acecook

Ngân hàng NCB liên tục tăng vốn nghìn tỷ đồng, mục tiêu tổng tài sản hơn 135.000 tỷ

Doanh nghiệp, Doanh nhân
01/07/2025 18:48
Liên tục tăng vốn điều lệ lên gấp gần 3 lần chỉ trong vòng 3 năm, Ngân hàng NCB hướng tới sự phát triển bền vững, mở rộng quy mô hoạt động, nâng cao năng lực tài chính, gia tăng sức cạnh tranh và khả năng chống chịu trước rủi ro thị trường.
aa

NCB đẩy mạnh tăng vốn điều lệ lên hàng nghìn tỷ đồng

Vốn điều lệ là một trong những tiêu chí quan trọng quyết định mức độ an toàn trong hoạt động của ngân hàng cũng như khả năng phát triển bền vững của ngân hàng trong tương lai, đáp ứng các mục tiêu phát triển mới trong giai đoạn tới.

Trong năm 2024, toàn ngành ngân hàng có 11 ngân hàng tăng vốn điều lệ. Tính đến cuối năm 2024, tổng vốn điều lệ của 28 ngân hàng tăng 15% so với đầu năm, lên hơn 800.000 tỷ đồng.

Ngay từ đầu năm 2025, loạt ngân hàng như Vietcombank, Agribank, Vietinbank, VIB, Nam A Bank, PGBank, ACB,... tiếp tục lên kế hoạch tăng vốn điều lệ bằng nhiều cách thức khác nhau. Không nằm ngoài cuộc đua tăng vốn, Ngân hàng TMCP Quốc Dân (NCB) cũng đang liên tục tăng vốn điều lệ nhằm phát triển an toàn, bền vững.

Theo đó, NCB vừa được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận tăng vốn điều lệ thêm tối đa 7.500 tỷ đồng dưới hình thức phát hành cổ phiếu riêng lẻ cho các nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp.

Ngân hàng NCB liên tục tăng vốn nghìn tỷ đồng, mục tiêu tổng tài sản hơn 135.000 tỷ

Cụ thể, NCB sẽ phát hành 750 triệu cổ phiếu riêng lẻ với giá chào bán không thấp hơn 10.000 đồng/cổ phiếu, nhằm tăng vốn điều lệ thêm tối đa 7.500 tỷ đồng. Sau khi phát hành thành công, vốn điều lệ của NCB sẽ tăng từ 11.780 tỷ đồng hiện tại lên 19.280 tỷ đồng.

Theo kế hoạch, toàn bộ 7.500 tỷ đồng thu được sẽ được bổ sung vào vốn hoạt động. Trong đó, khoảng 5.800 tỷ đồng sẽ dùng để cấp tín dụng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng tại các địa bàn trọng điểm như Hà Nội, TP. HCM, Đà Nẵng, Phú Quốc, Hải Phòng, Hà Nam và Thanh Hóa. Số còn lại 1.700 tỷ đồng cũng sẽ phân bổ cho các hoạt động cho vay tại các tỉnh, thành khác.

Cách đây ít ngày, NCB công bố Nghị quyết HĐQT thông qua danh sách 17 nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp dự kiến tham gia đợt chào bán riêng lẻ 750 triệu cổ phiếu.

Trong danh sách, mức đăng ký mua dao động từ 30,6 triệu đến 75 triệu cổ phiếu, tương ứng giá trị đầu tư từ 306 đến 750 tỷ đồng. Toàn bộ số cổ phiếu phát hành sẽ bị hạn chế chuyển nhượng trong vòng một năm, ngoại trừ giao dịch giữa các nhà đầu tư chuyên nghiệp.

Hai lãnh đạo cấp cao của NCB cũng tham gia đợt chào bán. Bà Bùi Thị Thanh Hương - Chủ tịch HĐQT dự kiến mua hơn 36 triệu cổ phiếu, nâng sở hữu từ 56,3 triệu đơn vị (4,8%) hiện nay. Ông Dương Thế Bằng - Phó Chủ tịch HĐQT cũng đăng ký mua 37 triệu cổ phiếu, nâng tổng sở hữu lên gần 96 triệu đơn vị. Trước đó, ông Bằng và bà Hương đều mua vào lượng lớn cổ phiếu NVB trong giai đoạn cuối năm 2024.

Như vậy, đây là lần tăng vốn thứ 3 trong vòng 4 năm liên tiếp (2022 - 2025) của ngân hàng này.

Trước đó, tháng 9/2022, NCB chính thức tăng vốn từ hơn 4.100 tỷ đồng lên hơn 5.600 tỷ đồng. Đến tháng 11/2024, NCB đã hoàn tất phát hành 617,8 triệu cổ phiếu riêng lẻ, với giá chào bán là 10.000 đồng/cổ phiếu, nâng vốn điều lệ lên 11.780 tỷ đồng, bổ sung mạnh mẽ nguồn lực cho những đột phá trong chuyển đổi số và hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

Tình hình kinh doanh tại ngân hàng NCB ra sao?

Dấu ấn chuyển đổi tại ngân hàng NCB đã bắt đầu từ khi bà Bùi Thị Thanh Hương được bổ nhiệm vào vị trí chủ tịch HĐQT NCB hồi tháng 7/2021.

Đến tháng 10/2021, NCB và một tập đoàn lớn chính thức ký kết thỏa thuận hợp tác toàn diện. Tại sự kiện, bà Bùi Thị Thanh Hương cho biết việc hợp tác toàn diện này sẽ giúp ngân hàng có cơ hội tiếp cận tệp khách hàng giá trị, đặc biệt là khách hàng cá nhân cao cấp. Đồng thời giúp ngân hàng sớm hoàn thành đề án cơ cấu lại được Chính phủ và Ngân hàng nhà nước phê duyệt.

Giai đoạn 2021 - 2025 là thời điểm NCB đặt trọng tâm vào việc nâng cao năng lực tài chính và đẩy mạnh tái cấu trúc theo phương án cơ cấu lại (PACCL) đã được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) phê duyệt. Trải qua hơn 5 năm tái cấu trúc, NCB đã đạt những thành tựu đáng kể.

Đỉnh điểm năm 2024, ngân hàng NCB báo lỗ là do đã thoái lãi dự thu cho vay và đầu tư chứng khoán gần 2.800 tỷ đồng và xử lý các tài sản có khác hơn 1.700 tỷ đồng theo phương án cơ cấu lại.

Ban lãnh đạo ngân hàng cho biết, tất cả những khoản lỗ này đều phát sinh từ trước năm 2021. Quy mô khoản lỗ này không nhỏ, song NCB chọn công khai, minh bạch, không 'giấu' lỗ.

Kết quả, năm 2024 NCB là tổ chức tín dụng đầu tiên hoàn thành việc xây dựng và được phê duyệt PACCL theo “Đề án cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021-2025” theo Quyết định 689/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và hướng dẫn của NHNN.

Ngân hàng NCB liên tục tăng vốn nghìn tỷ đồng, mục tiêu tổng tài sản hơn 135.000 tỷ

Bước sang quý đầu tiên năm 2025, ngân hàng NCB ghi nhận kết quả kinh doanh tích cực, lợi nhuận trước thuế đạt hơn 151 tỷ đồng, tăng trưởng vượt bậc so với cùng kỳ năm 2024; tổng vốn huy động (gồm tiền gửi khách hàng và phát hành giấy tờ có giá) tăng trưởng 6,8%; tổng cho vay khách hàng tăng trưởng 9,65% so với cuối năm 2024. Tổng tài sản tính đến ngày 31/3/2025 đạt gần 131.000 tỷ đồng, tăng trưởng 10,5% so với đầu năm.

Năm 2025, NCB đặt kế hoạch kinh doanh cả năm với tổng tài sản đạt 135.500 tỷ đồng, huy động khách hàng đạt 118.500 tỷ đồng, tăng trưởng lần lượt 14,6% và 23,2% so với thực hiện 2024; cho vay khách hàng tăng trưởng 35% lên hơn 96.000 tỷ đồng. NCB cũng đặt mục tiêu lợi nhuận trước phương án tái cơ cấu đạt 59 tỷ đồng và cam kết dùng toàn bộ lợi nhuận để thực hiện PACCL đã được phê duyệt. Ngoài ra, ngân hàng cũng đặt mục tiêu quy mô khách hàng tăng thêm 424.000 khách so với 2024.

Ngân hàng NCB liên tục tăng vốn nghìn tỷ đồng, mục tiêu tổng tài sản hơn 135.000 tỷ

Chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh năm 2025 của NCB

Để NCB nhanh chóng trở lại đường đua tăng trưởng, một yếu tố cấp thiết đó là nguồn vốn. Chính vì vậy, trong 3 năm qua, ngân hàng liên tục tăng vốn điều lệ lên hàng nghìn tỷ đồng.

tudonghoangaynay.vn
Lê Thanh
Lê Thanh
ht414459@gmail.com
Tin bài khác
Loại bỏ nhiều điều luật không phù hợp, hướng tới chuẩn hóa Luật Giáo dục đại học

Loại bỏ nhiều điều luật không phù hợp, hướng tới chuẩn hóa Luật Giáo dục đại học

Dự thảo sửa đổi lần 2 về Luật Giáo dục đại học, do Bộ GDĐT vừa công bố, gồm 9 chương và dự kiến 54 điều. Dự thảo điều chỉnh, một số điều không phù hợp, trong đó có việc bỏ phân loại trường đại học định hướng nghiên cứu hay ứng dụng.
Trưng bày chuyên đề “Bảo vật quốc gia - Những kiệt tác di sản tại Thành phố Hồ Chí Minh”

Trưng bày chuyên đề “Bảo vật quốc gia - Những kiệt tác di sản tại Thành phố Hồ Chí Minh”

Ngày 29/6, Sở Văn hóa và Thể thao Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức Lễ công bố quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc công nhận Bảo vật quốc gia: Chõ gốm của sưu tập tư nhân Phạm Gia Chi Bảo và Khai mạc trưng bày chuyên đề “Bảo vật quốc gia - Những kiệt tác di sản tại Thành phố Hồ Chí Minh”.
Thị trường chứng khoán ngày 01/7: Tín hiệu phân hóa rõ nét, dòng tiền ưu tiên cổ phiếu tích lũy tốt

Thị trường chứng khoán ngày 01/7: Tín hiệu phân hóa rõ nét, dòng tiền ưu tiên cổ phiếu tích lũy tốt

Thị trường mở đầu tháng 7 với trạng thái phân hóa rõ rệt và độ biến động gia tăng. VN Index tăng nhẹ nhưng hình thành cây nến Doji có bóng nến dài – dấu hiệu cho thấy lực cầu và áp lực chốt lời đang giằng co quyết liệt. Dòng tiền vẫn luân chuyển, tuy nhiên không còn lan tỏa đều mà tập trung vào một số nhóm ngành và mã cổ phiếu cụ thể.
Tử vi vòng quay công nghệ ngày 2/7/2025: Tuổi Mùi giậm chân tại chỗ, tuổi Tuất tiền bạc dư dôi

Tử vi vòng quay công nghệ ngày 2/7/2025: Tuổi Mùi giậm chân tại chỗ, tuổi Tuất tiền bạc dư dôi

Những bí ẩn của khoa học đời sống là "món ăn" tinh thần không thể thiếu trong cuộc sống của con người. Tử vi vòng quay công nghệ xem tử vi 12 con giáp ngày 2/7/2025 cho tất cả các tuổi nhằm dự đoán vận hạn về công danh, tiền bạc, tình duyên, sức khỏe...
Doanh nghiệp xuất khẩu đối thoại, tháo gỡ vướng mắc tín dụng từ ngân hàng nhà nước

Doanh nghiệp xuất khẩu đối thoại, tháo gỡ vướng mắc tín dụng từ ngân hàng nhà nước

Trong bối cảnh kinh tế thế giới còn nhiều biến động, ngành ngân hàng vẫn giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, duy trì mặt bằng lãi suất thấp, tỷ giá ổn định và hệ thống thanh khoản tốt, là những nền tảng quan trọng để hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp xuất khẩu nói riêng.
Cuộc cách mạng công nghệ đưa ngành cho thuê vào Thời đại mới

Cuộc cách mạng công nghệ đưa ngành cho thuê vào Thời đại mới

Trong kỷ nguyên công nghệ 4.0, khái niệm di chuyển thông minh không còn là xu hướng mà đã trở thành một phần thiết yếu trong đời sống đô thị hiện đại. Sự kết hợp giữa trí tuệ nhân tạo (AI), Internet vạn vật (IoT), công nghệ di động và điện khí hóa đang tái định hình ngành công nghiệp cho thuê - từ ô tô, xe tay ga đến xe đạp và thiết bị giải trí ngoài trời.
Triển lãm Ảnh “Việt Nam - Bản sắc, Nhân văn và Hội nhập” thu hút bạn bè quốc tế tại LHQ

Triển lãm Ảnh “Việt Nam - Bản sắc, Nhân văn và Hội nhập” thu hút bạn bè quốc tế tại LHQ

Từ ngày 30/6 đến 09/7/2025, Văn phòng Cơ quan Thường trực về Nhân quyền phối hợp với Phái đoàn Thường trực Việt Nam tại Liên Hợp Quốc và Văn phòng Liên Hợp quốc tại Geneva - UNOG tổ chức Triển lãm Ảnh “Việt Nam - Bản sắc, Nhân văn và Hội nhập” tại Tòa nhà E, Palais des Nations, Thụy Sĩ.
Ngày đầu vận hành chính quyền 2 cấp tại Hà Nội: Bảo đảm bộ máy mới vận hành thông suốt

Ngày đầu vận hành chính quyền 2 cấp tại Hà Nội: Bảo đảm bộ máy mới vận hành thông suốt

Sáng 1/7, Hà Nội chính thức bước vào ngày đầu tiên vận hành mô hình chính quyền địa phương 2 cấp tại 126 xã, phường mới.
Nhóm doanh nghiệp dầu khí khẳng định vị thế trong Top 50 công ty niêm yết tốt nhất Việt Nam 2025

Nhóm doanh nghiệp dầu khí khẳng định vị thế trong Top 50 công ty niêm yết tốt nhất Việt Nam 2025

Forbes Việt Nam vừa công bố "Danh sách 50 Công ty niêm yết tốt nhất Việt Nam năm 2025. Đây là lần thứ 13 Forbes Việt Nam công bố danh sách này. 6 đơn vị thành viên thuộc Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng Quốc gia Việt Nam (Petrovietnam) được lọt vào danh sách.
Nhận định phiên giao dịch ngày 01/7: Tránh “FOMO” trong giai đoạn nhạy cảm

Nhận định phiên giao dịch ngày 01/7: Tránh “FOMO” trong giai đoạn nhạy cảm

Khởi động tháng 7, thị trường được dự báo tiếp tục duy trì trạng thái tích cực nhờ đà tăng ổn định từ phiên cuối tháng 6. Tuy nhiên, khi chỉ số VN Index dần tiệm cận vùng kháng cự mạnh 1.380 điểm, nhà đầu tư cần thận trọng hơn với các quyết định giải ngân mới, đặc biệt trong bối cảnh sự phân hóa ngành ngày càng rõ nét và tâm lý thị trường đang ở vùng hưng phấn.
Quảng cáo
moxa