ, có những cơ hội đáng kể khi có thể đưa ra các giải pháp năng lượng tái tạo trong các lĩnh vực mới; cũng như sự phối hợp với các cơ quan nhà nước và doanh nghiệp để đưa ra các chính sách hỗ trợ cho các sản phẩm và dịch vụ mới.

Đồng thời, sự dịch chuyển sang năng lượng tái tạo cũng mang đến cơ hội cho các nhà cung cấp và các đơn vị tham gia vào thị trường khi có các dịch vụ mới được phát triển, từ đó tạo nguồn doanh thu mới, giảm chi phí năng lượng và cải thiện thương hiệu.

Tuy nhiên, ông Goyal chỉ ra, có một số thách thức đáng kể do việc dịch chuyển này mang lại. Cụ thể, những hạn chế về mặt tài chính sẽ hạn chế các dự án lớn mở rộng quy mô. Cũng như sự không chắc chắn về một số quy định gây gián đoạn chuỗi cung ứng, hoặc biến động chi phí nguyên vật liệu có thể dẫn đến các lỗ hổng trong chuỗi cung ứng.

Khi nhìn vào chuỗi cung ứng linh kiện của ngành năng lượng tái tạo, gần 90% nguồn cung của các dự án được nhập khẩu từ các quốc gia khác. Đây cũng là cơ hội mới để Việt Nam tăng cường sản xuất và tham gia sâu rộng hơn vào chuỗi cung ứng linh kiện này.

Do đó, bằng cách tận dụng các giải pháp tài chính sáng tạo và đơn giản hóa quy trình phê duyệt, ông Goyal cho rằng, Việt Nam có thể thu hút nhiều vốn đầu tư hơn để thúc đẩy quá trình chuyển đổi năng lượng mạnh mẽ hơn.

Khi nhìn vào Quy hoạch điện VIII, có thể thấy sự tiến bộ đáng kể trong chính sách của Việt Nam, cũng như quyết tâm của Chính phủ trong việc nội địa hóa chuỗi cung ứng, thông qua việc thành lập các trung tâm dịch vụ và công nghiệp tái tạo liên vùng.

Mặc dù vậy, tỷ lệ nội địa hóa trong chuỗi cung ứng tại Việt Nam vẫn còn thấp. Do đó, ông Goyal kiến nghị cần phải áp dụng những biện pháp mạnh mẽ hơn để thúc đẩy sự tham gia của các doanh nghiệp Việt Nam trong chuỗi cung ứng.

Theo ông Goyal, chuỗi cung ứng của một số các quốc gia trong khu vực như Indonesia đã có những yêu cầu về nội địa hóa trong một số lĩnh vực như năng lượng mặt trời, gió và địa nhiệt, hoặc có các chính sách khuyến khích hợp tác địa phương trong các dự án năng lượng tái tạo.

Hoặc trong lĩnh vực xe điện, Indonesia cũng tận dụng trữ lượng niken dồi dào trong nước để sản xuất pin. Tương tự, Thái Lan có các ưu đãi của chính phủ đã góp phần thiết lập các nhà máy sản xuất linh kiện EV. Chính vì vậy, chuỗi cung ứng trong lĩnh vực EV của Thái Lan có tỷ lệ nội địa hóa cao (trong khoảng 50-60%).

Ông Goyal lưu ý, để thúc đẩy hơn nữa chuỗi cung ứng dịch chuyển năng lượng ở Việt Nam, cần giải quyết các thách thức về tài chính như đa dạng hóa các sản phẩm tài chính để phù hợp với các dự án năng lượng tái tạo, đặc biệt là vốn vay ưu đãi, tài chính hỗn hợp và các cơ chế tài chính khí hậu mới.

Bên cạnh đó, thu hẹp khoảng cách năng lực trong chuỗi cung ứng địa phương thông qua việc thúc đẩy liên doanh và chuyển giao công nghệ, kiến thức giữa các công ty trong nước và các công ty nước ngoài có kinh nghiệm trong sản xuất, linh kiện năng lượng tái tạo. Đồng thời cung cấp các ưu đãi cho các doanh nghiệp địa phương đầu tư, phát triển năng lực R&D,...

Phát biểu tại diễn đàn, ông Võ Quang Lâm - Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã thông tin chung về hoạt động đầu tư hạ tầng, những thách thức trong phát triển năng lượng tái tạo góp phần chuyển dịch năng lượng.

Phó Tổng Giám đốc EVN Võ Quang Lâm cho biết thêm, chuyển dịch năng lượng đang diễn ra trên toàn cầu, trong đó có Việt Nam. 3 xu hướng chính trong quá trình này là phi tập trung hoá; phi carbon hoá và số hoá, áp dụng công nghệ mới của cuộc cách mạng công nghệ 4.0 góp phần nâng cao độ khả dụng, độ tin cậy và nâng cao chỉ tiêu kỹ thuật của hệ thống điện, nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ điện tốt hơn...

Nhận định chuyển dịch năng lượng là thách thức không chỉ của Việt Nam, ông Võ Quang Lâm cũng chỉ ra một số thách thức và các giải pháp tập đoàn đã thực hiện.

Thứ nhất, việc đầu tư đường dây truyền tải, phân phối để giải toả công suất là áp lực lớn cho EVN, nhất là trong bối cảnh năng lượng tái tạo phát triển nhanh những năm qua.

Thứ hai, thách thức trong phát triển năng lượng tái tạo. Hiện điện gió và mặt trời cung cấp cho nền kinh tế 35 tỷ kWh, chiếm 12% trong tổng nhu cầu sử dụng điện cả nước. Tuy nhiên, năng lượng tái tạo phụ thuộc vào thời tiết như điện mặt trời theo giờ trong ngày; điện gió lại theo mùa.

Qua theo dõi của công ty điều động điện quốc gia, có những ngày ghi nhận cả nước không có gió. Đây là thách thách thức khi đẩy mạnh năng lượng tái tạo mà không có hệ thống lưu trữ điện hợp lý.

Tại diễn đàn, đại diện lãnh đạo EVN đề nghị, với doanh nghiệp vừa là khách hàng vừa là đối tác của EVN có kế hoạch sử dụng điện tiết kiệm, hiệu quả, thông minh, phù hợp giúp cho EVN cũng như nền kinh tế không đầu tư giảm công suất đầu tư cho hệ thống điện, quan trọng hơn góp phần giảm giá thành sản xuất, nâng cao chỉ số năng lượng tái tạo và sức cạnh tranh.

Cơ hội cho doanh nghiệp vào lĩnh vực hydro phát thải thấp

Ông Lê Ngọc Ánh Minh, Chủ tịch Câu lạc bộ Hydrogen Việt Nam ASEAN cho biết, lĩnh vực năng lượng tái tạo đang nhận được sự quan tâm đặc biệt của nhiều đối tác nước ngoài như Nhật Bản, Singapore, Úc,…

Ông Minh cho biết, Chiến lược phát triển năng lượng Hydro của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được công bố tháng 2/2024 đặt mục tiêu đến năm 2030 phấn đấu đạt công suất sản xuất hydro từ việc sử dụng năng lượng tái tạo và các quá trình khác có thu giữ carbon đạt khoảng 100.000 đến 500.000 tấn mỗi năm.

Đến năm 2050, phấn đấu đạt công suất sản xuất hydro từ việc sử dụng năng lượng tái tạo và các quá trình khác có thu giữ carbon đạt khoảng 10 đến 20 triệu tấn mỗi năm vào năm 2050.

Trong khi đó, theo IEA, sản lượng sản xuất hydro trên thế giới năm 2023 là 97 triệu tấn, dưới 1% là H2 phát thải thấp. Hydro phát thải thấp gồm hydro được sản xuất thông qua quá trình điện phân nước với điện được tạo ra từ nguồn phát thải thấp (năng lượng tái tạo, ví dụ như năng lượng mặt trời, tua bin gió hoặc hạt nhân).

Bên cạnh đó còn có Hydro được sản xuất từ ​​sinh khối hoặc từ nhiên liệu hóa thạch với công nghệ thu giữ, sử dụng và lưu trữ carbon (CCUS) cũng được tính là hydro phát thải thấp.

Kỳ vọng dòng đầu tư chất lượng hơn vào năng lượng xanh
Ông Hà Mạnh, Tổng Giám đốc điều hành của May 10

Để doanh nghiệp thực hiện ký kết hợp đồng, chứng minh nguồn cung ứng điện sạch phục vụ cho sản xuất chiếm tỷ lệ cao đảm bảo tiến trình xanh hóa của doanh nghiệp, đồng thời chứng minh cho các khách hàng đối tác, ông Hà Mạnh cho rằng, cần có cơ chế chính sách thúc đẩy hiện thực hóa thực hiện cơ chế mua bán điện trực tiếp giữa người sử dụng điện năng và nhà cung ứng điện năng sạch.

Ông Hà Mạnh, Tổng Giám đốc điều hành của May 10 cho biết, ngành dệt may đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam khi kim ngạch xuất khẩu chiếm 15%, tăng trưởng trong ngành trong những năm gần đây bình quân đạt 12%/năm, thu hút khoảng 3 triệu lao động trong toàn ngành dệt may cả nước. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế và sự hội nhập quốc tế của Việt Nam phải tuân thủ và thực hiện theo nhiều định chế, chế tài thông qua các Hiệp định thương mại, trong đó lồng ghép yêu cầu xanh hóa trong các sản phẩm xuất khẩu ra thế giới, ngành dệt may cũng không ngoại lệ.

Định hướng ngành dệt may Việt Nam từ phát triển nhanh sang phát triển bền vững theo mô hình kinh tế tuần hoàn, hoàn thiện chuỗi giá trị trong nước, tham gia vào vị trí có giá trị cao trong chuỗi cung ứng toàn cầu và xây dựng được thương hiệu riêng của Việt Nam để xuất khẩu. Theo ông Hà Mạnh, những cam kết trên của Việt Nam cùng yêu cầu của các thị trường chính là định hướng cho doanh nghiệp chủ động thích ứng và phát triển bền vững. Đó là con đường mà các doanh nghiệp phải đi nếu muốn tồn tại và phát triển.

Ông Hà Mạnh cho biết, do đặc thù điện năng lượng mặt trời phụ thuộc thời tiết và điều kiện cơ sở hạ tầng của từng doanh nghiệp, nếu thực hiện hoàn thiện hệ thống điện mặt trời áp mái, tỷ lệ cung ứng điện sạch cho sản lượng điện tiêu thụ chỉ đến 30%. Do đó, doanh nghiệp cũng mong muốn tìm thêm nguồn cung ứng về năng lượng sạch khác.

qc-go
Tin bài khác
Vì sao Than Cao Sơn lỗ gần 43 tỷ đồng trong quý III?

Vì sao Than Cao Sơn lỗ gần 43 tỷ đồng trong quý III?

Trong báo cáo tài chính quý III/2024, Công ty Cổ phần Than Cao Sơn - TKV (UPCoM: CST) đã ghi nhận doanh thu giảm 17% so với cùng kỳ, chỉ đạt 1.782 tỷ đồng, do sản lượng tiêu thụ than giảm 211.385 tấn.
Tử vi vòng quay công nghệ ngày 23/10/2024: Tuổi Dậu tin vui đoàn tụ, tuổi Thân tin vui về chuyện tình cảm

Tử vi vòng quay công nghệ ngày 23/10/2024: Tuổi Dậu tin vui đoàn tụ, tuổi Thân tin vui về chuyện tình cảm

Những bí ẩn của khoa học đời sống là "món ăn" tinh thần không thể thiếu trong cuộc sống của con người. Tử vi vòng quay công nghệ xem tử vi 12 con giáp ngày 23/10/2024 cho tất cả các tuổi nhằm dự đoán vận hạn về công danh, tiền bạc, tình duyên, sức khỏe...
Tốc độ mạng 6G nhanh gấp 9.000 lần so với 5G

Tốc độ mạng 6G nhanh gấp 9.000 lần so với 5G

Mạng 6G thế hệ tiếp theo dự kiến sẽ có tốc độ nhanh gấp 9.000 lần mạng 5G hiện tại.
Đại học nước ngoài nằm trong Top 500 thế giới mới được phép mở phân hiệu ở Việt Nam

Đại học nước ngoài nằm trong Top 500 thế giới mới được phép mở phân hiệu ở Việt Nam

Để mở phân hiệu tại Việt Nam, các đại học nước ngoài phải thuộc nhóm 500 trường hàng đầu thế giới ở các bảng xếp hạng uy tín, trong ba năm gần nhất.
WEGSee + mở rộng tầm nhìn về hiệu quả năng lượng

WEGSee + mở rộng tầm nhìn về hiệu quả năng lượng

Công ty WEG S.A. của Brazil đã đưa ra một công cụ phần mềm mô phỏng các dự án tiết kiệm năng lượng một cách hiệu quả, cho phép người dùng phân tích tác động của năng lượng tạo ra những thay đổi đối với động cơ điện, ổ đĩa và hộp số.
Bộ KH&CN triển khai 5 giải pháp phát triển công nghiệp bán dẫn Việt Nam

Bộ KH&CN triển khai 5 giải pháp phát triển công nghiệp bán dẫn Việt Nam

Mới đây, Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) đã tổ chức họp báo thường kỳ Quý III/2024 dưới sự chủ trì của Thứ trưởng Hoàng Minh.
Nhận định chứng khoán ngày 22/10: VN Index tiếp tục đi ngang quanh mốc 1.280 điểm

Nhận định chứng khoán ngày 22/10: VN Index tiếp tục đi ngang quanh mốc 1.280 điểm

Phiên giao dịch ngày 21/10 khép lại với mức giảm 5,69 điểm của VN Index, phản ánh tâm lý thận trọng từ phía nhà đầu tư khi thị trường tiếp cận vùng kháng cự 1.290 – 1.300 điểm. Các chỉ báo kỹ thuật cho thấy xu hướng đi ngang đang chiếm ưu thế và thị trường có khả năng tiếp tục trạng thái lình xình trong ngắn hạn.
Chính phủ đã tạo động lực, truyền cảm hứng phát triển mạnh mẽ khoa học và công nghệ

Chính phủ đã tạo động lực, truyền cảm hứng phát triển mạnh mẽ khoa học và công nghệ

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho biết, trong năm qua, Chính phủ đã tạo động lực, truyền cảm hứng phát triển mạnh mẽ khoa học và công nghệ; thúc đẩy khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số.
Food Hero 2024 tôn vinh những đóng góp giúp cải thiện dinh dưỡng cho cộng đồng

Food Hero 2024 tôn vinh những đóng góp giúp cải thiện dinh dưỡng cho cộng đồng

Lễ Tôn vinh anh hùng thực phẩm - Food Hero 2024 ghi nhận và vinh danh các cá nhân, tập thể, doanh nghiệp với nỗ lực bền bỉ trên suốt hành trình phát triển các giá trị của thực phẩm cho cộng đồng, cho xã hội tại Việt Nam.
Tử vi vòng quay công nghệ ngày 22/10/2024: Tuổi Sửu nhiều cơ hội kiếm tiền, tuổi Tỵ gặp khó khăn

Tử vi vòng quay công nghệ ngày 22/10/2024: Tuổi Sửu nhiều cơ hội kiếm tiền, tuổi Tỵ gặp khó khăn

Những bí ẩn của khoa học đời sống là "món ăn" tinh thần không thể thiếu trong cuộc sống của con người. Tử vi vòng quay công nghệ xem tử vi 12 con giáp ngày 22/10/2024 cho tất cả các tuổi nhằm dự đoán vận hạn về công danh, tiền bạc, tình duyên, sức khỏe...