Doanh nghiệp Việt Nam cần làm gì để thích ứng với xuất khẩu xanh?

Diễn đàn
04/12/2024 19:21
Phát triển bền vững trở thành xu thế của thời đại, định hướng chiến lược phát triển của mỗi quốc gia. Trong đó, phát triển bền vững về kinh tế là tiền đề để phát triển xã hội và bảo vệ môi trường.
aa
Xuất khẩu xanh: xu thế tất yếu Xúc tiến xuất khẩu xanh

Tăng trưởng xanh và bền vững là điều kiện tiên quyết duy trì năng lực cạnh tranh

Nhằm cụ thể hóa các định hướng và mục tiêu phát triển bền vững, sáng 4/12, tại Hà Nội, Bộ Công Thương tổ chức Diễn đàn Xúc tiến xuất khẩu với chủ đề “Xúc tiến xuất khẩu xanh”. Đây là một trong những hoạt động chiến lược, góp phần quan trọng trong việc hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng bền vững, giảm phát thải carbon và nâng cao năng lực cạnh tranh trong bối cảnh toàn cầu hóa.

Doanh nghiệp Việt Nam cần làm gì để thích ứng với xuất khẩu xanh?
Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân phát biểu tại diễn đàn. Ảnh: Duyên Nguyễn

Phát biểu tại diễn đàn, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân cho biết, Việt Nam với tiềm năng và lợi thế sẵn có, đang đứng trước nhiều cơ hội lớn để trở thành một mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng toàn cầu, đặc biệt trong lĩnh vực xuất khẩu hàng hóa xanh và bền vững, đẩy mạnh đầu tư vào năng lượng tái tạo, sản xuất sạch hơn, kinh tế số, kinh tế tuần hoàn. Việc chuẩn bị nguồn hàng xuất khẩu của Việt Nam thích ứng hiệu quả với những tiêu chuẩn bền vững là sống còn đối với nền kinh tế.

Cùng với đó, việc nắm bắt cơ hội này không chỉ giúp Việt Nam đáp ứng yêu cầu của thị trường quốc tế mà còn góp phần nâng cao vị thế quốc gia, hiện thực hóa cam kết đóng góp vào các mục tiêu phát triển bền vững toàn cầu. Sự chuyển đổi này đòi hỏi một chiến lược đồng bộ, bao gồm từ định hướng của Chính phủ thông qua các cơ chế, chính sách khuyến khích, hỗ trợ, sự chủ động của doanh nghiệp trong đầu tư thực hiện các giải pháp chuyển đổi xanh và tinh thần hợp tác đồng hành của các bên liên quan.

Theo Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân, phát triển bền vững đã trở thành một xu thế của thời đại, định hướng chiến lược phát triển của mỗi quốc gia. Trong đó, phát triển bền vững về kinh tế được coi là trụ cột nền tảng, là tiền đề để thực hiện phát triển về xã hội và bảo vệ môi trường.

Tăng trưởng xanh và bền vững không chỉ là một xu hướng tất yếu mà đã trở thành điều kiện tiên quyết để duy trì năng lực cạnh tranh và bảo đảm sự phát triển lâu dài của các nền kinh tế.

Những chính sách quan trọng như Thỏa thuận xanh châu Âu (European Green Deal), Cơ chế điều chỉnh biên giới carbon (CBAM), Kế hoạch hành động kinh tế tuần hoàn (Circular Economy Action Plan) hay Chiến lược đa dạng sinh học đến năm 2030 đang có ảnh hưởng lớn đến phương thức tăng trưởng, hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư trên thế giới.

Các chính sách này không chỉ tập trung vào mục tiêu giảm phát thải mà còn đặt ra các tiêu chuẩn khắt khe hơn về trách nhiệm xã hội và bảo vệ môi trường, yêu cầu các nước xuất khẩu phải thay đổi phương thức sản xuất và cách tiếp cận để đáp ứng được các yêu cầu ngày càng cao.

Chia sẻ tại diễn đàn, ông Andri Meier - Đại sứ quán Thuỵ Sĩ tại Việt Nam nhấn mạnh, trong bối cảnh thương mại quốc tế đang thay đổi rất nhanh và đối mặt với các thách thức về môi trường, bền vững không phải là lựa chọn hay bắt buộc mà là điều chúng ta cần phải làm càng nhanh càng tốt.

"Hiện nay, khách hàng, doanh nghiệp và Chính phủ đã ưu tiên nhiều hơn với các sản phẩm, dịch vụ, song hành cùng với tính bền vững về mặt xã hội cũng như với môi trường. Chúng ta đang hướng tới việc tăng cường năng lực cho cộng đồng doanh nghiệp để có thể tăng trưởng bền vững, song hành cùng với nhu cầu của nền kinh tế toàn cầu" - ông Andri Meier cho hay.

Doanh nghiệp Việt Nam cần làm gì để thích ứng với xuất khẩu xanh?
Diễn giả trao đổi tại diễn đàn. Ảnh: Duyên Nguyễn

Xuất khẩu xanh tạo cơ hội xây dựng thương hiệu bền vững

Trong khuôn khổ diễn đàn, các diễn giả, chuyên gia, đại diện các hiệp hội ngành hàng và doanh nghiệp trong chuỗi giá trị xuất khẩu từ sản xuất, tài chính xanh, công nghệ số đến phân phối, logistics đã cung cấp thông tin, giải đáp thắc mắc và hỗ trợ doanh nghiệp trong quá trình chuyển đổi xanh và xúc tiến xuất khẩu, trong đó tập trung vào các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất xanh, tiêu chuẩn xanh và các chứng nhận quốc tế, chuyển đổi số trong sản xuất, công nghệ và giải pháp xanh trong logistics để phát triển chuỗi cung ứng bền vững, giải pháp tài chính cho doanh nghiệp đầu tư xanh.

Theo các chuyên gia, chuyển đổi xanh không chỉ giúp doanh nghiệp giảm thiểu rủi ro bị loại khỏi các thị trường xuất khẩu quan trọng mà còn tạo cơ hội xây dựng thương hiệu bền vững, nâng cao giá trị sản phẩm và tiếp cận các phân khúc khách hàng cao cấp trên toàn cầu.

Đây là bước đi chiến lược để Việt Nam củng cố vị thế trong chuỗi giá trị quốc tế, đồng thời thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững, giảm tác động tiêu cực đến môi trường và nâng cao khả năng cạnh tranh của cả nền kinh tế.

Cập nhật về xu hướng chuyển đổi xanh và các quy định, tiêu chuẩn bền vững đối với hàng hóa xuất nhập khẩu, ông Nguyễn Hải Minh, Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam cho hay, để thâm nhập tốt hơn vào thị trường châu Âu, vốn đang áp dụng những tiêu chuẩn xanh khắt khe, các nhà xuất khẩu, doanh nghiệp Việt Nam cần tuân thủ các yêu cầu không chỉ về chất lượng, giá thành sản phẩm mà còn về quá trình sản xuất ra sản phẩm, bảo đảm các yêu cầu xanh về nguyên liệu, các chế độ cho người lao động,…

Nhấn mạnh phát triển bền vững là quá trình dài hơi và châu Âu đang rất quan tâm đến những yêu cầu về phát triển bền vững, ông Minh cho rằng, doanh nghiệp Việt cần cân nhắc đến các yếu tố này khi xây dựng chiến lược xuất khẩu xanh của mình, trong đó có tài chính xanh để giúp doanh nghiệp có lợi thế về lâu dài.

PGS.TS Nguyễn Đình Thọ - Viện trưởng Viện Chiến lược, chính sách tài nguyên và môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường cho hay, xu hướng thương mại quốc tế về lâu dài sẽ đưa ra nhiều hàng rào phi thuế quan, khiến yêu cầu về chuyển đổi xanh, chuyển đổi số trở thành bắt buộc.

Nếu doanh nghiệp không tuân thủ, việc đứt gãy chuỗi cung ứng sẽ xảy ra ngay lập tức khi các yêu cầu về tuân thủ bắt đầu đi vào hiệu lực. Do vậy, doanh nghiệp cần áp dụng các chuyển đổi này nếu không muốn bỏ lỡ cơ hội phát triển.

Theo ông Thọ, doanh nghiệp Việt cần nhận thức được yêu cầu về huy động tài chính khí hậu để tạo nguồn thu bù đắp chi phí trong chuyển đổi công nghệ. Ngoài ra, cũng cần đặt ra yêu cầu về đào tạo nhân lực, đặc biệt là cán bộ kiểm kê báo cáo phát thải, tham gia thị trường tín chỉ carbon,… để mang lại nhiều cơ hội hơn cho doanh nghiệp trong chuyển đổi xanh.

Ông Vũ Bá Phú, Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại, Bộ Công Thương cho rằng, doanh nghiệp cần xác định thị trường tập trung để định hướng xuất khẩu, đi kèm với đó là các yêu cầu về tiêu chuẩn xanh và phát triển bền vững.

Về phía Bộ Công Thương, ông Phú cho hay, Bộ sẽ thường xuyên tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho doanh nghiệp về các quy định mới, xanh, bền vững và xu thế tương lai, giúp doanh nghiệp định vị thị trường xuất khẩu để thích ứng, không bị loại khỏi cuộc chơi trong làn sóng xanh hóa toàn cầu. Trong đó, Bộ Công Thương xác định 3 nhóm việc cần phải làm:

Thứ nhất, tiếp tục tuyên truyền phổ biến nâng cao kiến thức về những quy định mới, về xanh, bền vững và trách nhiệm xã hội,…

Thứ hai, phối hợp với các bộ, ngành liên quan, cung cấp những chương trình kỹ thuật nâng cao về tuân thủ các quy định mới cho các doanh nghiệp, hiệp hội, ngành hàng tùy thuộc vào từng lĩnh vực.

Thứ ba, giao các cơ quan liên quan rà soát, hoàn thiện bổ sung chính sách, pháp lý liên quan đến việc tuân thủ những tiêu chuẩn xanh, phát triển bền vững, tiêu thụ năng lượng,… cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp.

tudonghoangaynay.vn
Tin bài khác
Cứu hoả tự động

Cứu hoả tự động

Từ xưa người ta đã xếp hoả hoạn đứng thứ 2 trong “thủy hoả đạo tặc” – bốn thứ tai hoạ khủng khiếp nhất đối với con người. Tuy nhiên hỏa tai lại thường do chính con người gây ra. Chúng ta ai cũng biết phòng hoả hơn cứu hoả, vì thế ngày nay bên cạnh việc luôn tuyên truyền giáo dục về ý thức, sự cẩn trọng và phương pháp ứng xử đối với phòng hoả thì việc trang bị các phương tiện cứu hoả cũng luôn cần được quan tâm trong mỗi gia đình, công sở.
Ngân hàng SeABank báo lãi trước thuế 9 tháng đầu năm 4.508 tỷ đồng

Ngân hàng SeABank báo lãi trước thuế 9 tháng đầu năm 4.508 tỷ đồng

Ngân hàng SeABank đã thực hiện 76,6% kế hoạch năm trong 9 tháng đầu năm 2024. Lợi nhuận trước thuế 4.508 tỷ đồng, tăng 43% so với cùng kỳ năm 2023, trong khi tỷ lệ nợ xấu dưới 2%, nằm trong Top ngân hàng có nợ xấu thấp nhất ngành.
Tăng cường chống thất thu thuế đối với sàn thương mại điện tử

Tăng cường chống thất thu thuế đối với sàn thương mại điện tử

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình - Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả ban hành Kế hoạch cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.
Bac A Bank: Lợi nhuận tăng vượt trội, Top 3 ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu thấp nhất ngành

Bac A Bank: Lợi nhuận tăng vượt trội, Top 3 ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu thấp nhất ngành

9 tháng đầu năm 2024, lợi nhuận trước thuế tại Bac A Bank tăng trưởng tới 48% so với cùng kỳ, đạt hơn 813 tỷ đồng. Đặc biệt, nhờ tổng thu nhập hoạt động tăng mạnh giúp khả năng tối ưu chi phí (CIR) cải thiện đáng kể.
Tử vi vòng quay công nghệ ngày 5/12/2024: Tuổi Sửu tài chính hanh thông, tuổi Dậu gặp rắc rối

Tử vi vòng quay công nghệ ngày 5/12/2024: Tuổi Sửu tài chính hanh thông, tuổi Dậu gặp rắc rối

Những bí ẩn của khoa học đời sống là "món ăn" tinh thần không thể thiếu trong cuộc sống của con người. Tử vi vòng quay công nghệ xem tử vi 12 con giáp ngày 5/12/2024 cho tất cả các tuổi nhằm dự đoán vận hạn về công danh, tiền bạc, tình duyên, sức khỏe...
Trải nghiệm "Một ngày làm chiến sĩ"

Trải nghiệm "Một ngày làm chiến sĩ"

Ngày 2/12/2024, trường Tiểu học Võ Nguyên Giáp phối hợp với Trung đoàn Tên Lửa 261 và Công ty Cổ phần Hỗ trợ đầu tư và Phát triển giáo dục quốc tế VES tổ chức Chương trình “Một ngày làm chiến sĩ” năm 2024, mang đến cơ hội cho các em học sinh trải nghiệm một ngày làm chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam.
Kết nối mạng lưới nhân lực khoa học công nghệ trẻ để phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ

Kết nối mạng lưới nhân lực khoa học công nghệ trẻ để phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ

Nhiều vấn đề, cơ hội và thách thức cũng như các giải pháp cho việc xây dựng nhân lực khoa học công nghệ trẻ trong doanh nghiệp vừa và nhỏ đã được nêu ra trong Hội thảo “Giải pháp phát triển nguồn nhân lực khoa học công nghệ trẻ trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nước ta giai đoạn 2021 - 2030.
19 Giải thưởng Thành phố thông minh Việt Nam 2024 hướng đến mục tiêu kép "Số đi cùng Xanh”

19 Giải thưởng Thành phố thông minh Việt Nam 2024 hướng đến mục tiêu kép "Số đi cùng Xanh”

TS. Nguyễn Quân - nguyên Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ, Chủ tịch Hội Tự động hóa Việt Nam đảm nhận chức Chủ tịch Hội đồng Giải thưởng cho biết: Năm nay, Ban tổ chức đã kịp thời đưa thêm tiêu chí “xanh” vào chương trình để phù hợp với mục tiêu kép của công cuộc chuyển đổi số quốc gia là “Số đi cùng Xanh”.
Dự án về trí tuệ nhân tạo và tự động hóa chiếm số lượng lớn tại VietFuture Awards 2024

Dự án về trí tuệ nhân tạo và tự động hóa chiếm số lượng lớn tại VietFuture Awards 2024

Được tổ chức song song cùng chuỗi sự kiện Hội nghị Thành phố Thông minh Việt Nam - Châu Á 2024 (Vietnam - Asia Smart City Summit 2024), Lễ Công bố và Vinh danh Giải thưởng Sáng tạo tương lai VietFuture Awards 2024 do VINASA tổ chức đã diễn ra chiều 03/12 tại Hà Nội.
Công cụ cho phép máy học trực tiếp trên thiết bị, không cần sử dụng đám mây

Công cụ cho phép máy học trực tiếp trên thiết bị, không cần sử dụng đám mây

Nhà cung cấp giải pháp tự động hóa của Đức, Weidmüller, đã công bố một công cụ máy học (ML) cho phép triển khai ML trực tiếp trên thiết bị, mà không cần kết nối với đám mây hoặc Internet. Công cụ edgeML có thể chạy các thuật toán học máy tại biên trên PLC hoặc máy tính công nghiệp.