Để văn hóa “soi đường cho quốc dân đi”

Diễn đàn
21/06/2023 15:37
Văn hóa có vai trò hết sức quan trọng, là nền tảng tinh thần, động lực phát triển của xã hội. Chủ tịch Hồ...
aa

Văn hóa có vai trò hết sức quan trọng, là nền tảng tinh thần, động lực phát triển của xã hội. Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: “Trong công cuộc kiến thiết nước nhà, có bốn vấn đề cần chú ý, cũng phải coi là quan trọng ngang nhau: chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa. Nhưng văn hóa là một kiến trúc thượng tầng”.[1]

F.Mayo, nguyên Tổng giám đốc UNESCO khẳng định: “Hễ nước nào tự đặt cho mình mục tiêu phát triển kinh tế mà tách rời môi trường văn hóa thì nhất định sẽ xảy ra những mất cân đối nghiêm trọng cả về mặt kinh tế lẫn văn hóa, và tiềm năng sáng tạo của nước ấy sẽ bị suy yếu rất nhiều. Vì vậy, phân tích đến cùng, các trọng tâm, các động cơ và các mục đích của phát triển phải được tìm trong văn hóa.”

Còn Pereg de Cullar, nguyên Tổng Thư ký Liên Hợp quốc nhấn mạnh: “Phát triển có nghĩa là sự thay đổi, nhưng thay đổi không phải sẽ tạo nên sự cách biệt mà nó sẽ tạo ra những đặc tính, đặc trưng của xã hội và cá nhân. Điều đầu tiên và trên hết, sự thay đổi phải mang lại cuộc sống phồn vinh và có chất lượng, được mỗi cộng đồng chấp nhận… Đây là định nghĩa và ý nghĩa của phát triển, sẽ được khởi đầu và truyền bá bởi văn hóa”.

Nhận thức đúng đắn tầm quan trọng đặc biệt của văn hóa, trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn đề cao vai trò của văn hóa, luôn luôn coi văn hóa là một mặt trận đấu tranh cách mạng, là ngọn đuốc “soi đường cho quốc dân đi”. Kỳ đại hội Đảng nào, vấn đề phát triển văn hóa cũng được chú trọng và có định hướng kịp thời nhằm đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ cách mạng trong từng giai đoạn.

Mạng xã hội: còn dao hai lưỡi trong xây dựng phát triển văn hóa – con người Việt Nam

Nền văn hóa của Việt Nam được bồi đắp qua hàng nghìn năm lịch sử dựng nước và giữ nước. Đó là nền văn hóa đặc sắc, kết tinh quá trình lao động sáng tạo, đấu tranh chống thiên tai, địch họa, mang đậm tâm hồn cốt cách dân tộc, thể hiện sâu sắc trình độ, nghệ thuật ứng xử với tự nhiên và xã hội.

Những hạn chế, mặt trái đang ảnh hướng đến quá trình xây dựng phát triển văn hóa tại Việt Nam hiện nay khá đa dạng. Trong đó nổi bật lên là các hiện tượng tiêu cực trên mạng xã hội (MXH). Khi MXH ngày càng nở rộ thì các cơ quan quản lý nhà nước liên quan đã ngày càng bận rộn hơn trong việc “dẹp loạn” các thông tin xấu độc, hầu hết người dân chúng ta đang thấy quan ngại vì những ảnh hưởng tiêu cực của thông tin không lành mạnh nhất là với giới trẻ.

Tại Việt Nam hiện nay hầu hết các MXH lớn như Facebook, Youtone, Tiktok,… đều có mặt và với tỷ lệ hơn 70 triệu người dân Việt Nam tiếp cận internet thì tỷ lệ người dân sử dụng các trang MXH cũng thuộc Top đầu của thế giới. Theo Báo cáo Tổng quan phát triển kỹ thuật số Việt Nam 2021 do We are social và Kepios công bố đầu năm 2022: Việt Nam có 70.000 triệu người dùng mạng xã hội (chiếm 97,8% dân số từ 13 tuổi trở lên). Lượng người dùng mạng xã hội cũng có xu hướng tăng nhanh (năm 2022 tăng 6,9% so với năm 2021.

de van hoa soi duong cho quoc dan di
Vào tháng 1 năm 2023, Việt Nam có 70,00 triệu người dùng mạng xã hội (chiếm 71,0% tổng dân số). Nguồn Kepios

Đặc thù công nghệ của các nền tảng MXH cho phép sức lan tỏa nhanh và xuyên biên giới. Do đó, bên cạnh người dân dùng MXH để giải trí, kết nối, truyền thông chính sách, kinh doanh lành mạnh thì cũng rất nhiều người lợi dụng MXH để tăng lượng truy cập (câu views) trục lợi. Chúng ta đã từng biết đến việc chủ kênh YouTube Hưng Vlog dạy cách đập heo đất để ăn trộm tiền phản giáo dục, đăng tải video nấu cháo một con gà còn để nguyên lông hay Khá Bảnh sẵn sàng đốt xe để quay video đăng lên MXH. Đây đều là những video có nội dung nhảm nhí, giật gân. Hoặc có những kẻ lợi dụng sự tự do của mạng xã hội để đăng tải các nội dung bóp méo sự thật, xuyên tạc lôi kéo đám đông vì mục đích chống phá cách mạng, chống phá đường lối chủ trương của Đảng,… bất chấp sự phẫn nộ, lên án của dư luận cũng như cảnh báo và các biện pháp ngăn chặn của cơ quan chức năng.

Theo báo cáo của Bộ TT&TT, trong 6 tháng đầu năm 2022, các đơn vị chức năng của Bộ đã yêu cầu Facebook chặn, gỡ bỏ hơn 1.374 bài viết có nội dung thông tin xấu độc (tỷ lệ 91%). Đặc biệt, trong năm 2022, Facebook đã chấp nhận gỡ bỏ 16 hội, nhóm (group) có nội dung không lành mạnh và nội dung độc hại với trẻ em. Bên cạnh đó, Google cũng đã gỡ 5.363 video vi phạm trên Youtube (tỷ lệ 95%). Đáng chú ý, vào tháng 3/2022, Youtube đã ngăn chặn 5 kênh Youtube phản động khỏi truy cập từ lãnh thổ Việt Nam (khoảng 1.500 video). Cùng với Facebook, Goole thì Tiktok cũng đã chặn, gỡ bỏ 182 video vi phạm (tỷ lệ 90%). Ngoài ra, Tiktok đã tự chủ động rà quét, ngăn chặn 800 video có nội dung xấu độc trên nền tảng của mình.

Mặc dù vậy, riêng kênh Tiltok, mới đây Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử đã chỉ ra 6 sai phạm lớn của kênh này tại Việt Nam, đồng thời cho biết thời gian tới sẽ tổ chức đoàn kiểm tra liên ngành kiểm tra toàn diện hoạt động này. Theo Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử, trước đây, nền tảng TikTok chủ yếu thuần túy giải trí nhưng từ năm 2022 trở lại đây bắt đầu nhiều nội dung chống phá Đảng, Nhà nước, vi phạm pháp luật nghiêm trọng về chính trị, cùng với đó là các nội dung độc hại để lại hệ lụy nghiêm trọng như tạo môi trường thuận lợi cho tin giả phát tán, gây thiệt hại về kinh tế và bất ổn cho xã hội. Khuyến khích giới trẻ bắt chước, học theo những trào lưu xấu, phản cảm, làm lệch lạc nhận thức, lối sống của giới trẻ, làm băng hoại giá trị văn hóa của dân tộc. Khuyến khích, tạo thuận lợi cho hoạt động kinh doanh bất hợp pháp. Nội dung vi phạm bản quyền tràn lan.

Đặc biệt, gần đây xuất hiện Idol TikTok, cho phép người dùng xem và tặng quà, tặng tiền với Idol, dẫn đến tình trạng nhiều Idol TikTok có xu hướng sản xuất những nội dung nhảm nhí, thiếu văn hóa để nhắm vào sự hiếu kỳ của người xem, thậm chí còn tạo trend để thu lời từ những nội dung này (TikTok sẽ nhận được 70% từ số tiền thu được).

Qua những điều này cho thấy đây không chỉ phản ánh văn hóa của các chủ kênh MXH mà còn là văn hóa của người điều hành nền tảng các trang MXH, văn hóa của người tiếp nhận các thông tin trên MXH.

“Dọn rác” trên MXH vì văn hóa lành mạnh trong giới trẻ

Văn hóa phát triển trong mối quan hệ biện chứng với chính trị, kinh tế, xã hội. Một trong các quy luật phát triển của văn hóa là giao lưu và tiếp biến. Nhưng giao lưu, tiếp biến văn hoá phải là quá trình trao đổi học hỏi để làm giàu thêm về văn hoá, nhằm thích ứng và phát triển văn hoá dân tộc, chứ không phải lai căng lệch lạc.

Là tương lai của đất nước nhưng giới trẻ đang bị ảnh hưởng nhiều nhất từ MXH, bởi giới trẻ có tỷ lệ người dùng MXH lớn nhất. Giới trẻ Việt Nam hiện nay mạnh dạn thể hiện chính kiến, nhiều người đã có thể bày tỏ quan điểm và hành động hưởng ứng việc tốt nhưng cũng sẵn sàng tẩy chay, phản đối các thông tin, hoạt động phi văn hóa, phi chính trị, môi trường, chủ quyền quốc gia dân tộc,… Nhưng bên cạnh đó cũng không ít người trẻ hiện nay trở thành các “anh hùng bàn phím” tạo nên các tiêu cực trong dư luận xã hội hoặc vì mục đích kiếm tiền bất chấp hành vi phản văn hóa.

Chỉ tính những video có nội dung nhố nhăng, phản cảm, thiếu thẩm mỹ, phi giáo dục nếu để giới trẻ bắt chước đã tạo ra nhiều hệ lụy khôn lường. Thậm chí vì mục đích bêu rếu, xúc phạm nhau, hàng năm vẫn có những clip bạo lực học đường được tung lên mạng đã ảnh hưởng vô cùng lớn đến tâm lý, tình cảm của chính nạn nhân, thậm chí đã có những vụ việc đau lòng xảy ra.

Có những thông tin sai sự thật trong hoạt động kinh tế đã gây thiệt hại nặng nề cho doanh nghiệp. Ví dụ tung tin vị giám đốc A đang bị cấm xuất cảnh, ngân hàng B đang bị thanh tra, ngay lập tức doanh nghiệp đã phải hứng chịu thiệt hại nặng nề. Trong quá trình nỗ lực phòng chống dịch Covid-19 của Việt Nam cũng đã có không ít người dùng MXH cố tình đăng tin sai sự thật, xuyên tạc chống phá chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về việc đảm bảo lợi ích của nhân dân, chăm lo sức khỏe cho nhân dân, đảm bảo quyền con người hay đơn giản chỉ giật gân câu views để tăng tỷ lệ người theo dõi kênh.

Tất cả những hành vi sai trái, để lại hậu quả xấu đều bị cơ quan chức năng áp dụng chế tài xử phạt. Tuy nhiên, mỗi một lần xử phạt lại trở thành câu chuyện để các đối tượng âm mưu diễn biến hòa bình lợi dụng.

Đại hội Đảng lần thứ XI đã quyết định mục tiêu tổng quát của Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội 2011 – 2020, và để thực hiện mục tiêu chiến lược đó, Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011), Đảng ta đã xác định: “Con người là trung tâm của chiến lược phát triển, đồng thời là chủ thể phát triển. Tôn trọng và bảo vệ quyền con người, gắn quyền con người với quyền và lợi ích của dân tộc, đất nước và quyền làm chủ của nhân dân. Kết hợp và phát huy đầy đủ vai trò của xã hội, gia đình, nhà trường, từng tập thể lao động, các đoàn thể và cộng đồng dân cư trong việc chăm lo xây dựng con người Việt Nam giàu lòng yêu nước, có ý thức làm chủ, trách nhiệm công dân; có tri thức, sức khỏe, lao động giỏi; sống có văn hóa, nghĩa tình; có tinh thần quốc tế chân chính”[4].

Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Đảng ta tiếp tục khẳng định: “Xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện phải trở thành một mục tiêu của chiến lược phát triển. Đúc kết và xây dựng hệ giá trị văn hóa và hệ giá trị chuẩn mực của con người Việt Nam…; tạo môi trường và điều kiện để phát triển về nhân cách, đạo đức, trí tuệ, năng lực sáng tạo, thể chất, tâm hồn, trách nhiệm xã hội, nghĩa vụ công dân, ý thức tuân thủ pháp luật. Tạo chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, ý thức tôn trọng pháp luật, mọi người Việt Nam đều hiểu biết sâu sắc, tự hào, tôn vinh lịch sử, văn hóa dân tộc. Khẳng định, tôn vinh cái đúng, cái tốt đẹp, tích cực, cao thượng; nhân rộng các giá trị cao đẹp, nhân văn. Đấu tranh phê phán, đẩy lùi cái xấu, cái ác, thấp hèn, lạc hậu; chống các quan điểm, hành vi sai trái, tiêu cực ảnh hưởng xấu đến xây dựng nền văn hóa, làm tha hóa con người. Có giải pháp ngăn chặn và đẩy lùi sự xuống cấp về đạo đức xã hội, khắc phục những mặt hạn chế của con người Việt Nam”[5].

Như vậy, Đảng ta luôn coi xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam là nhiệm vụ quan trọng, cốt lõi trong xây dựng đất nước. Phát biểu tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho rằng “chúng ta có quyền tự hào về những đóng góp to lớn của nền văn hoá vào sự nghiệp cứu quốc và kiến quốc. Những thành tựu nổi bật cần khẳng định là nhận thức về văn hoá ngày càng toàn diện và sâu sắc hơn trên các lĩnh vực, các loại hình”.

Bên cạnh biểu dương các thành tích mà lĩnh vực văn hóa đã đạt được trong thời gian qua, Tổng Bí thư cũng nhắc đến các hạn chế, yếu kém. Trong đó, Tổng Bí thư nhấn mạnh: “Chưa xác định đúng vai trò, vị trí của văn hóa trong xây dựng con người, có chiều hướng nhấn mạnh chức năng giải trí, coi nhẹ chức năng nhận thức, giáo dục và thẩm mỹ của văn hóa; quản lý nhà nước về văn hóa, nghệ thuật, thông tin, truyền thông còn nhiều lúng túng, chậm trễ trong việc thể chế hóa các quan điểm, chủ trương của Đảng về văn hóa;…

Đại hội XIII xác định: Động lực và nguồn lực phát triển quan trọng của đất nước là “Khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc, ý chí tự cường và phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Phát huy tối đa nhân tố con người, coi con người là trung tâm, chủ thể, nguồn lực quan trọng nhất và mục tiêu của sự phát triển; lấy giá trị văn hóa, con người Việt Nam là nền tảng, sức mạnh nội sinh quan trọng, nhiệm vụ phát triển văn hóa, con người là một nhiệm vụ trọng yếu bảo đảm sự phát triển bền vững. Phải có cơ chế, chính sách phát huy tinh thần cống hiến vì đất nước; mọi chính sách của Đảng, Nhà nước đều phải hướng vào nâng cao đời sống vật chất, tinh thần và hạnh phúc của nhân dân”[6].

Do đó, không chỉ dựa vào việc quản lý, xử phạt của cơ quan chức năng, trước hết mỗi người trong chúng ta phải có ý thức, hành vi sử dụng MXH văn minh, biết tận dụng MXH để làm lợi cho cá nhân một cách chính đáng, làm lợi cho đất nước, tẩy chay, đẩy lùi những nội dung không lành mạnh để MXH là nơi phát huy những giá trị tốt đẹp hơn.

Nói đến văn hóa là nói đến con người. Phát triển văn hóa là phát triển con người. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người”[2] và Người khẳng định: “Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội, trước hết cần có những con người xã hội chủ nghĩa”[3]. Một trong những tiêu chuẩn của những con người mới này là phải có đạo đức và lối sống lành mạnh.

Bước vào sự nghiệp đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Hội nghị Trung ương 5 khóa VIII (1998) của Đảng đã ban hành Nghị quyết về “xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” và xác định các lĩnh vực cơ bản của nền văn hóa cần tập trung xây dựng và phát triển, trong đó lĩnh vực tư tưởng, đạo đức, lối sống và đời sống văn hóa được coi là những lĩnh vực quan trọng nhất cần đặc biệt quan tâm.

Phát triển văn hóa còn người Việt Nam hiện nay không phải chỉ dựa vào các biện pháp hành chính, quản lý nhà nước. Đảng ta cũng đã đề ra các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể, nhấn mạnh đến vai trò của gia đình, nhà trường trong phát triển văn hóa, con người. Điều quan trọng là mỗi cán bộ đảng viên, mỗi người dân Việt Nam cần ý thức được vị trí, vai trò của văn hóa, con người trong sự nghiệp cách mạng của đất nước để quản lý, thực thi, khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc.

Trần Thị Giang

Tài liệu tham khảo

[1] Báo Cứu quốc, số ra ngày 8-10-1945.

[2], [10] Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.2011, tr.76-77l; tr.107-108l

[3] Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.2016, tr. 126-127l

[4] Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Hội nghị lần thứ 5 Ban chấp hành Trung ương khóa VIII, Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.1998, tr.58-69l

[5 [13], [14] Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.2021, t.I, tr.215-216; tr. 214; tr143

[6] Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, H.2021, tr.120-121.

mtvh
Tin bài khác
Việt Nam tăng 15 bậc chỉ số Chính phủ điện tử

Việt Nam tăng 15 bậc chỉ số Chính phủ điện tử

Theo bảng xếp hạng chỉ số Chính phủ điện tử (EGDI), Việt Nam tăng 15 bậc so với báo cáo năm 2022 và tiệm cận mục tiêu top 50 vào năm 2025.
Nhận định chứng khoán ngày 20/9: Hướng về mốc 1.280 điểm

Nhận định chứng khoán ngày 20/9: Hướng về mốc 1.280 điểm

Phiên ngày 19/9 chứng kiến nỗ lực phục hồi bền bỉ của VN Index khi chinh phục thành công mốc kháng cự 1.270 điểm. Các chỉ báo kỹ thuật vẫn cho thấy xu hướng tích cực, dự báo chỉ số sẽ tiếp tục tăng điểm trong phiên giao dịch ngày 20/9, hướng tới mốc 1.280 điểm. Nhà đầu tư được khuyến nghị tận dụng các nhịp điều chỉnh để gia tăng tỷ trọng cổ phiếu trong các nhóm ngành đang thu hút dòng tiền mạnh.
Giá trị của cuộc sống.....không thay đổi!

Giá trị của cuộc sống.....không thay đổi!

Trong một cuộc hội thảo, một diễn thuyết gia nổi tiếng chậm rãi bước lên bục, rút trong túi ra một tờ 20USD.
Tử vi vòng quay công nghệ ngày 20/9/2024: Tuổi Dậu tình duyên khởi sắc, tuổi Tý hết sức thận trọng

Tử vi vòng quay công nghệ ngày 20/9/2024: Tuổi Dậu tình duyên khởi sắc, tuổi Tý hết sức thận trọng

Những bí ẩn của khoa học đời sống là "món ăn" tinh thần không thể thiếu trong cuộc sống của con người. Tử vi vòng quay công nghệ xem tử vi 12 con giáp ngày 20/9/2024 cho tất cả các tuổi nhằm dự đoán vận hạn về công danh, tiền bạc, tình duyên, sức khỏe...
Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam sẽ  tái thiết khu dân cư thôn Kho Vàng sau bão số 3

Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam sẽ tái thiết khu dân cư thôn Kho Vàng sau bão số 3

Được sự đồng ý của Thủ tướng Chính phủ, sự thống nhất của chủ tịch HĐTV PVN và Bí thư Tỉnh ủy Lào Cai, Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam sẽ đảm nhận việc tái thiết khu dân cư thôn Kho Vàng, xã Cốc Lầu, huyện Bắc Hà, Lào Cai.
Thị trường chứng khoán ngày 19/9: VN Index vượt mốc 1.270 điểm dù dòng tiền chậm lại

Thị trường chứng khoán ngày 19/9: VN Index vượt mốc 1.270 điểm dù dòng tiền chậm lại

Do ảnh hưởng của thị trường phái sinh, phiên ngày 19/9 chứng kiến dòng tiền thận trọng hơn. Tuy nhiên, thị trường vẫn có phiên tăng điểm thứ 3 liên tiếp và VN Index đã vượt ngưỡng cản 1.270 điểm. Khối ngoại cũng đóng góp tích cực khi mua ròng hơn 470 tỷ đồng, tập trung vào nhóm chứng khoán.
Doanh nghiệp dầu khí sử dụng công nghệ tự động hóa để kiểm soát việc đốt khí thải

Doanh nghiệp dầu khí sử dụng công nghệ tự động hóa để kiểm soát việc đốt khí thải

Các công nghệ như Giải pháp Giám sát Đốt khí thải (Flare Monitoring Solution) giúp cung cấp dữ liệu chính xác và phản ứng tự động hiệu quả, từ đó giảm lượng khí nhà kính xuống mức tối thiểu cần thiết để đảm bảo quá trình vận hành thành công.
Ngân hàng OCB thành lập công ty quản lý nợ và khai thác tài sản

Ngân hàng OCB thành lập công ty quản lý nợ và khai thác tài sản

Ngân hàng TMCP Phương Đông (ngân hàng OCB) thành lập Công ty Quản lý Nợ và Khai thác Tài sản trong bối cảnh nợ xấu tiếp tục tăng mạnh qua các năm, hiện tỷ lệ nợ xấu vượt 3%.
Dịch vụ xe tự hành phục vụ bệnh nhân tại Mỹ

Dịch vụ xe tự hành phục vụ bệnh nhân tại Mỹ

Contra Costa Transportation Authority (CCTA) và May Mobility, một công ty chuyên về công nghệ lái xe tự động, đã ra mắt Presto, một dịch vụ xe tự hành chung cho người dân tại Martinez, California và các bệnh nhân của Trung tâm Y tế Khu vực Contra Costa (Bệnh viện Quận).
Nhận định chứng khoán ngày 19/9: Tiếp tục đà tăng, hướng về mốc 1.270 điểm

Nhận định chứng khoán ngày 19/9: Tiếp tục đà tăng, hướng về mốc 1.270 điểm

Sau phiên giao dịch sôi động và tích cực ngày 18/9, thị trường chứng khoán được kỳ vọng sẽ duy trì đà tăng trong phiên ngày 19/9. Dòng tiền chủ động tham gia, thanh khoản cải thiện cùng tín hiệu kỹ thuật khả quan cho thấy VN Index có thể chinh phục mốc 1.270 điểm.