Covid-19 và khủng hoảng khí hậu đang đe dọa nhà sản xuất chíp bán dẫn lớn nhất thế giới

Công nghiệp năng lượng
13/06/2021 12:22
Covid-19 và khủng hoảng khí hậu đang đe dọa ngành công nghiệp sản xuất chát bán dẫn của Đài Loan, nơi có nhà máy sản xuất chất bán dẫn lớn nhất thế giới – TSMC. Điều này cũng có nghĩa là tình trạng khan hiếm nguồn cung chất bán dẫn trên thế giới có khả năng sẽ ngày càng tồi tệ hơn.
aa

Covid-19 và khủng hoảng khí hậu đang đe dọa ngành công nghiệp sản xuất chát bán dẫn của Đài Loan, nơi có nhà máy sản xuất chất bán dẫn lớn nhất thế giới – TSMC. Điều này cũng có nghĩa là tình trạng khan hiếm nguồn cung chất bán dẫn trên thế giới có khả năng sẽ ngày càng tồi tệ hơn.

• Chip bán dẫn cho ngành công nghiệp ô tô sẽ được cải thiện

Với sự hiện diện của nhà máy sản xuất chíp lớn nhất thế giới, Đài Loan đang chiếm hơn một nửa sản lượng chip bán dẫn của thế giới. Nhưng sự kéo dài của các đợt hạn hán tồi tệ nhất trong hơn 50 năm, thậm chí là còn tiếp tục xảy ra do biến đổi khí hậu dẫn đến TSMC đang đối mặt nguy cơ sống còn.

covid 19 va khung hoang khi hau dang de doa nha san xuat chip ban dan lon nhat the gioi
Hạn hán đang ảnh hưởng trực tiếp đến ngành công nghiệp bán dẫn của Đài Loan. Ảnh CNN

CNN dẫn lời ông Mark Williams – phụ trách kinh tế khu vực châu Á tại công ty nghiên cứu kinh tế Capital Economics (Anh) rằng: “Rõ ràng tình trạng này đã tạo ra áp lực lên ngành công nghiệp bán dẫn”.

Để vận hành nhà máy sản xuất chất bán dẫn, TSMC cần sử dụng 156.000 tấn nước mỗi ngày, tương đương với lượng nước của khoảng 60 bể bơi sử dụng cho kỳ thế vận hội Olympic. Nước được sử dụng để làm sạch hàng chục lớp kim loại tạo nên chất bán dẫn. Thời gian qua, TSMC đã khắc phục tình trạng thiếu hụt nguồn nước bằng cách vận chuyển nước bằng đường bộ và tăng tỷ lệ tái chế.

covid 19 va khung hoang khi hau dang de doa nha san xuat chip ban dan lon nhat the gioi
Hồ chứa Baoshan thứ hai ở phía bắc Đài Loan, nơi cung cấp nước cho TSMC và các nhà sản xuất chip khác tại Công viên Khoa học Tân Trúc, chỉ có khoảng 30% lượng nước dự trữ. Ảnh CNN

Khi nguồn cung gặp nguy

Từ nhiều tháng trước, ngành công nghiệp bán dẫn toàn đã bị khủng hoảng thiếu. Nguyên nhân chủ yếu do đại dịch Covid-19 gây ra, lệnh trừng phạt của Mỹ đối với các công ty công nghệ Trung Quốc và thời tiết khắc nghiệt. Trong khi đó, nhu cầu chuyển đổi số trong các ngành công nghiệp đang ngày càng gia tăng.

Covid-19 hiện không ảnh hưởng trực tiếp nhiều đến TSMC. Nhà máy vẫn hoạt động bình thường do quy trình sản xuất chip được tự động hóa cao và các nhà sản xuất đã cách ly nhân viên theo nhóm để hạn chế sự lây lan của Covid-19.

Tuy nhiên, theo CNN, ít nhất 5 nhà sản xuất chất bán dẫn ở phía Tây Nam thủ đô Đài Bắc đã buộc phải tạm dừng một số hoạt động do công nhân nhập cư bị lây nhiễm.

Ông James Lee, Tổng giám đốc Văn phòng Văn hóa và Kinh tế Đài Bắc ở New York trước đó đã kêu gọi cộng đồng quốc tế cung cấp nguồn vắc xin càng sớm càng tốt để giúp kiểm soát sự bùng phát Covid-19 ở Đài Loan.

Thiếu nguồn điện cho sản xuất

Bên cạnh Covid-19, hạn hán kéo dài dẫn đến ngành công nghiệp sản xuất của Đài Loan nói chung đang phải đối mặt với tình trạng mất điện do nhu cầu điện ngày càng tăng. TSMC cho biết, việc mất điện thậm chí còn ảnh hưởng đến một số cơ sở vật chất của công ty.

TSMC đang nỗ lực tăng cường nguồn cung cấp năng lượng bằng cách hợp tác với các nhà máy năng lượng mặt trời và năng lượng gió trên khắp hòn đảo. Năm ngoái, TSMC đã lên kế hoạch dự định cung cấp năng lượng cho việc sản xuất hoàn toàn thông qua năng lượng tái tạo vào năm 2050.

Công nghệ chất bán dẫn ngày nay không thể thiếu trong nhiều ngành công nghiệp khác nhau, đặc biệt là ngành công nghiệp điện tử – lĩnh vực chiếm tỷ trọng lớn trong các mặt hàng tiêu dùng của xã hội. TSMC cũng đã trở thành tâm điểm trong cuộc chiến cạnh tranh gay gắt giữa Mỹ và Trung Quốc khi cả hai cùng hướng đến việc phát triển các công nghệ tiên tiến trong tương lai như AI, 5G và điện toán đám mây.

Tình trạng khan hiếm khiến nhiều tháng trước các công ty công nghệ lớn của Mỹ phải kêu gọi chính phủ trợ cấp sản xuất chip. Lời kêu gọi này của họ đã có hiệu quả khi ngày 8/6, Thượng viện Mỹ đã thông qua Dự luật Đổi mới và Cạnh tranh Mỹ năm 2021 (USICA) với 68 phiếu thuận và 32 phiếu chống để cấp 190 tỷ USD củng cố năng lực nghiên cứu và công nghệ của Mỹ. Dự luật cũng thông qua việc dành 50 tỷ USD để tăng tốc phát triển và sản xuất trong lĩnh vực bán dẫn, thiết bị viễn thông.

Với nhà cung cấp chíp lớn nhất thế giới, để vào cuộc khắc phục tình trạng khan hiếm chíp bán dẫn trên toàn cầu, cuối tháng 5 vừa rồi, TSMC đã thông báo về việc đang triển khai các bước để tăng sản lượng chip bán dẫn cho ngành công nghiệp ô tô lên 60% so với năm 2020 nhằm giải quyết tình trạng khan hiếm chíp bán dẫn cho ngành công nghiệp này. Tuy nhiên, những nguy cơ như Covid-19, hạn hán, thiếu nguồn cung điện đã phần nào gây khó khăn cho hoạt động sản xuất tại nhà máy.

Hữu Cao

trien-lam-quoc-te
Tin bài khác
Tử vi vòng quay công nghệ ngày 2/4/2025: Tuổi Thân thuận lợi, tuổi Dậu chú ý sức khỏe

Tử vi vòng quay công nghệ ngày 2/4/2025: Tuổi Thân thuận lợi, tuổi Dậu chú ý sức khỏe

Những bí ẩn của khoa học đời sống là "món ăn" tinh thần không thể thiếu trong cuộc sống của con người. Tử vi vòng quay công nghệ xem tử vi 12 con giáp ngày 2/4/2025 cho tất cả các tuổi nhằm dự đoán vận hạn về công danh, tiền bạc, tình duyên, sức khỏe...
Pin EV sắt - natri cung cấp 7.000 chu kỳ, tuổi thọ 20 năm

Pin EV sắt - natri cung cấp 7.000 chu kỳ, tuổi thọ 20 năm

Kết quả thử nghiệm kéo dài hơn một năm cho thấy, tuổi thọ pin EV sắt - natri có khả năng đạt ít nhất 7.000 chu kỳ hoặc 20 năm.
Phát hiện lỗ hổng định danh trên router TP-Link

Phát hiện lỗ hổng định danh trên router TP-Link

Các nhà nghiên cứu đã phát hiện một lỗ hổng nghiêm trọng định danh CVE-2024-57040 trên router TP-Link dòng TL-WR845N. Lỗ hổng này được đánh giá CVSS 9,8 cho phép tin tặc khai thác thông tin đăng nhập root được mã hóa cứng trong firmware, từ đó dễ dàng chiếm toàn quyền kiểm soát thiết bị.
Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) thúc đẩy kinh tế tuần hoàn

Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) thúc đẩy kinh tế tuần hoàn

Công ty cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) luôn hướng tới mục tiêu phát triển bền vững, không chỉ tập trung vào việc cải thiện công suất, hiệu quả hoạt động mà còn chú trọng đến bảo vệ môi trường và cải thiện các tiêu chuẩn an toàn.
6 bước để cải thiện tiếp thị với các tác nhân AI

6 bước để cải thiện tiếp thị với các tác nhân AI

Agent AI cho phép các nhà tiếp thị làm việc nhanh hơn, chính xác và hiệu quả hơn, bằng cách hỗ trợ các doanh nghiệp tự động hóa các tác vụ lặp đi lặp lại, cá nhân hóa tin nhắn và hiểu rõ hơn về khách hàng của họ.
Nhận định phiên giao dịch ngày 01/4: VN Index kiểm định mốc 1.300 điểm, chờ phiên hồi kỹ thuật

Nhận định phiên giao dịch ngày 01/4: VN Index kiểm định mốc 1.300 điểm, chờ phiên hồi kỹ thuật

Thị trường tiếp tục đối mặt với áp lực điều chỉnh, nhưng lực cầu ở vùng giá thấp đang giúp nhiều mã thu hẹp đà giảm trong phiên ATC. Dù VN Index mất điểm, sự phân hóa vẫn diễn ra cho thấy dòng tiền vẫn tìm kiếm cơ hội. Tuy nhiên, tín hiệu kỹ thuật chưa xác nhận xu hướng đảo chiều và VN Index có thể kiểm định lại mốc 1.300 điểm trước khi xuất hiện nhịp hồi phục.
Đề xuất bổ sung 9 thủ tục hành chính mới về thị trường carbon

Đề xuất bổ sung 9 thủ tục hành chính mới về thị trường carbon

Bộ Nông nghiệp và Môi trường đề xuất bổ sung 9 thủ tục hành chính mới về phân bổ hạn ngạch phát thải khí nhà kính, tổ chức và vận hành thị trường carbon.
Cần xây dựng khung chương trình huấn luyện khởi nghiệp đổi mới sáng tạo

Cần xây dựng khung chương trình huấn luyện khởi nghiệp đổi mới sáng tạo

Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo là quá trình khởi nghiệp dựa trên ý tưởng sáng tạo, tạo ra sản phẩm mới hoặc sản phẩm cũ nhưng có điểm khác nổi trội, ưu việt hơn so với những sản phẩm, dịch vụ đã từng có trên thị trường và được phát triển nhanh chóng, vượt bậc.
Thị trường chứng khoán ngày 01/4: VN Index tăng điểm trở lại nhờ cổ phiếu họ Vin và nhóm ngân hàng

Thị trường chứng khoán ngày 01/4: VN Index tăng điểm trở lại nhờ cổ phiếu họ Vin và nhóm ngân hàng

Phiên giao dịch đầu tháng Tư chứng kiến VN Index tăng điểm trở lại sau 4 phiên giảm liên tiếp. Dù thanh khoản sụt giảm mạnh và khối ngoại tiếp tục bán ròng, thị trường vẫn duy trì được sắc xanh nhờ sự hồi phục ấn tượng của nhóm cổ phiếu họ Vin cùng sự bứt phá về cuối phiên của các cổ phiếu ngân hàng.
Thị trường chứng khoán ngày 31/3: Phiên cuối tháng 3 chìm trong sắc đỏ, thanh khoản tăng trở lại

Thị trường chứng khoán ngày 31/3: Phiên cuối tháng 3 chìm trong sắc đỏ, thanh khoản tăng trở lại

Phiên giao dịch đầu tuần, cũng là phiên cuối cùng của tháng 3, chứng kiến sự điều chỉnh mạnh của thị trường. Áp lực bán từ khối ngoại và tâm lý thận trọng của nhà đầu tư trước thềm kết thúc quý I/2025 đã tạo ra lực cản đối với đà tăng của thị trường.
siement
Quảng cáo
moxa