Tại Diễn đàn “Đẩy mạnh liên kết hướng đến xuất khẩu xanh” đã nhận được nhiều ý kiến chia sẻ, đóng góp của các nhà quản lý, chuyên gia nhằm hướng đến mục tiêu đẩy mạnh xuất khẩu nói chung, xuất khẩu xanh nói riêng trong thời gian tới.
• Tạo động lực cho doanh nghiệp đẩy mạnh xuất khẩu qua HCM City Export 2023
Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam trong những tháng đầu năm 2023 sụt giảm. Nguyên nhân đến từ việc phải đáp ứng các quy tắc xuất xứ hàng hóa; chịu sự cạnh tranh mạnh mẽ từ các nước như Trung Quốc, Thái Lan, Bangladesh, Indonesia, Ấn Độ…; nguồn nguyên liệu không ổn định, giá thành sản xuất cao, làm giảm khả năng cạnh tranh của các mặt hàng xuất khẩu; rào cản và bảo hộ thương mại như thuế chống phá giá, thuế chống trợ cấp, các quy định kiểm tra hóa chất, dư lượng hay chương trình thanh tra riêng biệt, quy tắc xuất xứ, khai thác hải sản bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định (IUU), quy định vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm dịch động thực vật (SPS) và rào cản kỹ thuật đối với thương mại (TBT), môi trường, trách nhiệm xã hội, lao động.
Để đẩy mạnh xuất khẩu trong thời gian tới, ông Nguyễn Quốc Toản – Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn) đã nêu ra 10 giải pháp, đó là:
Hiện nay, Việt Nam đang trong quá trình thay đổi và phát triển, đang tự khẳng định mình mỗi ngày trên trường quốc tế. Không chỉ được biết đến là nước đang phát triền và tiềm năng kinh tế dồi dào. Nước ta còn được biết đến bởi hệ thống công trình công cộng an sinh ngày càng được hoàn thiện. Hệ thống cơ sở hạ tầng được cải thiện rõ rệt, nâng cao mức sống cho cư dân trên nhiều khu vực các tỉnh thành khác nhau trên cả nước.
Dưới góc nhìn của GS.TSKH. Nguyễn Mại – Nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về Hợp tác và Đầu tư, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Đầu tư nước ngoài (VAFIE) đã nêu rõ 3 vấn đề trong việc hiện đại hóa hạ tầng kinh thế, xã hội nhằm góp phần thúc đẩy xuất khẩu đó là:
Hoàn thành xây dựng các quy hoạch ngành quốc gia, các quy hoạch kỹ thuật chuyên ngành để làm cơ sở bổ sung, chỉnh sửa nâng cao chất lượng và có tầm nhìn dài hạn đối với các quy hoạch cơ sở hạ tầng, lập các dự án chuyên ngành, huy đông vốn đầu tư, bảo đảm phát triển cân đối, hài hòa giữa các nghành, địa phương và vùng lãnh thổ.
Xây dựng quy hoạch, kế hoạch đầu tư xây dựng các trung tâm dịch vụ logistic lớn có khả năng kết nối tốt với các cảng biển, cảng hàng không, các tuyến vận tải chính.
Rà soát, bổ sung, điều chỉnh quy hoạch xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng cho phát triển kinh tế số, bảo đảm hiệu quả tổng hợp và tính hệ thống, nhất là mạng lưới điện, hạ tầng viễn thông và công nghệ thông tin, hạ tầng dữ liệu, hạ tầng băng thông rộng quốc gia, hạ tầng điện toán đám mây, quản trị dữ liệu quốc gia, hạ tầng dịch vụ định danh và xác thực điện tử tin cậy.
Trong chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh thì xanh hóa các ngành kinh tế nhằm mục tiêu chuyển đổi, áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn thông qua khai thác và sử dụng tiết kiệm, hiệu quả tài nguyên thiên nhiên và năng lượng dựa trên nền tảng khoa học và công nghệ, ứng dụng công nghệ số và chuyển đổi số, phát triển kết cấu hạ tầng bền vững để nâng cao chất lượng tăng trưởng, phát huy lợi thế cạnh tranh trong xuất khẩu và giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường.
TS. Võ Trí Thành – Nguyên Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý Kinh tế Trung ương chia sẻ: “Thế giới đang thay đổi mạnh mẽ với nhiều xu hướng lớn về địa-chính trị, hội nhập, liên kết và đối kháng, lối sống và tiêu dùng, công nghệ với cách mạng công nghiệp 4.0 cùng với rủi ro và bất định luôn trực chờ. Do đó, câu chuyện thay đổi tư duy, quan tâm tới tính xanh của chuỗi cung ứng, tính xanh trong thương mại quốc tế không còn là câu chuyện mới mẻ đối với doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam”.
“Cùng với đó là những thay đổi về chất trong nhìn nhận vấn đề tăng trưởng và phát triển từ tăng trưởng kinh tế sang phát triển bền vững, bao trùm; từ kinh tế nâu sang kinh tế xanh; từ kinh tế tuyến tính sang kinh tế tuần hoàn; từ kinh tế thực sang kinh tế thực-số, kinh tế số; từ thị trường sang thị trường cùng một nhà nước, xã hội thúc đẩy sáng tạo; từ tự do hóa thương mại, đầu tư sang tự do hóa cùng tạo dựng các chuỗi cung ứng hiệu quả xanh, có khả năng chống chịu. Do đó, đòi hỏi của cách mạng trong tiêu dùng được dẫn dắt bởi tầng lớp trung lưu và thế hệ trẻ, nhất là gen Z sẽ ảnh hưởng nhất định đến xuất khẩu và thương mại toàn cầu trong thời gian tới”, TS Võ Trí Thành nhấn mạnh.
Do đó, trong chiến lược “Tăng trưởng xanh” năm 2021 của Chính phủ đã đề ra 4 nhóm mục tiêu: Cường độ phát thải trên GDP so với 2014 giảm ít nhất 15% đến năm 2030 và 30% đến năm 2050; Xanh hóa các ngành kinh tế; Xanh hóa lối sống và thúc đẩy tiêu dùng bền vững; Xanh hóa quá trình chuyển đổi trên nguyên tắc bình đẳng, bao trùm, nâng cao năng lực chống chịu.
Ông Nguyễn Duy Minh – Tổng thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp Dịch vụ Logistics Việt Nam chia sẻ: “Sản xuất xanh, xuất khẩu xanh và tăng trưởng xanh là những vấn đề phát triển kinh tế thường xuyên được đề cập tới trong thời gian gần đây. Trong bối cảnh này, để không bị loại khỏi cuộc chơi bởi các tiêu chuẩn về môi trường và xã hội do các thị trường nhập khẩu đặt ra ngày càng nhiều và khắt khe hơn, các doanh nghiệp Việt phải nỗ lực đáp ứng. Nếu như doanh nghiệp không chủ động chuyển mình để phù hợp với nhu cầu của thời đại thì sẽ không có đơn hàng”.
Việt Nam đang thay đổi mô hình tăng trưởng với phương thức sản xuất dựa vào khai thác tài nguyên thiên nhiên sang mô hình tiêu dùng xanh, sống xanh và phát triển bền vững. Việc đầu tư cho quá trình chuyển đổi đang là thách thức phải vượt qua với cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam. Do đó, chuyển đổi sang sản xuất xanh đòi hỏi vốn đầu tư lớn và công nghệ cao, chi phí tiêu dùng xanh ban đầu cũng sẽ cao nhưng đều mang lại lợi ích bền vững cho người tiêu dùng và xuất khẩu hàng hóa của doanh nghiệp.
Đạm Lê Quang