acecook

Để năng lượng tái tạo Việt Nam duy trì vị thế dẫn đầu

Công nghiệp năng lượng
13/05/2025 10:23
Việc ban hành Quyết định số 768/QĐ-TTg về điều chỉnh Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2021-2030 (gọi tắt là Quy hoạch điện VIII) một lần nữa khẳng định cam kết của Việt Nam với năng lượng tái tạo giữa quá trình chuyển đổi năng lượng toàn cầu.
aa
Để năng lượng tái tạo Việt Nam duy trì vị thế dẫn đầu
Các dự án năng lượng tái tạo đầy tham vọng được thiết lập để thay đổi bối cảnh năng lượng quốc gia và định vị Việt Nam với vai trò lãnh đạo phát triển bền vững của khu vực.

Việt Nam sở hữu nguồn năng lượng mặt trời đầy tiềm năng, ước tính đạt 963.000 MW, con số đáng kinh ngạc so với công suất hiện tại là 16.600 MW. Với 72 GW của các dự án điện gió ngoài khơi dọc bờ biển dài 3.260 km, tương lai ngành năng lượng tái tạo của Việt Nam là vô cùng to lớn.

Trao đổi với PV Tự động hóa Ngày nay, TS. Nguyễn Vĩnh Khương - Giảng viên ngành Kỹ thuật điện tử và Hệ thống máy tính tại (Đại học RMIT Việt Nam) đã có những chia sẻ và đưa ra những con số viết nên câu chuyện đầy hứa hẹn về năng lượng tái tạo.

Từ tham vọng đến hiện thực

“Quyết định 768 thiết lập nên một lộ trình đầy tham vọng: Năng lượng tái tạo sẽ chiếm 28-36% cơ cấu năng lượng Việt Nam đến năm 2030, tăng đáng kể nên 74-75% vào năm 2050. Quá trình chuyển đổi này không đơn thuần là khát vọng mà được hỗ trợ bởi 15,5 tỷ USD có được từ quan hệ đối tác chuyển đổi năng lượng công bằng với EU và Vương quốc Anh vào cuối năm 2022”, TS. Nguyễn Vĩnh Khương chia sẻ.

Từng trang của câu chuyện năng lượng tái tạo thành công Việt Nam vẫn đang mở ra. Theo báo cáo của Global Energy Monitor, công suất năng lượng mặt trời và gió quy mô tiện ích của cả nước hiện tại là 19,5 GW, cao hơn gấp đôi tổng công suất của các quốc gia Asean khác. Năng lượng tái tạo hiện chiếm 25% cơ cấu năng lượng của Việt Nam, vượt xa mức trung bình của khu vực là 9%.

Tình thế tiến thoái lưỡng nan do phụ thuộc vào Trung Quốc

Dẫu có những bước tiến đáng kể như trên, Việt Nam đang phải đối mặt với một điểm yếu nghiêm trọng. Khoảng 90% thiết bị cho các dự án năng lượng tái tạo được nhập khẩu, phụ thuộc vào các nhà sản xuất Trung Quốc. Điều này khiến Việt Nam phải đối mặt với rủi ro địa chính trị và chuỗi cung ứng khi căng thẳng thương mại toàn cầu gia tăng.

Các rủi ro này đang thực sự diễn ra. Các doanh nghiệp Trung Quốc ở Việt Nam, chẳng hạn như Jinko Solar và Trina Solar, phải đối mặt với mức thuế của Mỹ lần lượt lên tới gần 245% và 202% sau quyết định của Mỹ từ tháng 4/2025. Một số doanh nghiệp năng lượng mặt trời Việt Nam xuất khẩu vào Hoa Kỳ hiện đối mặt với mức thuế cao lên tới 813,92%, khiến chi phí dự án tăng phi mã và có khả năng làm cho đà tăng trưởng của ngành chậm lại.

Thách thức về cơ sở hạ tầng: Nút thắt ở mạng lưới điện

Tham vọng năng lượng tái tạo của Việt Nam còn đối mặt với một trở ngại cực lớn khác đó là hạ tầng lưới điện không thể theo kịp công suất sản xuất. Trong khi một dự án năng lượng mặt trời 50-100 MW có thể được phát triển trong 6 tháng, cơ sở hạ tầng truyền tải điện cần tới 2-3 năm để hình thành.

Sự lệch pha này tạo ra nút thắt khiến niềm tin của nhà đầu tư giảm sút. Trong số 86 GW năng lực điện mặt trời và gió quy mô tiện ích tiềm năng được xác định tại Việt Nam, chỉ có 2% hiện đang trong quá trình xây dựng, một chỉ số chỉ rõ những thách thức trước mắt.

Biến căng thẳng thương mại thành lợi thế chiến lược

“Nghịch lý thay, tranh chấp thương mại có thể mang lại cho Việt Nam cơ hội độc nhất để củng cố lĩnh vực năng lượng tái tạo của đất nước. Khi các công ty trên toàn thế giới tìm kiếm những giải pháp thay thế cho hàng sản xuất từ Trung Quốc, Việt Nam có thể định vị mình như một trung tâm chiến lược về sản xuất năng lượng tái tạo”, TS. Nguyễn Vĩnh Khương cho biết.

Bằng cách phát triển năng lực sản xuất các tấm năng lượng mặt trời, ắc quy trữ năng và những công nghệ liên quan ngay trong nước, Việt Nam có thể giảm phụ thuộc vào xuất khẩu, đồng thời tạo ra việc làm mang lại giá trị cao và thúc đẩy đổi mới công nghệ. Các hiệp định thương mại hiện có, bao gồm Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU và Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương cho Việt Nam khả năng tiếp cập đầy cạnh tranh vào các thị trường đa dạng, thu hút đầu tư quốc tế và chuyển giao công nghệ.

Định hướng tương lai: Xây dựng khả năng phục hồi

TS. Nguyễn Vĩnh Khương cho biết, để duy trì vị thế dẫn đầu trong năng lượng tái tạo, có một số ưu tiên mà Việt Nam cần thực hiện như: Thúc đẩy sản xuất trong nước thông qua hỗ trợ tài chính, giảm thuế và các quy trình quản lý liền mạch. Tăng cường quan hệ đối tác quốc tế sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho chuyển giao công nghệ, đào tạo nguồn lực và liên doanh, giảm phụ thuộc vào nhập khẩu.

Một trọng tâm quan trọng khác là thúc đẩy đầu tư vào nghiên cứu, đổi mới và các giải pháp kỹ thuật. Việc ưu tiên nghiên cứu và phát triển các công nghệ tái tạo và hệ thống lưu trữ năng lượng có thể định vị Việt Nam là quốc gia dẫn đầu về công nghệ, nâng cao khả năng cạnh tranh và phục hồi. Các trường Đại học, tổ chức nghiên cứu và khu vực tư nhân nên hợp tác để phát triển những giải pháp cấp tiến phù hợp với điều kiện trong nước.

Đầu tư vào hiện đại hóa lưới điện và các giải pháp lưu trữ năng lượng tiên tiến cũng là một điểm quan trọng. Nâng cấp cơ sở hạ tầng sẽ giúp tích hợp và ổn định các nguồn năng lượng tái tạo không liên tục một cách hiệu quả hơn, giảm thiểu các vấn đề gián đoạn và nâng cao độ tin cậy. Đẩy mạnh quan hệ đối tác công - tư có thể huy động thêm nguồn lực và chuyên môn kỹ thuật, đẩy nhanh việc cải thiện cơ sở hạ tầng.

Thiết lập các chính sách năng lượng tái tạo ổn định, minh bạch và dài hạn là một ưu tiên khác cần chú ý. Các khung pháp lý có thể dự đoán, được sự hỗ trợ bởi những ưu đãi rõ ràng và nhất quán, sẽ thu hút nguồn tài trợ quốc tế bền vững và củng cố niềm tin của các nhà đầu tư. Truyền thông về chính sách rõ ràng sẽ định vị Việt Nam là điểm đến đầu tư năng lượng tái tạo toàn cầu đáng tin cậy và hấp dẫn.

"Mặc dù căng thẳng thương mại và thuế đối ứng tiềm ẩn rủi ro, song chính điều này cũng mang đến cho Việt Nam cơ hội độc đáo để xây dựng ngành năng lượng tái tạo tiên tiến và có khả năng phục hồi. Bằng cách tận dụng các nguồn lực hiện có, giải quyết những lỗ hổng thông qua nghiên cứu và giải pháp kỹ thuật, cũng như áp dụng các chính sách toàn diện, Việt Nam có thể biến những thách thức này thành quỹ đạo tăng trưởng bền vững", TS. Nguyễn Vĩnh Khương cho biết.

tudonghoangaynay.vn
chao-mung-ngay-bao-chi
Tin bài khác
Thị trường chứng khoán 20/6: Cổ phiếu phòng thủ chịu áp lực, nhóm đầu cơ dẫn sóng phiên cuối tuần

Thị trường chứng khoán 20/6: Cổ phiếu phòng thủ chịu áp lực, nhóm đầu cơ dẫn sóng phiên cuối tuần

Phiên giao dịch cuối tuần ngày 20/6 khép lại với sắc đỏ nhẹ trên chỉ số VN Index nhưng lại mở ra nhiều tín hiệu tích cực ở chiều sâu thị trường. Dòng tiền không còn mặn mà với nhóm vốn hóa lớn, mà đang tìm cơ hội ở midcap và các nhóm ngành hưởng lợi từ đầu cơ và câu chuyện riêng. Mặc dù chỉ số giảm nhẹ, xu hướng tăng trung hạn vẫn chưa bị phá vỡ.
Toà soạn số: Hành trình chuyển mình của báo chí hiện đại

Toà soạn số: Hành trình chuyển mình của báo chí hiện đại

Chuyển đổi số trong báo chí đang đặt ra yêu cầu cấp thiết về xây dựng mô hình tòa soạn số hiện đại, linh hoạt và thích ứng với môi trường truyền thông số đa nền tảng.
Báo chí cách mạng Việt Nam: Ngọn cờ tư tưởng, động lực to lớn góp phần đưa đất nước vững bước vào kỷ nguyên mới

Báo chí cách mạng Việt Nam: Ngọn cờ tư tưởng, động lực to lớn góp phần đưa đất nước vững bước vào kỷ nguyên mới

Nhân dịp kỉ niệm 100 năm Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2025), Tạp chí Tự động hoá Ngày nay trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương.
Ứng dụng AI giải quyết hiệu quả thủ tục hành chính khi triển khai sáp nhập

Ứng dụng AI giải quyết hiệu quả thủ tục hành chính khi triển khai sáp nhập

Trong quá trình sắp xếp, tinh gọn bộ máy, không thể tránh khỏi những phát sinh trong lĩnh vực giải quyết thủ tục hành chính. Để giải quyết hiệu quả các thách thức này, Tập đoàn VNPT đã đề xuất lãnh đạo các tỉnh, thành phố xem xét, ưu tiên triển khai mạnh mẽ các ứng dụng trí tuệ nhân tạo.
Chỉ có sự xác tín và sản phẩm báo chí chất lượng mới thắng được mạng xã hội và AI

Chỉ có sự xác tín và sản phẩm báo chí chất lượng mới thắng được mạng xã hội và AI

Báo chí thời kỷ nguyên số phải đối mặt với thông tin giả, độc giả trẻ rời bỏ, giảm nguồn thu, cùng với sự cạnh tranh khốc liệt từ mạng xã hội và công nghệ AI. Để giữ chân độc giả, không còn cách nào khác là phải quay lại vấn đề cốt lõi: làm báo chất lượng và xây dựng sự xác tín.
Tạp chí khoa học: Lực lượng quan trọng trong phát triển KH và CN

Tạp chí khoa học: Lực lượng quan trọng trong phát triển KH và CN

Trong chặng đường 100 năm báo chí cách mạng Việt Nam, khối tạp chí khoa học mặc dù ra đời muộn hơn nhưng đến nay chiếm số lượng khá lớn trong tổng số các đầu báo, tạp chí của nước ta, đồng thời đã có nhiều đóng góp lớn trong phát triển khoa học, công nghệ (KH, CN) của nước nhà.
Nhận định phiên giao dịch ngày 20/6: Thị trường chờ "cú hích" của phiên ETF

Nhận định phiên giao dịch ngày 20/6: Thị trường chờ "cú hích" của phiên ETF

Thị trường ngày 19/6 ghi nhận thêm một phiên giao dịch đi ngang với cây nến Doji xanh. Dù không có biến động lớn trong ngày đáo hạn phái sinh, thị trường tiếp tục tích lũy tại vùng đỉnh với thanh khoản sụt giảm và sự phân hóa rõ nét giữa các nhóm ngành. Dự báo phiên cuối tuần sẽ có nhiều biến động do hoạt động cơ cấu của các quỹ ETF.
BSR và mô hình tăng trưởng công nghiệp thế hệ mới

BSR và mô hình tăng trưởng công nghiệp thế hệ mới

Công ty Cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) - đơn vị quản lý, vận hành Nhà máy Lọc dầu Dung Quất không chỉ tối ưu vận hành nhà máy lọc dầu, mà đang kiến tạo mô hình công nghiệp tích hợp, nơi công nghệ số và chiến lược kinh tế hội tụ vì sự phát triển bền vững.
Báo chí Cách mạng Việt Nam: “Mạch nguồn tri thức - Kết nối niềm tin”

Báo chí Cách mạng Việt Nam: “Mạch nguồn tri thức - Kết nối niềm tin”

Trong cuộc trao đổi với Văn Hóa nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21.6.1925 - 21.6.2025), Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ VHTTDL Nguyễn Văn Hùng đánh giá cao sự đóng góp, đồng hành của báo chí trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc suốt một thế kỷ qua.
Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương gặp mặt, tuyên dương người làm báo tiêu biểu toàn quốc

Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương gặp mặt, tuyên dương người làm báo tiêu biểu toàn quốc

Chiều 19/6, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương tổ chức buổi gặp mặt, tuyên dương người làm báo tiêu biểu toàn quốc nhân dịp kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2025).
siement
Quảng cáo
moxa