Hoàn thiện nền tảng số tại các đơn vị hành chính mới

Chuyển đổi số - chuyển đổi xanh
14/04/2025 14:42
Bộ Khoa học và Công nghệ đã có hướng dẫn đối với các bộ ngành, địa phương về việc hoàn thiện thể chế, khung kiến trúc số, nền tảng số, hệ thống thông tin đến việc liên thông dữ liệu giữa các cấp chính quyền, bảo đảm hạ tầng kỹ thuật... khi sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính.
aa
Hoàn thiện nền tảng số tại các đơn vị hành chính mới
Chuyển đổi số phù hợp với mô hình tổ chức chính quyền địa phương mới, đảm bảo đồng bộ với thời hạn hiệu lực của quyết định tổ chức lại đơn vị hành chính. Ảnh minh họa

Thực hiện Quyết định số 571/QĐ-TTg ngày 12/3/2025 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Ban Chỉ đạo sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình chính quyền địa phương 2 cấp, Bộ KH&CN được giao nhiệm vụ hướng dẫn triển khai chính quyền điện tử, chính quyền số đáp ứng mục tiêu chuyển đổi số, đồng thời kiến tạo hệ thống dữ liệu liên thông giữa cấp xã, cấp tỉnh và Trung ương.

Để triển khai hiệu quả, Bộ KH&CN đã có văn bản hướng dẫn gửi các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, đề nghị phối hợp thực hiện các nhóm nhiệm vụ trọng tâm.

Theo đó, đối với việc rà soát, hoàn thiện thể chế, văn bản định hướng, chiến lược, chương trình, kế hoạch, Bộ KH&CN đề nghị các bộ, ngành, địa phương rà soát, cập nhật, bổ sung các nội dung triển khai Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, Nghị quyết số 03/NQ-CP ngày 09/01/2025 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 57-NQ/TW và phân công lại các nhiệm vụ trong các Nghị quyết, Chiến lược, Chương trình, Kế hoạch, Chỉ thị… về phát triển chính phủ điện tử, chính phủ số, chuyển đổi số phù hợp với mô hình tổ chức chính quyền địa phương mới, đảm bảo đồng bộ với thời hạn hiệu lực của quyết định tổ chức lại đơn vị hành chính.

Bộ KH&CN cũng đề nghị các bộ, ngành, địa phương rà soát, cập nhật, ban hành Khung kiến trúc số cấp bộ, Khung kiến trúc số cấp tỉnh phù hợp với mô hình tổ chức chính quyền địa phương mới và phù hợp với Khung kiến trúc chính phủ số Việt Nam, phiên bản 4.0 (đã được Bộ KH&CN ban hành tại Quyết định số 292/QĐ-BKHCN ngày 25/3/2025).

Thời hạn hoàn thành: Trong vòng 15 ngày kể từ khi có quyết định của cấp có thẩm quyền về việc tổ chức lại đơn vị hành chính.

Tổ chức lại các nền tảng số, hệ thống thông tin đang được vận hành, khai thác

Về các nền tảng số, hệ thống thông tin phục vụ chính phủ điện tử, chính phủ số, chuyển đổi số, các bộ, ngành, địa phương rà soát, cập nhật, tổ chức lại các nền tảng số, hệ thống thông tin đang được vận hành, khai thác hoặc đang trong giai đoạn thiết kế, xây dựng, phát triển, đảm bảo phù hợp với mô hình tổ chức chính quyền địa phương mới, sẵn sàng hoạt động ngay khi quyết định tổ chức lại đơn vị hành chính có hiệu lực.

Bộ KH&CN đề nghị các bộ, ngành, địa phương rà soát, cập nhật các quy định, quy trình, quy chế quản lý, vận hành, khai thác các nền tảng số, hệ thống thông tin ngay sau khi các nền tảng số, hệ thống thông tin đó được tổ chức lại.

Thời hạn hoàn thành: Trong vòng 15 ngày kể từ khi quyết định của cấp có thẩm quyền về việc tổ chức lại đơn vị hành chính có hiệu lực (dự kiến 15/7/2025).

Đối với các nền tảng, hệ thống thông tin quy mô toàn quốc, đề nghị các bộ ngành liên quan chủ động rà soát, điều chỉnh và hướng dẫn triển khai đến địa phương. Thời hạn hoàn thành: Ngày 15/5/2025.

Đồng bộ, liên thông dữ liệu sau khi tổ chức lại đơn vị hành chính

Về dữ liệu, các bộ, ngành, địa phương đồng bộ và liên thông dữ liệu giữa cấp xã, tỉnh và Trung ương sau khi tổ chức lại đơn vị hành chính, tránh gián đoạn hoặc trùng lặp thông tin.

Thực hiện sao lưu, dự phòng dữ liệu định kỳ nhằm bảo vệ thông tin quan trọng, đồng thời xây dựng các biện pháp, giải pháp bảo đảm an toàn dữ liệu, phòng chống rủi ro mất mát hoặc rò rỉ dữ liệu.

Tổ chức bàn giao dữ liệu đầy đủ, minh bạch giữa các đơn vị hành chính trước và sau khi sắp xếp; duy trì khả năng tra cứu dữ liệu cũ phục vụ công tác quản lý và nhu cầu của người dân, doanh nghiệp.

Đảm bảo duy trì kết nối hiện có, tăng cường chia sẻ dữ liệu giữa các hệ thống địa phương và Trung ương, đáp ứng mục tiêu chuyển đổi số. Thu thập, cập nhật, điều chỉnh dữ liệu chính xác, có tính kế thừa; bảo đảm tính toàn vẹn, tin cậy, an ninh, an toàn.

Lưu trữ, kết nối, chia sẻ, khai thác, sử dụng dữ liệu bảo đảm hiệu quả, đơn giản, thuận tiện cho cơ quan, tổ chức, cá nhân trong thực hiện dịch vụ công, thủ tục hành chính và các hoạt động khác.

Bảo đảm hạ tầng kỹ thuật cho chuyển đổi số ngay sau khi sắp xếp, tổ chức lại các đơn vị hành chính

Về hạ tầng kỹ thuật, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương rà soát, đánh giá hiện trạng hạ tầng kỹ thuật hiện có tại các đơn vị hành chính thuộc, trực thuộc; xây dựng phương án điều chỉnh, hợp nhất hạ tầng kỹ thuật đảm bảo hạ tầng kỹ thuật cho chuyển đổi số ngay sau khi sắp xếp, tổ chức lại các đơn vị hành chính, phù hợp với các điều kiện thực tiễn của từng địa phương, đảm bảo hiệu quả, tiết kiệm.

Đảm bảo hạ tầng kỹ thuật vận hành thông suốt, không gây nên sự gián đoạn hoạt động của các nền tảng số, hệ thống thông tin, đặc biệt trong giai đoạn chuyển đổi (có các giải pháp dự phòng).

Các bộ, ngành, địa phương duy trì hoạt động ổn định, đảm bảo không gián đoạn các dịch vụ trên Nền tảng kết nối, chia sẻ dữ liệu cấp bộ, cấp tỉnh; bám sát tình hình thực tế sáp nhập, hợp nhất, sắp xếp, tổ chức lại các đơn vị hành chính để cấu hình, điều chỉnh các dịch vụ cho phù hợp.

Bộ KH&CN chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ duy trì hoạt động ổn định, đảm bảo không gián đoạn các dịch vụ đã cung cấp trên Nền tảng kết nối, chia sẻ dữ liệu quốc gia và trên các nền tảng, hệ thống thông tin phục vụ kết nối, chia sẻ dữ liệu.

Về công tác số hóa tài liệu, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện theo hướng dẫn tại văn bản số 851/BNV-CVT

Đồng thời, duy trì và phát triển hệ thống dữ liệu liên thông giữa cấp xã, cấp tỉnh và Trung ương, đồng bộ với việc bàn giao, quản lý tài sản, tài chính trong quá trình sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình chính quyền địa phương 2 cấp, đảm bảo hiệu quả và tiết kiệm.

tudonghoangaynay.vn
trien-lam-quoc-te
Tin bài khác
Tự động hóa thế hệ mới: DAT Group đồng hành cùng Doanh nghiệp Việt

Tự động hóa thế hệ mới: DAT Group đồng hành cùng Doanh nghiệp Việt

Ngày 18/4/2025, hơn 200 khách mời là đại diện doanh nghiệp, chuyên gia và đối tác đã tham dự hội thảo “INVT Ecosystem - Giải pháp Tự động hóa kiến tạo tương lai bền vững” do DAT Group và INVT tổ chức tại TP.HCM.
Giải thưởng Sao khuê 2025 nổi bật với những công nghệ đầu tư vào AI và Hạ tầng số

Giải thưởng Sao khuê 2025 nổi bật với những công nghệ đầu tư vào AI và Hạ tầng số

Sao Khuê 2025 có 198 đề cử đoạt Giải mang lại khoảng gần 48,000 tỷ đồng (tương đương gần 2 tỷ USD), chiếm gần 20% doanh thu của toàn ngành phần mềm và dịch vụ CNTT Việt Nam năm 2024.
Khai mạc báo cáo khoa học trong khuôn khổ Hội thảo Khoa học Phát triển giao thông xanh

Khai mạc báo cáo khoa học trong khuôn khổ Hội thảo Khoa học Phát triển giao thông xanh

Nhiều báo cáo xung quanh chủ đề phát triển giao thông xanh đã được các nhà khoa học chia sẻ tại phiên Hội thảo Khoa học Phát triển giao thông xanh.
Tin tức ngân hàng nổi bật tuần qua: Techcombank triển khai dịch vụ đổi ngoại tệ trực tuyến

Tin tức ngân hàng nổi bật tuần qua: Techcombank triển khai dịch vụ đổi ngoại tệ trực tuyến

Tuần qua, nhiều ngân hàng đã có những động thái quan trọng nhằm mở rộng dịch vụ và thu hút khách hàng. VietinBank đặt mục tiêu tăng trưởng, chia cổ tức "khủng" bằng cổ phiếu trong năm 2025; MB hợp tác MISA, đẩy mạnh số hóa vay vốn cho doanh nghiệp SME; SeABank báo lãi quý I/2025 tăng mạnh 189%, vượt kế hoạch đề ra
Hợp tác công - tư là chìa khóa của phát triển bền vững

Hợp tác công - tư là chìa khóa của phát triển bền vững

Ngày 17/4, trong khuôn khổ Hội nghị Thượng đỉnh Đối tác vì Tăng trưởng xanh và Mục tiêu toàn cầu (P4G) lần thứ tư tại Hà Nội, đã diễn ra Phiên Đối thoại giữa các Nhà lãnh đạo với doanh nghiệp có chủ đề “Hợp tác công - tư vì đổi mới sáng tạo và bền vững”.
Thị trường chứng khoán ngày 18/04: VN-Index giữ sắc xanh nhờ nhóm tài chính – công nghệ

Thị trường chứng khoán ngày 18/04: VN-Index giữ sắc xanh nhờ nhóm tài chính – công nghệ

Sau phiên sáng giao dịch tích cực, thị trường chứng khoán Việt Nam ghi nhận sự chững lại vào cuối phiên khi lực bán bất ngờ gia tăng, khiến VN-Index thu hẹp đáng kể đà tăng. Kết phiên, VN-Index tăng nhẹ 1,87 điểm (+0,15%) lên mức 1.219,12 điểm; HNX-Index tăng 3,52 điểm (+1,68%) đạt 213,1 điểm.
Thuế đối ứng Hoa Kỳ: phải nhìn nhận trong nguy có cơ

Thuế đối ứng Hoa Kỳ: phải nhìn nhận trong nguy có cơ

Quyết định tăng thuế nhập khẩu các ngành hàng sang Hoa Kỳ tới 46% của Tổng thống Hoa Kỳ, công bố hồi đầu tháng 4, đang trở thành mối lo ngại toàn cầu. Tuy nhiên, ngay trong giai đoạn 90 ngày lới lỏng, doanh nghiệp Việt Nam cần nhìn nhận việc tăng thuế vừa là thách thức, vừa là cơ hội.
Hội thảo khoa học Phát triển Giao thông xanh

Hội thảo khoa học Phát triển Giao thông xanh

Nhằm tạo một diễn đàn để các nhà khoa học, các doanh nghiệp và nhà quản lý trao đổi nhu cầu, giải pháp, kết quả ứng dụng Tự động hóa và Logistics trong hỗ trợ, phát triển Giao thông xanh, Trường Đại học Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với Hội Tự động hóa Việt Nam, Chi hội Tự động hóa Giao thông vận tải và Logistics, Tạp chí Tự động hóa Ngày nay cùng tổ chức "HỘI THẢO KHOA HỌC PHÁT TRIỂN GIAO THÔNG XANH".
Công nghệ logistics trong phát triển giao thông xanh: Vai trò, thách thức và khuyến nghị

Công nghệ logistics trong phát triển giao thông xanh: Vai trò, thách thức và khuyến nghị

Giao thông xanh gồm bốn thành phần chính: phương tiện giao thông thân thiện với môi trường; khả năng ứng dụng công nghệ và tự động hóa; cơ sở hạ tầng phát triển bền vững; thói quen di chuyển bền vững. Bốn thành phần này đặt ra những yêu cầu vừa hiện đại vừa phức tạp nếu muốn đảm bảo một hệ thống giao thông xanh hiệu quả và công nghệ logistics chính là một đáp án quan trọng cho những yêu cầu nói trên.
Ứng dụng AI trong lĩnh vực giao thông vận tải ở một số quốc gia và giá trị tham khảo cho Việt Nam.

Ứng dụng AI trong lĩnh vực giao thông vận tải ở một số quốc gia và giá trị tham khảo cho Việt Nam.

Ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) vào các lĩnh vực của đời sống xã hội, bao gồm lĩnh vực giao thông vận tải (GTVT) là xu hướng tất yếu ở nhiều quốc gia. Hoa Kỳ, Đức, Hà Lan, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc… là những quốc gia tiên phong triển khai và đã mang lại nhiều lợi ích cho người dân, doanh nghiệp và các cấp chính quyền.
siement
Quảng cáo
moxa