acecook

Tuân thủ CBAM: Con đường hướng tới xuất khẩu xanh vào thị trường châu Âu

Diễn đàn
08/05/2025 19:46
Để duy trì và mở rộng thị phần tại thị trường EU, việc tuân thủ các quy định mới như cơ chế điều chỉnh biên giới carbon (CBAM) là điều tất yếu. CBAM không chỉ yêu cầu minh bạch về lượng phát thải carbon trong quá trình sản xuất mà còn đòi hỏi các doanh nghiệp phải áp dụng công nghệ sạch và quy trình sản xuất thân thiện với môi trường.
aa
Xúc tiến xuất khẩu xanh Doanh nghiệp Việt Nam cần làm gì để thích ứng với xuất khẩu xanh?
Tuân thủ CBAM: Con đường hướng tới xuất khẩu xanh vào thị trường châu Âu
Bà Hồ Thị Quyên - Phó Giám đốc ITPC phát biểu tại Hội nghị tập huấn “Tuân thủ CBAM: Con đường hướng tới xuất khẩu xanh vào thị trường Châu Âu”.

Ngày 7/5/2025, Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư TP. Hồ Chí Minh (ITPC) phối hợp với Tiểu ban Tăng trưởng Xanh thuộc Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu EuroCham (GGSC) đã tổ chức Hội nghị tập huấn “Tuân thủ CBAM: Con đường hướng tới xuất khẩu xanh vào thị trường châu Âu”. Hội nghị được tổ chức nhằm mục đích hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam trong quá trình nâng cao năng lực xuất khẩu xanh để tuân thủ quy định và tăng cường năng lực cạnh tranh và mở rộng vào các thị trường lớn, đặc biệt là châu Âu.

Phát biểu khai mạc Hội nghị, bà Hồ Thị Quyên - Phó Giám đốc ITPC cho biết: “Trong bối cảnh toàn cầu đang nỗ lực chuyển đổi sang nền kinh tế xanh và phát triển bền vững, Liên minh châu Âu (EU) đã triển khai cơ chế điều chỉnh biên giới carbon (CBAM) nhằm giảm thiểu phát thải khí nhà kính và thúc đẩy sản xuất sạch. Đây không chỉ là thách thức mà còn là cơ hội để các doanh nghiệp Việt Nam nâng cao năng lực cạnh tranh và đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế”.

Tuân thủ CBAM: Con đường hướng tới xuất khẩu xanh vào thị trường châu Âu
Ông Jacques Bouflet - Phó Chủ tịch phụ trách Chính sách EuroCham phát biểu tại Hội nghị.

Theo Cục Thống kê: “Tính chung quý I/2025, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa của cả nước đạt 202,52 tỷ USD, tăng 13,7% so với cùng kỳ năm trước, trong đó xuất khẩu tăng 10,6%; nhập khẩu tăng 17,0%. Đặc biệt, xuất khẩu sang EU đạt 13,7 tỷ USD, tăng 12,7% so với cùng kỳ năm 2024. Điều này cho thấy EU tiếp tục là thị trường xuất khẩu quan trọng và tiềm năng đối với Việt Nam”.

Theo Quyết định số 232/QĐ-TTg ngày 24/01/2025, Việt Nam sẽ triển khai thí điểm hệ thống giao dịch phát thải (ETS), tạo nền tảng cho việc định giá carbon trong nước. Đồng thời, Thủ tướng Chính phủ cũng giao trách nhiệm và yêu cầu các Bộ và cơ quan liên quan thành lập, phát triển thị trường carbon phù hợp với pháp luật và điều kiện thực tiễn, định hướng phát triển quốc gia, cam kết quốc tế về giảm nhẹ phát thải khí nhà kính.

Cũng tại Hội nghị, bà Đỗ Thị Hồng Duyên - Phó Chủ tịch Tiểu ban Tăng trưởng Xanh thuộc Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu EuroCham (GGSC) cho biết: “CBAM là một phần quan trọng của thỏa thuận xanh của EU. Bắt đầu từ tháng 1 năm 2026, các nhà nhập khẩu vào EU phải khai báo lượng khí thải carbon của hàng hóa như thép, nhôm, xi măng và phân bón. Tuân thủ CBAM có thể mở ra con đường cho các doanh nghiệp Việt Nam đa dạng hóa xuất khẩu và củng cố chỗ đứng của họ tại thị trường châu Âu, một thị trường đặt môi trường làm trung tâm. Chúng tôi hiểu rằng quá trình chuyển đổi không đơn giản, đặc biệt là đối với các ngành công nghiệp sử dụng nhiều carbon. Nhưng đó cũng là một cơ hội: Những doanh nghiệp tiên phong và có chiến lược sẽ không chỉ giảm thiểu rủi ro mà còn đạt được lợi thế cạnh tranh trong nền kinh tế xanh toàn cầu”.

Tuân thủ CBAM: Con đường hướng tới xuất khẩu xanh vào thị trường châu Âu
Ông Jonathan Sourintha - Phó Chủ tịch EuroCham GGSC phát biểu tại Hội nghị.

Việc tuân thủ CBAM không chỉ là trách nhiệm của cơ quan quản lý mà còn đòi hỏi sự chủ động từ phía doanh nghiệp. Nhìn chung, các doanh nghiệp cần chủ động đầu tư vào công nghệ sạch, cải thiện quy trình sản xuất, xây dựng hệ thống quản lý phát thải và nâng cao năng lực báo cáo, xác minh dữ liệu phát thải. Việc chuyển đổi sản xuất xanh không chỉ có ý nghĩa quan trọng với mỗi doanh nghiệp mà còn tác động tới cả chuỗi cung ứng. Khi một đơn vị cung ứng giảm phát thải, các doanh nghiệp trong chuỗi hoạt động cũng sẽ đến gần hơn với mục tiêu về đạt mức phát thải ròng khí nhà kính bằng 0 vào năm 2050.

Tại Hội nghị, ông William L Nolten - Thành viên Ban Quản trị Rexil Asia đã phân tích sự khác biệt giữa các khuôn khổ báo cáo phát thải khí nhà kính hiện có như GHG Protocol và các cơ chế pháp lý mới như CBAM của EU. “CBAM là một công cụ bắt buộc, tập trung vào lượng khí thải carbon ở cấp độ sản phẩm (PCF) đối với các mặt hàng cụ thể nhập khẩu vào EU, khác với GHG Protocol mang tính tự nguyện và đánh giá ở cấp độ doanh nghiệp (CCF). Sự ra đời của CBAM cùng với các quy định khác như quy định ngăn chặn phá rừng của EU (EUDR) và các đạo luật tương tự ở Hoa Kỳ và Vương quốc Anh, đang tạo ra áp lực ngày càng tăng đối với các doanh nghiệp quốc tế trong việc quản lý và báo cáo phát thải”, ông William L Nolten nhấn mạnh.

Tuân thủ CBAM: Con đường hướng tới xuất khẩu xanh vào thị trường châu Âu
Hội nghị được tổ chức nhằm mục đích hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam trong quá trình nâng cao năng lực xuất khẩu xanh để tuân thủ quy định và tăng cường năng lực cạnh tranh và mở rộng vào các thị trường lớn, đặc biệt là châu Âu.

Đề cập về chủ đề hỗ trợ xuất khẩu, TS. Nguyễn Phương Nam - Tổng Giám đốc Công ty Tư vấn & Dịch vụ Đổi mới khí hậu Klinova, đã trình bày lộ trình kỹ thuật và chiến lược chi tiết cho các doanh nghiệp Việt Nam nhằm tuân thủ CBAM của EU. CBAM nhìn chung đặt ra không ít thách thức cho các nhà xuất khẩu Việt Nam, bao gồm các yêu cầu ngày càng cao về báo cáo phát thải, sự phức tạp trong thu thập số liệu và mức độ cạnh tranh gia tăng khi các nhà nhập khẩu EU sẽ ưu tiên hàng hóa có cường độ phát thải thấp.

Để đối phó các quy định mới, TS. Nguyễn Phương Nam khuyến nghị doanh nghiệp Việt Nam cần chủ động tìm hiểu kỹ về CBAM, rà soát quy trình sản xuất và xây dựng cơ sở dữ liệu về phát thải khí nhà kính. Ông nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thực hiện kiểm kê phát thải và cường độ phát thải trên mỗi sản phẩm, từ đó lên kế hoạch giảm nhẹ phát thải một cách hiệu quả, ví dụ như sử dụng năng lượng tái tạo và tối ưu hóa công nghệ.

Cũng trong khuôn khổ Hội nghị, ông Tạ Văn Thuận - Trưởng phòng Kinh doanh quốc tế Công ty CP Phân bón Dầu khí Cà Mau (PVCFC) đã chia sẻ về chiến lược sản xuất theo xu hướng chuyển dịch xanh và giảm phát thải trong phân bón. “PVCFC, thành viên của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam, đặt mục tiêu giảm 80.000 tấn/năm lượng khí thải CO₂ trước năm 2030 và 220.000 tấn/năm vào năm 2050. Các giải pháp bao gồm tăng cường thu hồi CO₂ từ khí thải, thử nghiệm sản xuất hydro ít phát thải, sử dụng năng lượng tái tạo như điện mặt trời và biomass. Công ty cũng dự kiến ra mắt ít nhất 2 sản phẩm phân bón phát thải thấp mới trước năm 2050, tập trung vào nguyên liệu thân thiện môi trường như urea với thành phần hoạt chất NBPT và DCD giúp bảo vệ nitơ kép, NPK và phân hữu cơ kết hợp vi sinh vật Bacillus spp”, ông Tạ Văn Thuận cho biết.

Bà Nina Miron Claudia - Chuyên viên chính sách của Tổng cục Thuế và Liên minh Hải quan châu Âu (TAXUD) khẳng định: “CBAM là một công cụ then chốt của Ủy ban châu Âu nhằm thúc đẩy quá trình phi carbon hóa. Cơ chế này tuân thủ các chính sách quốc tế và cam kết pháp lý của EU, bao gồm cả tính tương thích với Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). CBAM cũng tính đến giá carbon mà các nhà khai thác ở nước thứ ba đã thực trả”.

Theo bà Nina Miron Claudia, Ủy ban châu Âu đã đề xuất các biện pháp đơn giản hóa CBAM, như giới thiệu ngưỡng tối thiểu mới (de minimis) là 50 tấn/nhà nhập khẩu/năm đối với tổng lượng nhập khẩu sắt thép, nhôm, xi măng và phân bón, nhằm giảm gánh nặng hành chính cho các nhà nhập khẩu nhỏ mà vẫn đảm bảo hiệu quả về môi trường. CBAM khẳng định sự cởi mở đối với các nỗ lực phi carbon hóa ở các nước thứ ba thông qua phương pháp luận “phát thải thực tế” và khấu trừ giá carbon đã trả ở các nước này.

Tudonghoangaynay.vn
Bài liên quan
trien-lam-quoc-te
Tin bài khác
Chính sách, nhân lực, dữ liệu - Bộ ba cần tháo gỡ để Việt Nam làm chủ công nghệ

Chính sách, nhân lực, dữ liệu - Bộ ba cần tháo gỡ để Việt Nam làm chủ công nghệ

Làm chủ công nghệ là yếu tố sống còn để doanh nghiệp Việt phát triển đột phá trong kỷ nguyên số. Tại hội thảo do VINASA tổ chức ngày 27/5, các chuyên gia đã chỉ rõ loạt “nút thắt” cần tháo gỡ từ chính sách, dữ liệu đến đào tạo nhân lực.
Sĩ quan Cảnh sát Việt Nam lan tỏa tinh thần vì cộng đồng tại các phái bộ Gìn giữ hòa bình

Sĩ quan Cảnh sát Việt Nam lan tỏa tinh thần vì cộng đồng tại các phái bộ Gìn giữ hòa bình

Không chỉ làm nhiệm vụ nghiệp vụ chuyên môn, lực lượng sĩ quan Công an Việt Nam tham gia gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc còn mang theo trái tim nhân ái, tinh thần sẻ chia, góp phần lan tỏa giá trị nhân văn, vì một thế giới hòa bình và bền vững.
Bộ Công an đào tạo Cảnh sát Gìn giữ hòa bình theo tiêu chuẩn quốc tế

Bộ Công an đào tạo Cảnh sát Gìn giữ hòa bình theo tiêu chuẩn quốc tế

Hướng đến mục tiêu hội nhập sâu rộng vào lực lượng Gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc, Bộ Công an đang tích cực huấn luyện, chuẩn hóa lực lượng Cảnh sát Gìn giữ hòa bình (GGHB) theo các quy chuẩn quốc tế. Những bước đi bài bản này góp phần khẳng định vai trò, năng lực của lực lượng Công an Việt Nam trên trường quốc tế.
Thị trường chứng khoán ngày 28/5: Nhóm cổ phiếu Vingroup giữ nhịp, VN-Index tăng nhẹ

Thị trường chứng khoán ngày 28/5: Nhóm cổ phiếu Vingroup giữ nhịp, VN-Index tăng nhẹ

Phiên giao dịch ngày 28/5 khép lại với sắc xanh nhạt trên chỉ số VN-Index, bất chấp áp lực bán mạnh trong phiên chiều. Nhóm cổ phiếu Vingroup tiếp tục đóng vai trò đầu tàu, giúp thị trường duy trì đà tăng nhẹ và ghi nhận phiên tăng điểm thứ 4 liên tiếp.
Tử vi vòng quay công nghệ ngày 29/5/2025: Tuổi Dậu sức khỏe không tốt, tuổi Sửu đón nhiều may mắn

Tử vi vòng quay công nghệ ngày 29/5/2025: Tuổi Dậu sức khỏe không tốt, tuổi Sửu đón nhiều may mắn

Những bí ẩn của khoa học đời sống là "món ăn" tinh thần không thể thiếu trong cuộc sống của con người. Tử vi vòng quay công nghệ xem tử vi 12 con giáp ngày 29/5/2025 cho tất cả các tuổi nhằm dự đoán vận hạn về công danh, tiền bạc, tình duyên, sức khỏe...
Robot hình người trình diễn kỹ năng đấu quyền anh hung hăng như võ sĩ thực

Robot hình người trình diễn kỹ năng đấu quyền anh hung hăng như võ sĩ thực

Robot hình người Unitree của công ty Unitree Robotics - Trung Quốc vừa trình diễn kỹ năng chiến đấu hung hăng như một võ sĩ thực thụ trong một trận đấu quyền anh, tại một trường học ở thành phố Hàng Châu.
Tự động hóa trong ngành năng lượng: Cơ hội và thách thức

Tự động hóa trong ngành năng lượng: Cơ hội và thách thức

Duy trì hệ thống sản xuất và phân phối năng lượng vận hành trơn tru không phải là nhiệm vụ dễ dàng. Nếu không có tự động hóa, mọi quy trình đều phụ thuộc vào sức người - kéo theo hoạt động chậm trễ, lãng phí nguồn lực và khó phản ứng kịp thời khi có sự cố.
PV GAS đạt doanh thu kỷ lục, thúc đẩy chiến lược tăng trưởng bền vững

PV GAS đạt doanh thu kỷ lục, thúc đẩy chiến lược tăng trưởng bền vững

Doanh thu năm 2024 của PV GAS lập đỉnh mới, lợi nhuận vượt xa kế hoạch, cổ tức đề xuất lên tới 21%. Doanh nghiệp cũng khẳng định quyết tâm duy trì đà tăng trưởng và mở rộng đầu tư trong bối cảnh ngành khí đang đối mặt với nhiều thách thức.
Kỷ nguyên của Edge AI

Kỷ nguyên của Edge AI

Khi trí tuệ nhân tạo (AI) không còn bị giới hạn trong màn hình hay điện toán đám mây mà được tích hợp trực tiếp vào môi trường xung quanh, chúng ta đang bước vào một kỷ nguyên công nghệ hoàn toàn mới: Kỷ nguyên của Edge AI.
Nhận định phiên giao dịch ngày 28/5: Duy trì đà tăng, VN-Index tiến sát mốc kháng cự mạnh

Nhận định phiên giao dịch ngày 28/5: Duy trì đà tăng, VN-Index tiến sát mốc kháng cự mạnh

Phiên giao dịch ngày 27/5 khép lại với tín hiệu tích cực khi chỉ số VN-Index tiếp tục tăng hơn 7 điểm, chốt phiên tại 1.339,81 điểm. Đây là mức cao nhất trong ba năm trở lại đây, cho thấy đà tăng của thị trường đang được duy trì ổn định. Độ rộng thị trường nghiêng hẳn về bên mua với 15/18 nhóm ngành tăng điểm, dẫn đầu là nhóm hàng hóa và dịch vụ công nghiệp.
siement
Quảng cáo
moxa