acecook

Giao thông đường bộ hướng đến sử dụng năng lượng xanh

Sự kiện
20/10/2022 15:21
Ngày 20/10/2022, Báo Giao thông phối hợp với Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tổ chức Hội thảo “Phát triển phương tiện giao thông đường bộ sử dụng điện hướng tới chuyển đổi năng lượng xanh” nhằm giới thiệu về chuyển đổi phương tiện giao thông đường bộ sang xe điện.
aa

Ngày 20/10/2022, Báo Giao thông phối hợp với Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tổ chức Hội thảo Phát triển phương tiện giao thông đường bộ sử dụng điện hướng tới chuyển đổi năng lượng xanh” nhằm giới thiệu về chuyển đổi phương tiện giao thông đường bộ sang xe điện.

Hội thảo cũng là dịp thảo luận về các chính sách phát triển xe điện; về những cơ hội và thách thức đối với việc thúc đẩy phát triển giao thông đường bộ sử dụng điện ở Việt Nam; về chính sách, hạ tầng và thị trường. Đồng thời chia sẻ kinh nghiệm và xu thế của quốc tế, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm phát triển loại hình phương tiện này ở Việt Nam.

giao thong duong bo huong den su dung nang luong xanh
Hội thảo có sự tham gia của chuyên viên đến từ Bộ Giao thông vận tải (GTVT), Bộ Tài chính, Bộ Công thương, Bộ Khoa học công nghệ, Bộ Tài nguyên và Môi trường, các viện nghiên cứu, chuyên gia từ các trường đại học hàng đầu Việt Nam cùng các doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu ô tô – xe máy đang hoạt động tại Việt Nam. Ảnh Vũ Huệ

Hội thảo có sự tham gia của chuyên viên đến từ Bộ Giao thông vận tải (GTVT), Bộ Tài chính, Bộ Công thương, Bộ Khoa học công nghệ, Bộ Tài nguyên và Môi trường, các viện nghiên cứu, chuyên gia từ các trường đại học hàng đầu Việt Nam cùng các doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu ô tô – xe máy đang hoạt động tại Việt Nam,…

Phát biểu khai mạc hội thảo, Thứ trưởng Bộ GTVT Lê Anh Tuấn cho biết: “Biến đổi khí hậu là thách thức nghiêm trọng toàn cầu, vấn đề ứng phó biến đổi khí hậu, giảm phát thải carbon, phát triển bền vững là xu thế không thể đảo ngược với quyết tâm cao và mục tiêu lớn của cộng đồng quốc tế”.

giao thong duong bo huong den su dung nang luong xanh
Thứ trưởng Bộ GTVT phát biểu khai mạc, Ảnh BTC

Tại COP 26, Việt Nam đã có những cam kết mạnh mẽ cùng 147 quốc gia cam kết đưa mức phát thải ròng về “0” vào giữa thế kỷ bằng nguồn lực trong nước cùng với hợp tác và hỗ trợ của cộng đồng quốc tế, nhất là các nước phát triển cả về tài chính và chuyển giao công nghệ, trong đó có thực hiện các cơ chế theo Thoả thuận Paris. Việc triển khai các cam kết này sẽ mang lại lợi ích lớn và lâu dài cho đất nước. Cam kết mạnh mẽ tại COP26 là cơ hội để Chính phủ Việt Nam thực hiện tái cấu trúc nền kinh tế theo hướng các-bon thấp, là động lực thúc đẩy chuyển đổi toàn diện nền kinh tế Việt Nam nói chung và ngành GTVT nói riêng sang phương thức phát triển xanh, không phát thải khí nhà kính.

Hiện nay, trên thế giới, năng lượng điện đã được ứng dụng rộng rãi đối với phương tiện giao thông đường bộ. Đối với các nước đang phát triển như Việt Nam, do xuất phát điểm thấp, lộ trình chuyển đổi năng lượng giai đoạn đầu thường chậm hơn khoảng 5-10 năm và tăng tốc ở giai đoạn sau để bắt kịp mục tiêu phát thải ròng về “0” vào năm 2050.

Để góp phần hiện thực hoá những cam kết tại COP26, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định 876/QĐ-TTg ngày 22/7/2022 phê duyệt Chương trình hành động về chuyển đổi năng lượng xanh, giảm phát thải khí các-bon và khí mê-tan của ngành giao thông vận tải với những mục tiêu, lộ trình và các nhiệm vụ cụ thể đối với từng lĩnh vực, trong đó lĩnh vực đường bộ với việc phát triển phương tiện giao thông đường bộ điện được xác định là trọng tâm. Đây sẽ là cơ hội cho ngành GTVT tiếp cận công nghệ tiên tiến, hiện đại, chuyển đổi từ sử dụng năng lượng hóa thạch sang các loại năng lượng xanh, giảm phát thải khí nhà kính.

Thứ trưởng Lê Anh Tuấn nhấn mạnh, là cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh vực giao thông vận tải, Bộ GTVT luôn trân trọng các ý kiến đóng góp của các chuyên gia, nhà khoa học, đại diện các hiệp hội, doanh nghiệp vào định hướng cũng như giải pháp góp phần thực hiện việc phát triển phương tiện giao thông đường bộ sử dụng điện, hướng tới mục tiêu bảo vệ môi trường, an toàn và thuận lợi nhất cho người tham gia giao thông. Thứ trưởng cũng đánh giá cao ý nghĩa của hội thảo.

Các nghiên cứu cho thấy, trên thế giới, ngành giao thông vận tải tiêu thụ trên 55% lượng nhiên liệu dầu mỏ và phát thải ra khoảng 25% tổng lượng CO2 toàn cầu. Trong đó, tỷ lệ này từ các phương tiện giao thông đường bộ chiếm tới 17%. Để giải quyết vấn đề ô nhiễm không khí trong lĩnh vực giao thông vận tải, xe điện được đánh giá có ưu thế hơn cả bởi loại phương tiện này không phát thải các chất gây ô nhiễm không khí, hiệu suất sử dụng năng lượng cao, dễ tích hợp các tính năng hỗ trợ lái xe hiện đại, xe tự lái.

giao thong duong bo huong den su dung nang luong xanh

giao thong duong bo huong den su dung nang luong xanh
Tham luận của đại diện Hiệp hội Các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA). Ảnh Vũ Huệ

Thị trường xe điện thế giới trong những năm qua đã có những bước nhảy vọt. Năm 2021 số lượng xe điện là 17 triệu xe, tăng gấp 2,5 lần so với năm 2019.

Còn tại Việt Nam, theo số liệu của Cục Đăng kiểm Việt Nam, đến tháng 8 năm 2022 cả nước đã có gần 3 nghìn ô tô điện được sản xuất lắp ráp, nhập khẩu, tăng gấp hơn 20 lần so với lượng ô tô điện của năm 2019. Đến nay, cả nước cũng đã có gần 1,8 triệu mô tô – xe máy điện hoạt động, phục vụ nhu cầu dân sinh hàng ngày.

Việt Nam là nước đang phát triển, tiến trình công nghiệp hóa mới chỉ bắt đầu trong hơn ba thập kỷ qua và đang trên đà phát triển mạnh mẽ trong những thập kỷ tới. Với mục tiêu tăng GDP 6,5%-7% mỗi năm, các ngành và lĩnh vực đóng vai trò chủ đạo để phát triển kinh tế đang là những ngành có mức độ phát thải khí nhà kính cao, việc đặt mục tiêu chuyển đổi năng lượng xanh, giảm phát thải mạnh mẽ tiến tới phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 có thể sẽ dẫn đến những thách thức to lớn đối với tăng trưởng kinh tế và điều tiết hài hòa giữa các ngành kinh tế.

Giao thông vận tải là một trong những ngành sử dụng nhiên liệu hóa thạch, phát thải khí nhà kính lớn trong nền kinh tế Việt Nam, do đó, việc đặt mục tiêu phát thải ròng bằng “0” sẽ mở ra cơ hội chuyển đổi lớn cho ngành, tuy nhiên cũng sẽ mang đến không ít những khó khăn và thách thức, cần sự chung tay của toàn xã hội và hỗ trợ mạnh mẽ từ quốc tế.

Trên thế giới, tỷ lệ xe không phát thải mới bán ra hiện nay khoảng 2% và ước tính đến năm 2030 là 30% (riêng tại Mỹ là 50%). Do đó, các chính sách và sáng kiến trong tương lai của Việt Nam về chuyển đổi sớm năng lượng xanh sẽ giúp ngành công nghiệp về phương tiện không phát thải phát triển nhanh và mạnh mẽ tại thị trường trong nước và thị trường nước ngoài, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Đây cũng là cơ hội để Việt Nam thu hút thêm các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào ngành công nghiệp phương tiện, trang thiết bị không phát thải còn khá non trẻ tại Việt Nam.

Cam kết mạnh mẽ tại COP26 là cơ hội để Chính phủ Việt Nam thực hiện tái cấu trúc nền kinh tế theo hướng các-bon thấp, là động lực thúc đẩy chuyển đổi toàn diện nền kinh tế Việt Nam nói chung và ngành GTVT nói riêng sang phương thức phát triển xanh, không phát thải khí nhà kính. Đây cũng sẽ là cơ hội cho ngành giao thông vận tải tiếp cận công nghệ tiên tiến, hiện đại, tiến tới ngang bằng với các nước phát triển về công nghệ xanh; đồng thời tiếp cận các nguồn lực, hỗ trợ quốc tế đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông tiên tiến, hiện đại, phát thải thấp, giúp thúc đẩy phát triển kinh tế.

Ngoài những lợi ích trên, thúc đẩy phát triển phương tiện giao thông đường bộ sử dụng điện còn góp phần hướng tới mục tiêu bảo vệ môi trường, nâng cao sức khoẻ người dân,…

Vũ Huệ

trien-lam-quoc-te
Tin bài khác
Thành phố thời đại Hồ Chí Minh

Thành phố thời đại Hồ Chí Minh

Mặc dù còn nhiều thách thức, Thành phố Hồ Chí Minh vẫn đang đứng trước cơ hội lớn để chuyển mình mạnh mẽ, khẳng định vị thế của thành phố mang tên Bác trong cuộc cách mạng công nghệ AI mới.
Tự động hóa Việt Nam nửa thế kỷ vươn mình trong thách thức và cơ hội

Tự động hóa Việt Nam nửa thế kỷ vươn mình trong thách thức và cơ hội

Kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước, chúng ta cùng nhìn lại những bước phát triển của công nghệ tự động hóa tại Việt Nam trong 5 thập kỷ qua.
Trường Đại học Hà Nội tuyển 3.305 chỉ tiêu với 9 tổ hợp xét tuyển

Trường Đại học Hà Nội tuyển 3.305 chỉ tiêu với 9 tổ hợp xét tuyển

Theo thông tin từ Trường Đại học Hà Nội, năm học 2024-2025 trường tuyển 3.305 chỉ tiêu, với 9 tổ hợp xét tuyển. Tổng điểm mỗi tổ hợp (3 môn) đạt từ 22 điểm trở lên, trong đó, điểm ngoại ngữ nhân đôi.
Thách thức cho iPhone phiên bản kỷ niệm 20 năm của Apple

Thách thức cho iPhone phiên bản kỷ niệm 20 năm của Apple

Apple đang lên kế hoạch cho một "cuộc cải tổ lớn" đối với iPhone 19 Series vào năm 2027, nhân kỷ niệm 20 năm ra mắt iPhone. Nhiều tin đồn đều khẳng định, công ty sẽ sử dụng nhiều kính hơn cho dòng iPhone này.
Thị trường chứng khoán ngày 29/4: Thị trường chững lại trước kỳ nghỉ lễ, thanh khoản duy trì mức thấp

Thị trường chứng khoán ngày 29/4: Thị trường chững lại trước kỳ nghỉ lễ, thanh khoản duy trì mức thấp

Thị trường khép lại trong sắc đỏ nhẹ với diễn biến ảm đạm, khi nhà đầu tư giữ tâm lý thận trọng trước kỳ nghỉ lễ dài. Dù có lúc bật xanh trong phiên chiều, VN Index vẫn không giữ được đà tăng và thanh khoản toàn thị trường tiếp tục ở mức thấp, phản ánh sự dè dặt của dòng tiền và thiếu vắng động lực dẫn dắt.
Tử vi vòng quay công nghệ ngày 30/4/2025: Tuổi Hợi thay đổi tích cực, tuổi Ngọ đối mặt khó khăn

Tử vi vòng quay công nghệ ngày 30/4/2025: Tuổi Hợi thay đổi tích cực, tuổi Ngọ đối mặt khó khăn

Những bí ẩn của khoa học đời sống là "món ăn" tinh thần không thể thiếu trong cuộc sống của con người. Tử vi vòng quay công nghệ xem tử vi 12 con giáp ngày 30/4/2025 cho tất cả các tuổi nhằm dự đoán vận hạn về công danh, tiền bạc, tình duyên, sức khỏe...
Cần thể chế hoá Nghị quyết 57 vào Luật Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo

Cần thể chế hoá Nghị quyết 57 vào Luật Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo

Ngày 29/4, tại Hà Nội, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp hội Việt Nam-VUSTA) đã tổ chức hội thảo “Vai trò của trí thức khoa học và công nghệ Liên hiệp hội Việt Nam trong việc thực hiện Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị".
Bộ Công Thương công bố Quy hoạch điện VIII điều chỉnh

Bộ Công Thương công bố Quy hoạch điện VIII điều chỉnh

Ngày 28/4, Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị công bố Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn tới năm 2050 điều chỉnh.
Đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong ngành công nghiệp Halal giữa Việt Nam và Indonesia

Đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong ngành công nghiệp Halal giữa Việt Nam và Indonesia

Trong thời gian tới, hoạt động xuất khẩu của Việt Nam sẽ tiếp tục chịu ảnh hưởng do nhu cầu thế giới sụt giảm, giá nguyên liệu tăng, chi phí logistics cao và sự cạnh tranh từ các nước trong khu vực. Vì vậy, doanh nghiệp cần đổi mới mô hình, tập trung vào thị trường tiềm năng như Halal để mở rộng xuất khẩu, đồng thời chủ động ứng phó với nguy cơ sụt giảm ở thị trường truyền thống.
Khởi động nhà máy điện mặt trời di động công suất 16 MWh trên tuyến đường sắt

Khởi động nhà máy điện mặt trời di động công suất 16 MWh trên tuyến đường sắt

Cục Giao thông Vận tải Liên bang Thụy Sĩ đã phê duyệt nhà máy điện mặt trời di động vào tháng 10/2024. Theo đó, một công ty Thụy Sĩ đã đưa vào sử dụng một hệ thống điện mặt trời di động trên tuyến đường sắt đang hoạt động ở phía tây Thụy Sĩ, bao gồm 48 modun quang điện có công suất 385W/modun.
siement
Quảng cáo
moxa