Ngày 13/8/2021 Hội thảo trực tuyến “Đài Loan: Công nghệ mới sẽ thống trị ngành sản xuất sản phẩm điện tử” do Hiệp hội Xúc tiến thương mại Đài Loan (TAITRA) và Trung tâm Phát triển và Nghiên cứu Độ chính xác của máy móc đã được diễn ra với mục đích chia sẻ những giải pháp thông minh cho nhà máy, cơ sở sản xuất tại Việt Nam mà các nhà sản xuất Đài Loan đang áp dụng hiện nay.
Sau khi Việt Nam bắt đầu thực hiện các biện pháp nghiêm ngặt về giãn cách xã hội, bao gồm các quy định về vận chuyển công nhân, nơi ở, triển khai “3 tại chỗ”. Những yêu cầu này đã ảnh hưởng đến khả năng đi làm của người lao động, dẫn đến giảm năng lực, hiệu quả sản xuất. Tự động hóa, quản lý từ xa và chuyển đổi kỹ thuật số trong nâng cấp sản xuất bắt đầu thu hút sự chú ý đối với các chủ nhà máy tại Việt Nam. Nhưng, nhiều người trong số họ đang lúng túng không biết nên làm thế nào để thích ứng và cải tiến trong giai đoạn này.
Đài Loan là một trong năm nhà cung cấp máy công cụ hàng đầu thế giới, hỗ trợ nhiều nhà sản xuất nổi tiếng chuyển đổi sang sản xuất thông minh.
Tại cuộc Hội thảo trực tuyến, các diễn giả tham gia đến từ các nhà sản xuất máy móc hàng đầu tại Đài Loan như TOYO, HIWIN, iAmech,… đã chia sẻ các giải pháp sản xuất thông minh của mình để hỗ trợ các nhà sản xuất Việt Nam nên đầu tư kinh phí vào các công nghệ mới chẳng hạn như robot, giám sát thời gian thực, quản lý dữ liệu, IIOT, điều khiển kiểm soát từ xa,…
Theo ông Miro Lin, đại diện Công ty Intelligent Manufacturing & Data Sevices Division, FFG cho rằng: Muốn đầu tư vào sản xuất thông minh hoặc công nghiệp 4.0, tôi nghĩ việc đầu tư vào máy công cụ là cần thiết và bạn cần suy nghĩ về khả năng kết nối của thiết bị. Bạn cần đảm bảo giao diện của mình tuân theo tiêu chuẩn toàn cầu, bạn muốn kết nối với những thiết bị khác rất dễ dàng chúng sẽ kết nối tất cả với nhau. Khi bạn có nhiều nguồn lực hơn để sử dụng, bạn có thể thực hiện tự động hóa hoặc dây chuyền sản xuất một cách toàn diện. Không cần phải đi từng bước, chỉ cần một cửa và bạn có thể đạt được mọi thứ.
Đại diện Công ty ToYo Automation, ông Stanley Yeh cho biết, đầu tiên là phát triển khả năng phân tích dữ liệu lớn và ra quyết định linh hoạt, có thể làm cho các hệ thống sản xuất thông minh trở nên hiệu quả. Các công ty trước tiên có thể đứng trên nền tảng hiện có đánh giá được các nguồn lực, điểm mạnh và điểm yếu của bản thân họ và thiết lập các chiến lược chuyển đổi kỹ thuật số và công nghệ sản xuất thông minh độc quyền của riêng họ.
“Một mặt, bản chi tiết tăng cường khả năng kỹ thuật số của chính nó. Mặt khác, bản kế hoạch này gặt hái một số lợi ích của việc nâng cấp công nghiệp từ thị trường. Sau khi sức mạnh được xây dựng thì bước vào công nghiệp 4.0 khả năng thành công sẽ tăng lên rất nhiều” – ông Stanley Yeh nhấn mạnh.
Bên cạnh những chia sẻ của các công ty Đài Loan, Hội thảo trực tuyến lần này đã mang lại góc nhìn đa chiều trong việc chuyển đổi công nghệ mới tại Việt Nam.
Duyên Nguyễn