timtos

Đưa nghiên cứu khoa học đã nghiệm thu của viện, trường ứng dụng vào thực tế sản xuất tại doanh nghiệp

Tin tức hội
16/10/2024 06:40
Ngày 15/10, tại Hà Nội, Sở Công Thương Hà Nội tổ chức Hội nghị "Kết nối các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm công nghiệp chủ lực Thành phố Hà Nội với các Viện nghiên cứu, Trường Đại học năm 2024". Hội Tự động hoá Việt Nam (VAA) tham gia chủ trì và điều hành
aa
Đưa nghiên cứu khoa học đã nghiệm thu của viện, trường ứng dụng vào thực tế sản xuất tại doanh nghiệp
Quang cảnh Hội nghị. Ảnh Hoàng Tùng

Tham dự hội nghị có Phó Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội Nguyễn Đình Thắng, đại diện các Viện nghiên cứu, Trường đại học hàng đầu trên địa bàn Thành phố, các hội và gần 100 doanh nghiệp sản xuất sản phẩm công nghiệp chủ lực thành phố Hà Nội.

Phát biểu khai mạc Hội nghị, Phó Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội Nguyễn Đình Thắng nêu rõ, công nghiệp chủ lực đóng vai trò quan trọng trong phát triển công nghiệp Thành phố Hà Nội, là động lực trực tiếp tạo ra giá trị gia tăng, giúp tăng sức cạnh tranh của sản phẩm công nghiệp chính và đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa Thủ đô.

Các doanh nghiệp có sản phẩm được thành phố công nhận là sản phẩm công nghiệp chủ lực phần lớn là các doanh nghiệp có quy mô lớn, có sức cạnh tranh cao trên thị trường, có khả năng hội nhập kinh tế quốc tế, tham gia vào chuỗi sản xuất, cung ứng toàn cầu. Các sản phẩm công nghiệp chủ lực, có tác động mạnh và có tính lan tỏa cao đến nền kinh tế thủ đô, đóng góp tỷ trọng lớn trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp toàn Thành phố.

Tính đến nay trên địa bàn thành phố Hà Nội có 289 sản phẩm của 191 doanh nghiệp được công nhận sản phẩm công nghiệp chủ lực thành phố thuộc các nhóm ngành công nghiệp cơ khí, chế tạo; điện, điện tử; công nghệ thông tin; dệt may, da giày; công nghiệp chế biến nông sản, thực phẩm; công nghiệp hóa chất, cao su, nhựa, dược phẩm; công nghiệp vật liệu xây dựng; thủ công mỹ nghệ.

Những doanh nghiệp sản xuất sản phẩm công nghiệp chủ lực là doanh nghiệp năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, mạnh dạn đi đầu trong đổi mới công nghệ, thiết bị, áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế góp phần tăng năng suất lao động, giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Thông qua hoạt động sản xuất-kinh doanh, các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm công nghiệp chủ lực đã khẳng định được vai trò tiên phong, trụ đỡ và là động lực cho phát triển công nghiệp Thủ đô. Mỗi năm, các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm công nghiệp chủ lực đạt doanh thu gần 200.000 tỷ đồng, chiếm gần 35% tổng giá trị sản xuất công nghiệp thành phố; kim ngạch xuất khẩu đạt gần 2 tỷ USD; tạo việc làm cho gần 80.000 lao động.

Những năm gần đây, Nhà nước và Thành phố đã có nhiều chính sách nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp đổi mới, ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nhằm tăng năng suất lao động, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp khi Việt Nam ngày càng hội nhập sâu, rộng với thế giới. Hà Nội là trung tâm chính trị, kinh tế, khoa học công nghệ của Việt Nam, nơi đặt trụ sở của hàng trăm trường đại học, viện nghiên cứu lớn với đội ngũ các nhà khoa học hàng đầu, mỗi năm đã nghiên cứu hàng trăm các công trình khoa học có giá trị. Tuy nhiên, trong số đó, còn có những công trình nghiên cứu khoa học chưa tiếp cận được với sản xuất của nhiều doanh nghiệp, vì vậy hiệu quả ứng dụng và sức lan tỏa chưa cao.

Đưa nghiên cứu khoa học đã nghiệm thu của viện, trường ứng dụng vào thực tế sản xuất tại doanh nghiệp
Những doanh nghiệp sản xuất sản phẩm công nghiệp chủ lực là doanh nghiệp năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, mạnh dạn đi đầu trong đổi mới công nghệ. Ảnh minh hoạ

Bên cạnh đó, bản thân các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp trên địa bàn Hà Nội có nhu cầu rất lớn trong đổi mới công nghệ, ứng dụng công nghệ thiết bị hiện đại, có hàm lượng chất xám cao vào sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, giá thành chuyển giao công nghệ, đầu tư máy móc thiết bị hiện đại từ nước ngoài rất cao, trong khi nhiều công nghệ, thiết bị trong nước đã có thể nghiên cứu, sản xuất được.

Vì vậy, ông Nguyễn Đình Thắng cho biết, với mục đích kết nối các viện nghiên cứu, trường đại học trên địa bàn thành phố với các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm công nghiệp chủ lực nhằm đưa các nghiên cứu của các nhà khoa học đến với sản xuất của doanh nghiệp, Sở Công thương tổ chức hội nghị “Kết nối các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm công nghiệp chủ lực thành phố Hà Nội với các viện nghiên cứu, trường đại học năm 2024”.

Đưa nghiên cứu khoa học đã nghiệm thu của viện, trường ứng dụng vào thực tế sản xuất tại doanh nghiệp
TS. Đỗ Nguyên Hưng - Phó Tổng Thư ký Hội Tự động hoá Việt Nam VAA chủ trì và điều hành Hội nghị.

Hội nghị là dịp để các nhà khoa học và các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm công nghiệp chủ lực gặp trỡ, trao đổi, định hướng, gắn kết, liên kết, hợp tác trong nghiên cứu, chuyển giao công nghệ, ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại vào sản xuất đáp ứng nhu phát triển sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp.

"Tôi hy vọng, Hội nghị sẽ trở thành diễn đàn thường niên kết nối, phát huy được giá trị các công trình nghiên cứu khoa học và giúp các doanh nghiệp tiếp cận, chia sẻ kinh nghiệm trong chuyển giao công nghệ, đổi mới máy móc thiết bị, công nghệ hiện đại trong sản xuất kinh doanh, hướng đến mục tiêu hiện đại hóa sản xuất, tăng năng suất lao động, tiêu chuẩn, chất lượng và độ chính xác của sản phẩm, sử dụng tiết kiệm nguyên, nhiên vật liệu, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trên trường quốc tế" - Phó Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội Nguyễn Đình Thắng nêu rõ.

Ông Nguyễn Công Cường, Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp sản xuất sản phẩm công nghiệp chủ lực Hà Nội khẳng định, việc chuyển giao công nghệ từ các trường đại học và viện nghiên cứu mang lại nhiều lợi ích như: Giúp doanh nghiệp giảm chi phí nguyên liệu và năng lượng; rút ngắn thời gian sản xuất, tăng độ chính xác và nâng cao chất lượng sản phẩm. Quan trọng hơn, công nghệ hiện đại cho phép doanh nghiệp đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe của thị trường quốc tế, mở rộng thị trường xuất khẩu và giảm thiểu rào cản thương mại.

Tại hội nghị, các nhà khoa học, đại diện các doanh nghiệp, các chuyên gia có các nghiên cứu khoa học đã trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm trong chuyển giao công nghệ, chuyển đổi số, giải pháp khoa học trong nhiều lĩnh vực như cơ khí, điện tử, công nghệ thông tin, đổi mới máy móc thiết bị, công nghệ hiện đại trong sản xuất kinh doanh, hướng đến mục tiêu hiện đại hóa sản xuất, tăng năng suất lao động...

Đưa nghiên cứu khoa học đã nghiệm thu của viện, trường ứng dụng vào thực tế sản xuất tại doanh nghiệp
PGS.TS Trương Ngọc Kiểm, Giám đốc Trung tâm chuyển giao tri thức và hỗ trợ khởi nghiệp (Đại học Quốc gia Hà Nội).

Theo PGS.TS Trương Ngọc Kiểm, Giám đốc Trung tâm chuyển giao tri thức và hỗ trợ khởi nghiệp (Đại học Quốc gia Hà Nội), việc tăng cường hợp tác giữa nhà khoa học/nhóm nghiên cứu với các doanh nghiệp rất quan trọng, là xu thế tất yếu trong quá trình phát triển của các quốc gia để gắn nghiên cứu khoa học với thực tiễn. Tuy nhiên, câu chuyện đặt ra là các sản phẩm nghiên cứu có thể ra thị trường, thâm nhập chuỗi cung ứng, đến tay người tiêu dùng thì rất cần sự hỗ trợ, nhất là với các doanh nghiệp mới.

Trung tâm chuyển giao tri thức và hỗ trợ khởi nghiệp là đơn vị được Đại học Quốc gia Hà Nội giao nhiệm vụ đầu mối triển khai công tác về đổi mới sáng tạo. Trong thời gian tới, Trung tâm sẽ tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động kết nối cung-cầu, hỗ trợ các nhà khoa học hợp tác doanh nghiệp, xúc tiến đầu tư cho các sản phẩm khoa học công nghệ, phát triển dịch vụ khoa học công nghệ; thúc đẩy các hoạt động ươm tạo công nghệ, ươm tạo doanh nghiệp…

Bên cạnh các tham luận trình bày tại hội nghị, Sở Công Thương Hà Nội đã nhận được gần 100 đề tài, công trình nghiên cứu, giải pháp khoa học trong nhiều lĩnh vực như cơ khí, điện tử, công nghệ thông tin, chế biến thực phẩm, chuyển đổi số… Qua đó, thông tin đến các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm công nghiệp chủ lực để đặt hàng, đưa nghiên cứu ứng dụng vào sản xuất thực tế.

Tại Hội nghị, đã diễn ra lễ ký các biên bản thỏa thuận hợp tác giữa các đơn vị.

Đưa nghiên cứu khoa học đã nghiệm thu của viện, trường ứng dụng vào thực tế sản xuất tại doanh nghiệp
Trung tâm chuyển giao tri thức và hỗ trợ khởi nghiệp (Đại học Quốc gia Hà Nội) ký kết hợp tác với Hội doanh nghiệp sản xuất sản phẩm công nghiệp chủ lực thành phố Hà Nội. Ảnh: Hoàng Tùng
Đưa nghiên cứu khoa học đã nghiệm thu của viện, trường ứng dụng vào thực tế sản xuất tại doanh nghiệp

Trường Đại học Phenikaa ký kết hợp tác với Hội doanh nghiệp sản xuất sản phẩm công nghiệp chủ lực thành phố. Ảnh: Hoàng Tùng

Đưa nghiên cứu khoa học đã nghiệm thu của viện, trường ứng dụng vào thực tế sản xuất tại doanh nghiệp

Trung tâm chuyển giao tri thức và hỗ trợ khởi nghiệp (Đại học Quốc gia Hà Nội) ký kết hợp tác với Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp. Ảnh: Hoàng Tùng.

Một số hình ảnh diễn giả và đại diện doanh nghiệp phát biểu tại Hội nghị:

Đưa nghiên cứu khoa học đã nghiệm thu của viện, trường ứng dụng vào thực tế sản xuất tại doanh nghiệp
Đưa nghiên cứu khoa học đã nghiệm thu của viện, trường ứng dụng vào thực tế sản xuất tại doanh nghiệp
Đưa nghiên cứu khoa học đã nghiệm thu của viện, trường ứng dụng vào thực tế sản xuất tại doanh nghiệp
Đưa nghiên cứu khoa học đã nghiệm thu của viện, trường ứng dụng vào thực tế sản xuất tại doanh nghiệp
Đưa nghiên cứu khoa học đã nghiệm thu của viện, trường ứng dụng vào thực tế sản xuất tại doanh nghiệp

Bài liên quan
Tin bài khác
Áo khoác thông minh tích hợp AI giúp ngăn ngừa bỏng nhiệt

Áo khoác thông minh tích hợp AI giúp ngăn ngừa bỏng nhiệt

Với sự phát triển của công nghệ dệt điện tử, những sản phẩm như đệm sưởi, chăn điện có thể mang lại cảm giác ấm áp và giúp giảm bớt cơn đau nhức cho người mặc. Tuy nhiên, nếu sử dụng những thiết bị này trong thời gian dài có thể sẽ gây ra các sự cố như tăng thân nhiệt hoặc bỏng nhiệt…
Nhật Bản muốn cùng Việt Nam lấp lỗ hổng nhân lực bán dẫn

Nhật Bản muốn cùng Việt Nam lấp lỗ hổng nhân lực bán dẫn

Nhật Bản thiếu nhân lực bán dẫn tại vùng Kyushu nên mong muốn Việt Nam hợp tác cung cấp nhân lực để tăng cường nhân lực trong chuỗi cung ứng chip.
Thị trường chứng khoán ngày 20/2: NVL bứt phá mạnh mẽ, thị trường giữ vững đà tăng

Thị trường chứng khoán ngày 20/2: NVL bứt phá mạnh mẽ, thị trường giữ vững đà tăng

Thị trường ghi nhận sự khởi sắc khi VN Index tiếp tục duy trì đà tăng. Đáng chú ý, cổ phiếu NVL trở thành tâm điểm với khối lượng khớp lệnh đột biến, gấp hơn 4 lần trung bình 10 phiên gần nhất, cùng nhiều mã midcap và penny khác tăng kịch trần. Dù vậy, áp lực chốt lời xuất hiện vào cuối phiên, trong khi khối ngoại quay đầu bán ròng hơn 390 tỷ đồng.
Ba Hội nghề nghiệp ICT ký hợp tác phối hợp triển khai Nghị quyết 57

Ba Hội nghề nghiệp ICT ký hợp tác phối hợp triển khai Nghị quyết 57

3 Hội nghề nghiệp lĩnh vực ICT: Hội Vô tuyến - Điện tử Việt Nam, Hội Tự động hóa Việt Nam và Hội Tin học Việt Nam đã ký kết thỏa thuận hợp tác triển khai Nghị quyết 57-NQ/TW của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, tại sự kiện "Gặp gỡ ICT - Xuân Ất Tỵ 2025".
Tử vi vòng quay công nghệ ngày 21/2/2025: Tuổi Ngọ tín hiệu tích cực, tuổi Dậu dự báo rắc rối

Tử vi vòng quay công nghệ ngày 21/2/2025: Tuổi Ngọ tín hiệu tích cực, tuổi Dậu dự báo rắc rối

Những bí ẩn của khoa học đời sống là "món ăn" tinh thần không thể thiếu trong cuộc sống của con người. Tử vi vòng quay công nghệ xem tử vi 12 con giáp ngày 21/2/2025 cho tất cả các tuổi nhằm dự đoán vận hạn về công danh, tiền bạc, tình duyên, sức khỏe...
Nhận định phiên giao dịch ngày 20/2: Cẩn trọng trong phiên đáo hạn phái sinh

Nhận định phiên giao dịch ngày 20/2: Cẩn trọng trong phiên đáo hạn phái sinh

Phiên giao dịch ngày 19/2 chứng kiến VN Index tăng mạnh, đóng cửa tại mức cao nhất phiên 1.288,56 điểm. Dòng tiền lan tỏa rộng, đặc biệt khối ngoại đảo chiều mua ròng hơn 350 tỷ đồng trên HoSE.
Tổng Giám đốc Vingroup: Chúng tôi sẽ tiếp tục đầu tư mạnh mẽ vào nghiên cứu khoa học

Tổng Giám đốc Vingroup: Chúng tôi sẽ tiếp tục đầu tư mạnh mẽ vào nghiên cứu khoa học

"Chúng tôi tin rằng có cơ chế khuyến khích hợp lý, làn sóng tiêu dùng xanh sẽ lan tỏa nhanh chóng góp phần hiện thực cam kết phát thải của quốc gia"- Ông Nguyễn Việt Quang, Tổng Giám đốc Tập đoàn Vingroup chia sẻ.
Vũ Thế Long và tình yêu với ẩm thực Việt

Vũ Thế Long và tình yêu với ẩm thực Việt

Văn hóa giải trí là “món ăn” tinh thần không thể thiếu, mang đến sự thư giãn và cảm hứng cho mọi người. Đặc biệt, trong lĩnh vực khoa học, công nghệ - Nơi thường gắn với sự khô khan của máy móc và thiết bị.
THACO sẽ giúp cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia vào chuỗi sản xuất

THACO sẽ giúp cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia vào chuỗi sản xuất

Đó là lời khẳng định của ông Trần Bá Dương, Chủ tịch THACO tại Hội nghị Thường trực Chính phủ gặp gỡ doanh nghiệp.
Petrovietnam đủ năng lực xây dựng nhà máy điện hạt nhân

Petrovietnam đủ năng lực xây dựng nhà máy điện hạt nhân

Sáng 19/2, tại Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về một số cơ chế, chính sách đặc thù đầu tư xây dựng dự án điện hạt nhân Ninh Thuận. Kết quả biểu quyết điện tử cho thấy, có 459/460 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 96.03% tổng số đại biểu Quốc hội.
hoi-thao-khoa-hoc-phat-trien-giao-thong-xanh
Quảng cáo
qc-may-tinh