Ân tình gửi người truyền lửa Tổng Giám đốc điều hành MIS Hoàng Văn Lược: "Làm sao để các em giống như những chiếc la bàn vạn năng" |
Chúng ta đang trải qua một cuộc cách mạng thay đổi toàn diện việc dạy và học, tương lai của giáo dục thực sự thú vị và tươi sáng.
ông Hoàng Văn Lược – Tổng Giám đốc điều hành nhà trường chia sẻ |
1- IOT (Internet of things - Không gian học tập)
2- Big Data
3- AI
4- Robots/ Biotech/ 3D printing
4.1. Sống chủ động:
Bắt đầu đích đến (mục tiêu) → Ưu tiên việc quan trọng → Tư duy cùng thắng → Hiểu rồi được hiểu → Cùng tạo cách mới → Rèn rũa bản thân → Sống chủ động.
4.2. Nguyên tắc:
1- Luôn hướng về phía trước, đặt mục tiêu cao hơn người khác.
2- Hướng tầm nhìn xa để đạt mục tiêu lớn.
3- Xem thách thức là cơ hội - Thách thức càng lớn, cơ hội càng lớn (đại bàng trong bão táp).
4- Trong nguy có cơ
5- Đổi mới hay bị đào thải.
4.3. 5 loại người:
1- Thánh nhân | 1- Tố chất → Trời cho |
2- Quân tử | 2- Năng lực → Thực tế |
3- Tiểu nhân | 3- Phẩm chất → Rèn luyện |
4- Vô dụng | 4- Kinh nghiệm → Cần thời gian |
5- Tù nhân | 5- Trường thọ → Vừa đủ |
II. VAI TRÒ NGƯỜI THẦY VÀ HỌC SINH TRONG DẠY VÀ HỌC TẠI MIS
Giáo dục (GD) tuyệt nhiên không phải là quá trình tác động một chiều từ Giáo viên (GV) tới Học sinh (HS). Nó là một hoạt động nuôi dưỡng trong mối quan hệ qua lại giữa GV - HS. Thông qua đó HS được gợi mở để tiếp thu tri thức và kỹ năng. Giáo dục trong nhà trường tạo điều kiện để trẻ nhận ra khả năng của bản thân mình; nhận thức và học cho ai? Tại sao phải học và học tập suốt đời, nuôi dưỡng lòng ham thích học tập (đắm chìm trong không gian học tập) là nhiệm vụ lớn nhất của GV.
Để đáp ứng tương lai giáo dục thời đại 4.0: Khai phóng - Tự chủ - Đam mê - Hợp tác - Sáng tạo, GD trước đây không còn phù hợp:
Giáo dục MIS cần trải qua một cuộc cách mạng thay đổi toàn bộ việc dạy và học - hướng tới xây dựng Hệ sinh thái giáo dục “Thông minh - Xanh - Sáng tạo”. Trong thế giới tri thức kết nối, trước sự bùng nổ công nghệ đặc biệt AI và GAI. Nhà trường cần nhanh chóng chuyển trọng tâm từ các kỹ năng mang tính kỹ thuật sang kỹ năng sống thiết thực. Trong đó kỹ năng thích nghi đối phó với sự thay đổi, lĩnh hội nền tảng kiến thức, kỹ năng, thái độ và giá trị để phát triển tiềm năng cá nhân theo định hướng:
Với 3 nền tảng cốt lõi:
GD cần tập trung thực hiện sứ mệnh, mục tiêu phát triển bền vững:
Để đáp ứng nhu cầu CN 4.0, làm thế nào để chuẩn bị cho HS sẵn sàng đảm nhận những công việc chưa được tạo ra và sử dụng những công nghệ chưa được phát minh?
Trong thế giới kết nối, GD không còn là dạy người học một điều gì đó, điều quan trọng hơn là dạy họ phát triển như một chiếc “la bàn” vạn năng với các công cụ điều hướng tin cậy, thích nghi với mọi thay đổi để tìm ra con đường riêng giúp tồn tại và phát triển.
Nhiệm vụ lớn nhất của thầy là nuôi dưỡng sự yêu thích và đam mê học tập, khám phá của HS. Nhà trường khuyến khích và tạo điều kiện để GV tự do và sáng tạo trong giảng dạy.
GV xây dựng Đề cương vắn tắt, hướng dẫn HS (nhóm HS) chuẩn bị bài học, trong đó nêu rõ những kiến thức, nền tảng, cốt lõi HS cần hiểu sâu, nắm chắc và biết rộng các kiến thức khác. HS trả lời các câu hỏi phân hóa theo năng lực người học, theo mô thức HTHT (học tập hợp tác).
Vai trò của GV chuyển từ người dạy /chỉ thị thành người tư vấn, hướng dẫn /kết nối - tức là chuyển từ thiết kế giáo án bài dạy (Instruction Design) thành (Learning Design/ Learning Experience Design) đi sâu vào thiết kế trải nghiệm học hiệu quả bài học trên cơ sở phổ cập rộng rãi Icorrect “Giáo viên AI ảo trong lớp học”.
GV chú trọng tới định hướng, chia sẻ, hợp tác trong quá trình giảng dạy nhằm truyền đạt kiến thức, rèn kỹ năng giúp HS phát triển tư duy phản biện và kỹ năng trình bày, giao tiếp, hợp tác để giải quyết nhiệm vụ bài học một cách sáng tạo.
Giúp HS phát triển các kỹ năng xã hội và cảm xúc nhằm thúc đẩy bình đẳng, nâng cao trách nhiệm XH trên cơ sở các giá trị tinh thần và đạo đức dân tộc.
Thay vì cung cấp kiến thức một chiều bằng khơi gợi tính chủ động, sáng tạo của HS. Thay vì xử phạt về các hành vi mắc lỗi của HS bằng thấu hiểu và cảm hóa.
Đánh giá HS trên cơ sở “mở”, công khai, công bằng, minh bạch với sự tham gia của HS. Lấy sự tiến bộ của HS trên nền tảng đã, đang có là thước đo kết quả giáo dục. Đánh giá đa dạng quá trình học theo từng phần, module, theo chuyên đề, chủ đề, dự án tích hợp liên môn trong cả quá trình và theo mục tiêu của bài học. Tóm lại, thay vì đánh giá kiến thức (trí nhớ, thuộc bài) bằng đánh giá kỹ năng và năng lực của HS.
Lấy mỗi HS là một chủ thể trọng tâm để tiếp cận theo năng lực người học. Chú trọng cá nhân hóa trong quá trình dạy và kiểm tra từng cá thể trên cơ sở phân hóa đa trí tuệ theo năng lực HS. Tức là câu hỏi/ bài kiểm tra phù hợp với năng lực của HS.
Theo mô thức HTHT, vai trò học tập theo nhóm được đề cao. Theo đề cương hướng dẫn chuẩn bị bài học của GV, các thành viên trong nhóm có trách nhiệm nghiên cứu chuẩn bị bài tại nhà trước khi lên lớp.
Những HS giỏi (nổi trội) về môn học sẽ là “thầy” giúp HS trong nhóm hiểu và nắm được nội dung bài học (theo phân công của nhóm trưởng).
HS được trải nghiệm làm thầy trong đánh giá, chấm chéo (điểm) về chủ đề, chuyên đề do nhóm bạn chuẩn bị căn cứ kết quả (đáp án) do một nhóm được GV chỉ định trình bày trên lớp (theo phân công của GV).
HS trong nhóm làm nhiệm vụ kiểm tra chéo sự chuẩn bị bài của nhóm bạn theo đề cương hướng dẫn của GV.
Đại diện các nhóm được tạo điều kiện thay mặt GV thực hiện bài dạy trên lớp (luân phiên và mỗi tháng 1 nhóm/bài).
GV không còn là người gác cổng tri thức mà là người tư vấn, kết nối, hỗ trợ HS/ nhóm HS thu nạp kiến thức và đóng vai trò người thầy trong quá trình học tập.
4.1. Chương trình GD khai phóng MIS được thiết kể để đạt mục tiêu GD toàn diện, gồm 5 phần theo thứ tự ưu tiên sau:
- Học làm người: GD nhân cách, phẩm chất nhằm phát triển bản thân và tình yêu đất nước qua: giữ gìn nhân tính - bảo tồn quốc tính và khẳng định cá tính.
- Đào tạo kỹ năng thế kỷ 21: Giao tiếp; Phản biện; Hợp tác; Giải quyết vấn đề sáng tạo
- Trang bị kiến thức cốt lõi. Đào tạo kiến thức nền tảng về văn hóa, KHCN và ngoại ngữ. Phát triển năng lực xử lý thông tin, sử dụng công nghệ AI, IOT, BD trong toàn hệ thống GD MIS (từ TH → THPT).
- Chăm sóc sức khỏe thể chất và tâm thần. Tạo hệ sinh thái GD xanh với nếp suy nghĩ xanh, nếp sống xanh và sự phát triển bền vững trên cơ sở cân bằng Tâm lực - Trí lực - Thể lực hài hòa với Nghệ thuật.
- Học gắn với hành, định hướng nghề nghiệp và khởi nghiệp sớm. Kết nối lý thuyết với thực tế, học đi đôi với hành. Thiết kế học tập/ Thiết kế trải nghiệm học tập thông qua cá nhân hóa (phân hóa đa trí tuệ) và phân hóa.
- Bồi dưỡng kỹ năng ứng dụng công nghệ mới. Đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ ngoại ngữ cho đội ngũ CB, GV. Ứng dụng AI trong giảng dạy, kiểm tra, đánh giá HS và hỗ trợ HS học tập.
- Xây dựng hệ sinh thái GD MIS “Thông minh - Xanh - Sáng tạo” và sự phát triển bền vững với sự đồng hành của cộng đồng kết nối, chia sẻ và cùng khởi tạo tương lai Misers trên tinh thần “Đa trí tuệ - Một nhân cách”.
4.2. Tổ chức dạy học:
- Học tập kết hợp (đại trà theo lớp).
- Dạy học phân hóa Đa trí tuệ và theo chủ đề, dự án.
- Học tập cá nhân hóa (giờ học thiên tài) - Tiết 8.
- Trải nghiệm học tập - Học gắn với hành - Định hướng nghề nghiệp và khởi nghiệp sớm để có vé đi vào tương lai.
4.3. Thiết kế các đề cương hướng dẫn bài học và các prompts (prompt engineering) từ các ứng dụng AI
GV có thêm một nhiệm vụ đó là thiết kế các đề cương hướng dẫn bài học và các prompts (prompt engineering) từ các ứng dụng AI để giúp từng HS học hiệu quả hơn. Tạo cho HS có thói quen, thái độ: tự tin, tự chủ, tự học suốt đời và tự quyết định lấy vận mệnh của bản thân mình.
Chúng ta đang trải qua một cuộc cách mạng thay đổi toàn bộ việc dạy và học tại nhiều cơ sở giáo dục, trong đó có MIS. Tương lai của giáo dục thực sự thú vị và tươi sáng đòi hỏi mỗi CB, GV không ngừng đổi mới chính mình, nâng tầm tri thức, đoàn kết hợp lực vượt qua thách thức hướng về phía trước để cùng khởi tạo tương lai của mỗi học sinh.
Hoàng Văn Lược
Tổng Giám đốc điều hành MIS