acecook

Cuộc chiến ngành công nghiệp Chip Mỹ-Trung

Công nghiệp năng lượng
12/09/2022 11:33
Ngành công nghiệp bán dẫn có nguy cơ chia cắt chuỗi cung ứng toàn cầu thành hai khối cạnh tranh, một do Mỹ dẫn đầu và một do Trung Quốc dẫn đầu.
aa

Trong khi thế giới đang khủng hoảng trầm trọng của việc thiếu chip toàn cầu thì cuộc chiến chip giữa Mỹ và Trung Quốc đang diễn ra rất gay gắt và quyết liệt.

• Thủ tướng ủng hộ đề xuất nghiên cứu, sản xuất chip trong nước của Viettel
• Nhiều nước phát triển thông qua chính sách thúc đẩy ngành công nghiệp chip
• Nhật Bản quyết tâm hồi sinh ngành công nghiệp chip

Ngành công nghiệp bán dẫn có nguy cơ chia cắt chuỗi cung ứng toàn cầu thành hai khối cạnh tranh, một do Mỹ dẫn đầu và một do Trung Quốc dẫn đầu.

cuoc chien nganh cong nghiep chip my trung
Chip bán dẫn trên mạch điện tử. Ảnh Reuters

Mỹ mạnh tay chi cho ngành công nghiệp Chip

Ngày 9/8, Tổng thống Mỹ đã ký Đạo luật Chip và Khoa học, theo đó Mỹ sẽ dành 280 tỷ USD trong 10 năm tới cho lĩnh vực sản xuất chip và nghiên cứu khoa học. Trong số này, 52 tỷ USD sẽ dành riêng cho ngành sản xuất chip, trong đó 39 tỷ USD sẽ được phân bổ cho “các ưu đãi trực tiếp nhằm kích thích sản xuất” để thúc đẩy việc xây dựng và mở rộng các nhà máy sản xuất bán dẫn. Số tiền này sẽ được phân bổ trong 5 năm, với 19 tỷ USD được giải ngân trong năm nay và 5 tỷ USD mỗi năm tới năm 2026.

Hiện nay, 75% sản lượng chip của thế giới là ở Đông Á, tập trung ở Đài Loan, Hàn Quốc và Trung Quốc. Mỹ đang tìm cách đưa ngành công nghiệp bán dẫn trở lại nước này.

Ngay sau khi Tổng thống Mỹ Joe Biden công bố đạo luật, nhiều hãng công nghệ đã hưởng ứng tích cực. Nhà sản xuất chất bán dẫn Micron công bố kế hoạch đầu tư 40 tỷ USD đến cuối thập kỷ này vào hoạt động sản xuất chip tại Mỹ. Qualcomm và GlobalFoundries đạt được thỏa thuận hợp tác đầu tư vào sản xuất chip trị giá 4,2 tỷ USD và mở rộng cơ sở sản xuất tại thành phố New York.

Trong tiến trình này, Mỹ đã chuẩn bị mở rộng lệnh cấm chip AI cho Trung Quốc trong tháng tới đây. Theo Reuters, Bộ Thương mại Mỹ dự kiến công bố quy định kiểm soát mới dựa trên các hạn chế đã được thông báo bằng văn bản từ đầu năm nay tới ba doanh nghiệp gồm KLA Corp, LAM Research và Applied Materials. Họ được yêu cầu họ không xuất khẩu thiết bị sản xuất chip cho những nhà máy Trung Quốc có khả năng chế tạo sản phẩm với quy trình dưới 14 nm, trừ khi có giấy phép.

Cũng theo đó, Mỹ đã triển khai một loạt các lệnh cấm như: Hai hãng card đồ họa lớn nhất thế giới Nvidia và AMD cho biết, họ được yêu cầu giấy phép mới từ chính phủ Mỹ đối với các mặt hàng xuất khẩu sang Trung Quốc trong tương lai.

Theo Reuters, đây là bước leo thang lớn của Mỹ trong việc giảm năng lực công nghệ của Trung Quốc. “Nếu không có chip từ các công ty tại Mỹ như Nvidia và AMD, các tổ chức Trung Quốc sẽ không thể đảm bảo hiệu quả về chi phí khi triển khai các hệ thống máy tính tiên tiến để nhận dạng hình ảnh, giọng nói và một số tác vụ khác”, trang này nhận định.

Mỹ không cho biết liệu họ có đưa ra tiêu chí mới nào cho các chip AI bán sang Trung Quốc hay không, tuy nhiên cơ quan thương mại nước này khẳng định sẽ xem xét các chính sách và thực tiễn liên quan đến Trung Quốc để tránh ảnh hưởng đến người dùng cuối, nhưng cũng không để các công nghệ tiên tiến “bị sử dụng sai mục đích”.

Sự phản pháo của Trung Quốc

Trước đạo luật mới của Mỹ đưa ra về đầu tư cho ngành công nghiệp Chip Bộ Ngoại giao Trung Quốc chỉ trích đạo luật mới về chip của Mỹ tác động xấu đến chuỗi cung ứng chip bán dẫn toàn cầu, tấn công vào doanh nghiệp Trung Quốc. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Wang Wenbin đã chỉ trích luật pháp Hoa Kỳ là một ví dụ về “sự ép buộc kinh tế” của Hoa Kỳ.

Ông Wang nói: “Không có sự hạn chế hay đàn áp nào sẽ kìm hãm sự phát triển khoa học và công nghệ cũng như tiến bộ công nghiệp của Trung Quốc.

Trung Quốc từ lâu đã trở thành công xưởng sản xuất công nghệ lớn nhất thế giới, khi hầu hết các tập đoàn như Apple, Google và Microsoft đều có nhà máy tại đây. Nhưng theo Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế, Bắc Kinh dường như đã đi xa hơn việc chỉ gia công các linh kiện điện tử. Họ đang đứng đầu toàn cầu về lắp ráp, đóng gói và thử nghiệm, đứng trước cả Mỹ về chế tạo chip bán dẫn.

Việc Mỹ trừng phạt kinh tế các công ty sản xuất chất bán dẫn lớn nhất Trung Quốc vô tình lại giúp thúc đẩy ngành công nghiệp này tại đại lục. Trong năm 2020, doanh số bán dẫn của Trung Quốc tăng hơn 30%, đạt gần 40 tỷ USD.

Trung Quốc đã dành 150 tỷ đô la cho ngành công nghiệp chip của mình, xác định chất bán dẫn là một ngành công nghiệp chủ chốt trong kế hoạch kinh tế 5 năm mới nhất của mình.

Hãng công nghệ bán dẫn hàng đầu TSMC của Đài Loan (Trung Quốc) cũng cam kết chi thêm 100 tỷ USD trong 3 năm tới để tăng năng lực sản xuất. Trung Quốc cho biết sẽ nhanh chóng mở rộng sản xuất nhà máy của SMIC. Trung Quốc đặt mục tiêu tăng thị phần chip nội địa lên 70% năm 2025. Các chuyên gia cho rằng Mỹ khó thuyết phục được hầu hết các công ty ra khỏi Trung Quốc bởi ngành này đòi hỏi phải quốc tế hóa.

Tính trên toàn cầu, số lượng chip xuất xưởng vào năm ngoái lên tới hơn 1,1 tỷ chip, một con số kỷ lục nhưng cung vẫn không đủ cầu. Năm 2021 cũng là năm thế giới trải qua cuộc khủng hoảng thiếu chip nghiêm trọng nhất từ trước đến nay. Nó cho thấy tầm quan trọng ngày càng mang tính chiến lược của những con chip trong kỷ nguyên của những thiết bị điện tử. Chip không chỉ là một phần không thể thiếu trong đời sống mà còn tác động đến hàng loạt ngành sản xuất, quyết định sức mạnh kinh tế. Cao hơn thế, chip liên quan mật thiết đến an ninh quốc gia. Từng đấy lý do đủ khiến cho cuộc đua chip đang nóng lên toàn cầu và đặc biệt là đối với Mỹ và Trung Quốc.

An An

Tin bài khác
Chạy đua chuyển đổi số: Ngành khoa học đời sống đặt cược vào AI

Chạy đua chuyển đổi số: Ngành khoa học đời sống đặt cược vào AI

Trong bối cảnh ngành khoa học đời sống đang đối mặt với áp lực ngày càng lớn từ nhu cầu thị trường, rủi ro an ninh mạng, yêu cầu tuân thủ khắt khe và tình trạng thiếu hụt nhân tài, trí tuệ nhân tạo (AI) và sản xuất thông minh đang trở thành giải pháp chiến lược giúp các doanh nghiệp thích ứng, phát triển.
Nhận định phiên giao dịch ngày 02/7: Thị trường trước ngưỡng nhạy cảm - Cơ hội tích lũy hay rủi ro “bull-trap”?

Nhận định phiên giao dịch ngày 02/7: Thị trường trước ngưỡng nhạy cảm - Cơ hội tích lũy hay rủi ro “bull-trap”?

Sau nhịp tăng mạnh kéo dài từ giữa tháng 6, thị trường đang có dấu hiệu bước vào vùng giằng co với độ biến động lớn. VN Index tiếp tục tăng nhẹ nhưng dòng tiền phân hóa rõ nét hơn, trong khi nhiều nhóm cổ phiếu đã đối mặt với áp lực chốt lời. Trước phiên ngày 02/07, nhà đầu tư nên hạn chế đòn bẩy và tránh mua đuổi trong bối cảnh thị trường tiệm cận vùng nhạy cảm về tâm lý và kỹ thuật.
Vì sao Novaland (NVL) chưa thể thanh toán hơn 861 tỷ đồng nợ gốc và lãi trái phiếu?

Vì sao Novaland (NVL) chưa thể thanh toán hơn 861 tỷ đồng nợ gốc và lãi trái phiếu?

Novaland (NVL) cho biết chưa thể thanh toán khoản nợ gốc và lãi nói trên là do doanh nghiệp chưa thu xếp được nguồn tiền. Đồng thời, doanh nghiệp cho biết đang thương thảo với nhà đầu tư về việc thanh toán dư nợ của lô trái phiếu này, thời gian dự kiến thanh toán vào tháng 7.
Loại bỏ nhiều điều luật không phù hợp, hướng tới chuẩn hóa Luật Giáo dục đại học

Loại bỏ nhiều điều luật không phù hợp, hướng tới chuẩn hóa Luật Giáo dục đại học

Dự thảo sửa đổi lần 2 về Luật Giáo dục đại học, do Bộ GDĐT vừa công bố, gồm 9 chương và dự kiến 54 điều. Dự thảo điều chỉnh, một số điều không phù hợp, trong đó có việc bỏ phân loại trường đại học định hướng nghiên cứu hay ứng dụng.
Trưng bày chuyên đề “Bảo vật quốc gia - Những kiệt tác di sản tại Thành phố Hồ Chí Minh”

Trưng bày chuyên đề “Bảo vật quốc gia - Những kiệt tác di sản tại Thành phố Hồ Chí Minh”

Ngày 29/6, Sở Văn hóa và Thể thao Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức Lễ công bố quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc công nhận Bảo vật quốc gia: Chõ gốm của sưu tập tư nhân Phạm Gia Chi Bảo và Khai mạc trưng bày chuyên đề “Bảo vật quốc gia - Những kiệt tác di sản tại Thành phố Hồ Chí Minh”.
Ngân hàng NCB liên tục tăng vốn nghìn tỷ đồng, mục tiêu tổng tài sản hơn 135.000 tỷ

Ngân hàng NCB liên tục tăng vốn nghìn tỷ đồng, mục tiêu tổng tài sản hơn 135.000 tỷ

Liên tục tăng vốn điều lệ lên gấp gần 3 lần chỉ trong vòng 3 năm, Ngân hàng NCB hướng tới sự phát triển bền vững, mở rộng quy mô hoạt động, nâng cao năng lực tài chính, gia tăng sức cạnh tranh và khả năng chống chịu trước rủi ro thị trường.
Thị trường chứng khoán ngày 01/7: Tín hiệu phân hóa rõ nét, dòng tiền ưu tiên cổ phiếu tích lũy tốt

Thị trường chứng khoán ngày 01/7: Tín hiệu phân hóa rõ nét, dòng tiền ưu tiên cổ phiếu tích lũy tốt

Thị trường mở đầu tháng 7 với trạng thái phân hóa rõ rệt và độ biến động gia tăng. VN Index tăng nhẹ nhưng hình thành cây nến Doji có bóng nến dài – dấu hiệu cho thấy lực cầu và áp lực chốt lời đang giằng co quyết liệt. Dòng tiền vẫn luân chuyển, tuy nhiên không còn lan tỏa đều mà tập trung vào một số nhóm ngành và mã cổ phiếu cụ thể.
Tử vi vòng quay công nghệ ngày 2/7/2025: Tuổi Mùi giậm chân tại chỗ, tuổi Tuất tiền bạc dư dôi

Tử vi vòng quay công nghệ ngày 2/7/2025: Tuổi Mùi giậm chân tại chỗ, tuổi Tuất tiền bạc dư dôi

Những bí ẩn của khoa học đời sống là "món ăn" tinh thần không thể thiếu trong cuộc sống của con người. Tử vi vòng quay công nghệ xem tử vi 12 con giáp ngày 2/7/2025 cho tất cả các tuổi nhằm dự đoán vận hạn về công danh, tiền bạc, tình duyên, sức khỏe...
Doanh nghiệp xuất khẩu đối thoại, tháo gỡ vướng mắc tín dụng từ ngân hàng nhà nước

Doanh nghiệp xuất khẩu đối thoại, tháo gỡ vướng mắc tín dụng từ ngân hàng nhà nước

Trong bối cảnh kinh tế thế giới còn nhiều biến động, ngành ngân hàng vẫn giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, duy trì mặt bằng lãi suất thấp, tỷ giá ổn định và hệ thống thanh khoản tốt, là những nền tảng quan trọng để hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp xuất khẩu nói riêng.
Cuộc cách mạng công nghệ đưa ngành cho thuê vào Thời đại mới

Cuộc cách mạng công nghệ đưa ngành cho thuê vào Thời đại mới

Trong kỷ nguyên công nghệ 4.0, khái niệm di chuyển thông minh không còn là xu hướng mà đã trở thành một phần thiết yếu trong đời sống đô thị hiện đại. Sự kết hợp giữa trí tuệ nhân tạo (AI), Internet vạn vật (IoT), công nghệ di động và điện khí hóa đang tái định hình ngành công nghiệp cho thuê - từ ô tô, xe tay ga đến xe đạp và thiết bị giải trí ngoài trời.
Quảng cáo
moxa