acecook

Doanh nghiệp ngành chế biến, chế tạo lạc quan về tăng trưởng trong những tháng cuối năm

Sự kiện
07/07/2024 09:05
Kết quả điều tra xu hướng kinh doanh của doanh nghiệp ngành chế biến chế tạo cho thấy, có 43,9% số doanh nghiệp đánh giá dự kiến quý III ổn định và tốt hơn so với quý II/2024.
aa

Bộ Công thương tập trung khơi thông sản xuất ngành chế biến, chế tạo cho 6 tháng cuối năm
Thủ tướng: Việt Nam tập trung phát triển ngành bán dẫn, trí tuệ nhân tạo

Doanh nghiệp ngành chế biến, chế tạo lạc quan về tăng trưởng trong những tháng cuối năm
Thủ tướng phát biểu kết luận Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 6/2024 và Hội nghị trực tuyến Chính phủ với các địa phương – Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Sáng 6/7, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 6/2024 và Hội nghị trực tuyến Chính phủ với các địa phương.

Phiên họp tập trung đánh giá tình hình kinh tế-xã hội tháng 6 và 6 tháng đầu năm, tình hình phân bổ, giải ngân vốn đầu tư công, thực hiện 3 chương trình mục tiêu quốc gia, các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm 6 tháng cuối năm.

Kinh tế vĩ mô tiếp tục được duy trì ổn định

Theo báo cáo của Chính phủ, kết quả đạt được trong quý II thể hiện ở tăng trưởng GDP quý II phục hồi mạnh, đạt 6,93%, tính chung 6 tháng đạt 6,42%, cao hơn nhiều cùng kỳ năm 2023 (3,84%) và vượt kịch bản tại Nghị quyết 01 (5,5-6%).

Cả 3 khu vực đều tăng trưởng tốt, nông nghiệp tăng 3,38%; công nghiệp và xây dựng tăng 7,51%; dịch vụ tăng 6,64%. Chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) tháng 6 đạt 54,7 điểm (cao nhất ASEAN).

Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch tích cực: Nông nghiệp chỉ còn chiếm 11,55%; công nghiệp và xây dựng chiếm 36,44%; dịch vụ chiếm 43,35%; thuế trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 8,66%.

Kinh tế vĩ mô tiếp tục được duy trì ổn định, lạm phát được kiểm soát, các cân đối lớn được bảo đảm.

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 6 tăng 0,17% so với tháng 5; bình quân 6 tháng tăng 4,08% (lạm phát cơ bản tăng 2,75%).

Tăng trưởng tín dụng đạt khoảng 6%; tỉ giá được điều hành chủ động, linh hoạt và duy trì khá ổn định; khoảng cách chênh lệch giá vàng thế giới và trong nước giảm còn khoảng 4-5 triệu đồng/lượng.

An ninh năng lượng, an ninh lương thực được bảo đảm (xuất khẩu gạo đạt trên 4,6 triệu tấn, kim ngạch gần 3 tỷ USD, tăng lần lượt 10,4% và 32% so với cùng kỳ); cơ bản bảo đảm cân đối cung cầu lao động.

Xuất khẩu tiếp tục tăng mạnh, xuất siêu lớn, góp phần bảo đảm cán cân thanh toán. Xuất khẩu tháng 6 tăng 2,6% so với tháng 5 và 10,5% so với cùng kỳ. Tính chung 6 tháng xuất khẩu tăng 14,5% (khu vực trong nước tăng 20,6%; khu vực FDI tăng 13,9%); nhập khẩu tăng 17%; xuất siêu 11,63 tỷ USD.

Các lĩnh vực dịch vụ, du lịch phục hồi nhanh. Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 6 tăng 1,1% so với tháng 5 và tăng 9,1% so với cùng kỳ; tính chung 6 tháng tăng 8,6%. Số lượt khách quốc tế tháng 6 đạt trên 1,2 triệu lượt, tăng 28,1%; tính chung 6 tháng đạt trên 8,8 triệu lượt, tăng 58,4% so với cùng kỳ 2023 và tăng 4,1% so với cùng kỳ năm 2019 (trước dịch COVID-19).

Doanh nghiệp ngành chế biến, chế tạo lạc quan về tăng trưởng trong những tháng cuối năm
Kết quả điều tra xu hướng kinh doanh của doanh nghiệp ngành chế biến chế tạo, có 43,9% số doanh nghiệp đánh giá dự kiến quý III ổn định. Ảnh minh hoạ.

Hoạt động của doanh nghiệp khởi sắc

Cũng theo báo cáo, tình hình tài chính-ngân sách nhà nước tiếp tục được cải thiện rõ nét. Tổng thu ngân sách nhà nước 6 tháng đạt 60% dự toán năm, tăng 15,7% so với cùng kỳ. Nợ công, nợ Chính phủ, nợ nước ngoài quốc gia và bội chi ngân sách nhà nước được kiểm soát tốt, thấp hơn nhiều giới hạn quy định.

Đồng thời, trong 6 tháng đầu năm đã miễn, giảm 47,3 nghìn tỷ đồng thuế, phí, lệ phí; dự kiến tổng số tiền miễn, giảm, gia hạn thuế, phí cả năm 2024 khoảng 191 nghìn tỷ đồng.

Đầu tư phát triển tiếp tục đạt kết quả tích cực, tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội quý II tăng 7,5%; tính chung 6 tháng tăng 6,8%; trong đó vốn đầu tư của khu vực Nhà nước tăng 4,8%; khu vực ngoài nhà nước tăng 6,7%, khu vực FDI tăng 10,3%. Giải ngân vốn đầu tư công đạt 29,39% kế hoạch. Thu hút FDI 6 tháng đạt 15,19 tỷ USD, tăng 13,1%; vốn FDI thực hiện đạt 10,84 tỷ USD, tăng 8,2% (cao nhất 5 năm qua).

Phát triển doanh nghiệp tiếp tục xu hướng tăng. Tháng 6 có 15.700 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới, tăng 19,1% so với tháng 5; tính chung 6 tháng có 80.500 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới, tăng 6,1% và 39.100 doanh nghiệp hoạt động trở lại, tăng 3,9% so với cùng kỳ.

Kết quả điều tra xu hướng kinh doanh của doanh nghiệp ngành chế biến chế tạo, có 43,9% số doanh nghiệp đánh giá dự kiến quý III ổn định và tốt hơn so với quý II/2024; có 82,9% doanh nghiệp đánh giá đơn hàng quý III ổn định và tăng hơn so với quý II/2024; riêng về đơn hàng xuất khẩu có 83,7% số doanh nghiệp đánh giá đơn hàng quý III ổn định và tăng hơn so với quý II/2024.

Nhiều tổ chức, chuyên gia quốc tế tiếp tục đánh giá cao kết quả và triển vọng của kinh tế Việt Nam. ADB, Standard Chartered, HSBC dự báo tăng trưởng GDP năm 2024 của Việt Nam khoảng 6%. IMF đánh giá Việt Nam là đại diện Đông Nam Á duy nhất lọt vào top 10 với dự báo tăng trưởng 6,4% giai đoạn 2024-2029. Xếp hạng môi trường kinh doanh tăng 12 bậc; Chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu xếp hạng tăng 2 bậc; Chỉ số phát triển con người (HDI) tăng 8 bậc; Chỉ số hạnh phúc năm 2024 tăng 11 bậc…

Doanh nghiệp ngành chế biến, chế tạo lạc quan về tăng trưởng trong những tháng cuối năm
Chính phủ đặt mục tiêu lạm phát giữ ở mức dưới 4,5% trong quý III. Ảnh minh hoạ

Mục tiêu đạt tăng trưởng GDP từ 6,5-7% trong quý III

Phát biểu chỉ đạo điều hành, Thủ tướng chỉ rõ, cần lưu ý quý III, quý IV có ý nghĩa đặc biệt quan trọng của năm 2024 để phấn đấu đạt mức cao nhất kế hoạch năm 2024.

Mục tiêu là phấn đấu đạt tăng trưởng GDP từ 6,5-7% trong quý III, sau đó xác định mục tiêu phù hợp trong quý IV; lạm phát giữ ở mức dưới 4,5%, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế và có thặng dư, bảo đảm an ninh tài chính-tiền tệ quốc gia, giữ vững quốc phòng, an ninh, ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, nâng cao đời sống nhân dân, đẩy mạnh hội nhập quốc tế.

Để đạt được mục tiêu đặt ra, Thủ tướng yêu cầu quyết tâm khắc phục hạn chế, bất cập, vượt qua khó khăn, thách thức; nỗ lực phấn đấu cao nhất thực hiện thành công toàn diện các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ năm 2024, giữ đà, giữ nhịp phát triển trong năm 2025, tạo tiền đề thực hiện các mục tiêu mà Nghị quyết Đại hội XIII đã đề ra.

Không chủ quan, lơ là, mất cảnh giác, “say sưa chiến thắng”; chấn chỉnh kỷ luật, kỷ cương hành chính; đề cao trách nhiệm người đứng đầu; không để tình trạng né tránh, đùn đẩy, sợ trách nhiệm; đồng thời quyết tâm bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dám làm vì lợi ích chung.

Tập trung tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh; chú trọng cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh; khơi thông, huy động và sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực bên trong và bên ngoài.

Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền; phát huy tinh thần chủ động, tích cực, đổi mới, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm; nắm chắc diễn biến tình hình, phản ứng chính sách kịp thời, hiệu quả.

Trong mọi trường hợp phải tăng cường đoàn kết, thống nhất; ổn định chính trị xã hội; củng cố quốc phòng, an ninh; đẩy mạnh đối ngoại, hội nhập quốc tế và thông tin truyền thông, tạo đồng thuận xã hội.

Hồng Minh

mca
Tin bài khác
[E-Magazine] Từ đột phá công nghệ Video AI đến mặt tối cần cảnh báo

[E-Magazine] Từ đột phá công nghệ Video AI đến mặt tối cần cảnh báo

Sự bùng nổ của trí tuệ nhân tạo (AI), đặc biệt là công nghệ Video AI đang mở ra một kỷ nguyên mới cho sáng tạo nội dung số, truyền thông và giải trí. Nhưng đi cùng với nó là những nguy cơ tiềm tàng của việc giả mạo hình ảnh, thao túng cảm xúc và bóp méo sự thật. Tại Việt Nam, khi các nền tảng mạng xã hội ngày càng phổ biến và người dùng ngày càng dễ tiếp cận AI, bài toán đạo đức và pháp lý trong sử dụng Video AI đang trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.
Chuyển đổi số thông minh: Giải pháp toàn diện cho doanh nghiệp

Chuyển đổi số thông minh: Giải pháp toàn diện cho doanh nghiệp

Trong kỷ nguyên kỹ thuật số, công nghệ không còn là công cụ hỗ trợ mà đã trở thành nền tảng cho sự phát triển và vận hành doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc tự quản lý hệ thống CNTT ngày càng trở nên phức tạp và tốn kém, khiến nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa lúng túng trong việc đảm bảo vận hành liên tục, bảo mật dữ liệu và tối ưu hiệu suất. Đó là lý do ngày càng nhiều doanh nghiệp lựa chọn Dịch vụ CNTT được quản lý (Managed IT Services) như một giải pháp chiến lược để nâng cao hiệu quả và an toàn công nghệ.
Tin tức ngân hàng nổi bật tuần qua: Sacombank được vinh danh Ngân hàng có giải pháp thanh toán tốt nhất

Tin tức ngân hàng nổi bật tuần qua: Sacombank được vinh danh Ngân hàng có giải pháp thanh toán tốt nhất

Tuần qua, nhiều ngân hàng đã có những động thái quan trọng nhằm mở rộng dịch vụ và thu hút khách hàng với hàng loạt diễn biến đáng chú ý liên quan đến hoạt động kinh doanh, chiến lược nhân sự như: Techcombank được cấp phép thành lập công ty bảo hiểm nhân thọ; Sacombank được vinh danh Ngân hàng có giải pháp thanh toán tốt nhất cho SME; SHB hợp tác toàn diện với BSR...
Quyết liệt hoạch định chiến lược chuyển đổi số ngành nông nghiệp

Quyết liệt hoạch định chiến lược chuyển đổi số ngành nông nghiệp

Chuyển đổi số ngành nông nghiệp được đánh giá là khó nhất, vì hạn chế về nguồn nhân lực, manh mún và tư duy thiếu đồng bộ. Bộ Nông nghiệp và Môi trường vừa có hội nghị, khẳng định phải chuẩn bị kho dữ liệu để làm triệt để công tác chuyển đổi số của ngành.
Đẩy mạnh chuyển đổi số cấp cơ sở: Hà Nội triển khai chiến dịch diện rộng

Đẩy mạnh chuyển đổi số cấp cơ sở: Hà Nội triển khai chiến dịch diện rộng

Ngày 24/7, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã ký ban hành Chỉ thị số 11/CT-UBND, triển khai Chiến dịch "45 ngày đêm ra quân hỗ trợ hoạt động chuyển đổi số tại các xã, phường trong giai đoạn đầu vận hành mô hình chính quyền địa phương hai cấp" trên địa bàn thành phố.
Trường Cao đẳng Công nghệ cao Hà Nội (HHT) tuyển sinh 4000 chỉ tiêu, đào tạo 45 ngành năm 2025

Trường Cao đẳng Công nghệ cao Hà Nội (HHT) tuyển sinh 4000 chỉ tiêu, đào tạo 45 ngành năm 2025

Năm học 2025 - 2026, nhà trường tuyển sinh 4000 chỉ tiêu bằng hình thức xét tuyển ở các hệ đào tạo: Cao đẳng, THPT - Cao đẳng, Liên thông, Sơ cấp - ngắn hạn,… với 45 nghề thuộc các nhóm ngành: Công nghệ thông tin, Điện - Điện tử, Cơ khí, Chăm sóc sắc đẹp, Công nghệ ô tô, Ngoại ngữ, Kinh tế - Du lịch, Môi trường, Nông nghiệp,…tăng 800 chỉ tiêu so với năm học trước.
Minh bạch nguồn gốc nông sản để thúc đẩy phát triển nền nông nghiệp xanh

Minh bạch nguồn gốc nông sản để thúc đẩy phát triển nền nông nghiệp xanh

Trong bối cảnh truy xuất nguồn gốc nông sản trở thành yêu cầu cấp thiết về an toàn thực phẩm và minh bạch chuỗi cung ứng, Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã và nông dân thực thi hiệu quả.
Tử vi vòng quay công nghệ ngày 27/7/2025: Tuổi Hợi áp lực công việc, tuổi Tý công việc thuận lợi

Tử vi vòng quay công nghệ ngày 27/7/2025: Tuổi Hợi áp lực công việc, tuổi Tý công việc thuận lợi

Những bí ẩn của khoa học đời sống là "món ăn" tinh thần không thể thiếu trong cuộc sống của con người. Tử vi vòng quay công nghệ xem tử vi 12 con giáp ngày 27/7/2025 cho tất cả các tuổi nhằm dự đoán vận hạn về công danh, tiền bạc, tình duyên, sức khỏe...
Tối đa hóa phạm vi phủ sóng và đảm bảo kết nối mạng cảm biến trong môi trường đầy chướng ngại vật dựa trên các thuật toán lấy cảm hứng từ thiên nhiên

Tối đa hóa phạm vi phủ sóng và đảm bảo kết nối mạng cảm biến trong môi trường đầy chướng ngại vật dựa trên các thuật toán lấy cảm hứng từ thiên nhiên

Việc áp dụng các thuật toán meta-heuristic có tiềm năng đáng kể trong nhiều lĩnh vực, bao gồm cả mạng cảm biến không dây.
Đại hội bất thường Hiệp hội Blockchain Việt Nam: Đổi tên mới, bầu bổ sung nhiều lãnh đạo ngân hàng vào Ban chấp hành

Đại hội bất thường Hiệp hội Blockchain Việt Nam: Đổi tên mới, bầu bổ sung nhiều lãnh đạo ngân hàng vào Ban chấp hành

Việc đổi tên khẳng định cam kết thúc đẩy sự phát triển của Mạng dịch vụ đa chuỗi Blockchain Việt Nam (VBSN), hướng tới hệ sinh thái blockchain toàn diện, bền vững, mang tầm vóc quốc gia.
Quảng cáo
moxa