Kinh tế xanh - Cơ hội phát triển công nghệ cao

Chuyển đổi số - chuyển đổi xanh
25/09/2024 07:07
Kinh tế xanh là mô hình kinh tế được quan tâm phát triển phổ biến trên thế giới với những đặc điểm nổi trội hơn so với kinh tế truyền thống hay kinh tế đen và kinh tế nâu. Đây là biểu hiện của xu hướng “xanh hóa” đang nổi lên thu hút sự quan tâm của các nhà hoạch định chính sách, doanh nghiệp, người tiêu dùng và các đối tượng hữu quan khác. Việc phát triển kinh tế xanh hiệu quả, cần có nhiều điều kiện trong đó có công nghệ cao. Để đạt mục tiêu nghiên cứu, bài viết sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh dựa trên mô hình tuần hoàn kinh tế cơ bản để nhận dạng mô hình kinh tế xanh với nguồn thông tin thu thập từ các tổ chức quốc tế và nghiên cứu chuyên sâu.
aa
Quy định điều kiện thành lập, mở rộng khu công nghệ cao TP. Hồ Chí Minh: Phát triển công nghiệp vi mạch bán dẫn tại Khu Công nghệ cao Hợp tác đổi mới sáng tạo công nghệ cao giữa doanh nghiệp Việt Nam và Trung Quốc

Kinh tế xanh là mô hình kinh tế vượt trội

Theo quan điểm kinh tế học cổ điển, kinh tế được hiểu là quá trình tái sản xuất mở rộng và là một tổng thể thống nhất các hoạt động sản xuất - trao đổi - phân phối - tiêu dùng (Mác, 1848).

Phân công lao động xã hội và sự tồn tại độc lập các chủ sơ hữu là tiền đề để có nền kinh tế vận động tự thân. Đây là mô hình kinh tế dựa trên nguyên tắc “lao động là cha, đất đai là mẹ của mọi của cải”. Quan niệm đầu tiên về kinh tế này phản ánh được các yếu tố cơ bản cấu thành nền kinh tế trong giai đoạn phát triển sơ khai.

Mô hình kinh tế hiện đại, cơ bản và xuyên suốt được mô phỏng ở Hình1 bao gồm các vòng tuần hoàn kinh tế, cụ thể hơn là các chuỗi giá trị khép kín song vận hành liên tục. Theo mô hình này, Chính phủ đứng ở vị trí trung tâm, doanh nghiệp và hộ gia đình cùng thị trường sản phẩm, dịch vụ và thị trường yếu tố như vốn, lao động, đất đai có mối quan hệ tương tác để sáng tạo giá trị. Mỗi tác nhân trong chuỗi có vị trí, vai trò và chức năng cụ thể thậm chí độc lập song cùng kết nối để sáng tạo giá trị. Chính phủ đóng vai trò hoạch định chính sách, quy định luật pháp, quy định mức thuế, trợ cấp và các công cụ tài chính - tiền tệ để ổn định kinh tế vĩ mô, khắc phục khuyết tật thị trường, giảm thiểu tác động bên ngoài, thực hiện mục tiêu thúc đẩy tăng trưởng và công bằng. Thị trường có các chức năng thực hiện giá trị, phân bổ nguồn lực và thúc đẩy đổi mới, sáng tạo. Doanh nghiệp là định chế sử dụng các nguồn lực để sáng tạo giá trị, phát huy năng lực kinh doanh để cung ứng ra thị trường đủ các loại hàng hóa, dịch vụ theo đúng nhu cầu, hộ gia đình là đơn vị tiêu thụ sản phẩm và dịch vụ. Tuần hoàn kinh tế vận hành không ngừng, dựa trên động lực thị trường và phát huy vai trò Chính phủ, theo đó, giá trị xã hội được sáng tạo liên tục. Giá trị sáng tạo ra được phân bố công bằng cho tất cả các thành viên. Mọi sự ách tắc trong tuần hoàn kinh tế này đều có thể dẫn đến tình trạng trì trệ hoặc thậm chí suy thoái và khủng hoảng kinh tế. Chu kỳ khủng hoảng kinh tế thường diễn ra trong vòng 9-10 năm.

Kinh tế xanh - Cơ hội phát triển công nghệ cao

Hình 1: Tuần hoàn kinh tế (Nguồn: Mankiw N.G. (2010)

Mô hình kinh tế hiện đại tạo được những thành quả phát triển kinh tế vượt bậc kể từ sau chiến tranh thế giới thứ 2 (1945) và cho đến khoảng 80 năm sau đó đã tạo ra lượng giá trị không lồ với Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) thế giới đạt 105 ngàn tỷ đô la Mỹ năm 2023 (IMF, 2023). Mô hình kinh tế này đã lần lượt trải qua quá trình sử dụng nhiều than, dầu mỏ, khí đốt, đất đai, vốn, lao động giản đơn, phát thải cac-bon cao, sử dụng thiếu hiệu quả nguồn lực và thiểu tiêu chuẩn ngặt nghèo về bảo vệ môi trường, có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao, phá vỡ đa dạng sinh học và mất cân bằng sinh thái. Nó còn được gọi là kinh tế đen hoặc kinh tế nâu.

Kinh tế xanh được định nghĩa là mô hình kinh tế tiếp theo của mô hình kinh tế hiện tại với đặc trưng lượng phát thải cac-bon thấp, tiết kiệm tài nguyên và bao trùm xã hội. Trong kinh tế xanh, tăng trưởng việc làm và cải thiện thu nhập được thúc đây bởi đầu tư công và tự nhân vào các hoạt động kinh tế, cơ sở hạ tầng và tài sản cho phép giảm lượng khí thải cac-bon và ô nhiễm, nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng và tài nguyên cũng như ngăn ngừa tình trạng mất đa dạng sinh học và các dịch vụ hệ sinh thái (UN Evironment Programme).

Kinh tế xanh có hàm lượng hay cường độ yếu tố xanh cao. Từ góc độ quy trình, kinh tế xanh có sản xuất xanh, trao đổi xanh, lưu thông xanh và tiêu dùng xanh. Từ góc độ thực thể, kinh tế xanh có doanh nghiệp xanh, người tiêu dùng xanh, thị trường yếu tố xanh (năng lượng xanh, nguyên nhiên, vật liệu xanh, tài chính xanh, công nghệ xanh hóa, không ai bị bỏ lại phía sau), thị trường sản phẩm và dịch vụ xanh, luật pháp, quy định được ban hành bởi Chính phủ ngày càng có nhiều yêu cầu về tiêu chuẩn xanh.

Kinh tế xanh cần nhiều điều kiện phát triển

Mô hình kinh tế xanh, thực chất là phiên bản tiến bộ của mô hình kinh tế trước đó. Đây là mô hình tiến sát với việc thực hiện 17 mục tiêu phát triển bền vững được đưa ra vào năm 2015 của Liên hợp quốc (FAO, 2015) được hầu hết các quốc gia tiếp nhận một cách tự giác và sáng tạo. Có quốc gia còn cụ thể hóa các mục tiêu này thành các mục tiêu phù hợp với điều kiện đặc thù của các quốc gia. Để phát triển kinh tế xanh, cần có nhiều điều kiện phát triển đồng bộ.

Trước hết, cần phát triển thị trường sản phẩm và dịch vụ xanh. Đây là lượng cầu quyết định đến sự vận hành và mở rộng của kính tế xanh. Lượng cầu càng cao, động lực cung ứng càng lớn và yêu cầu thay thế sản phẩm truyền thống bằng sản phẩm với tiêu chuẩn xanh càng cao. Trong trường hợp thị trường chưa xuất hiện nhu cầu về sản phẩm và dịch vụ đáp ứng tiêu chuẩn xanh, các nhà sản xuất cần chủ động, tích cực đưa ra các sản phẩm và dịch vụ mới đáp ứng tiêu chuẩn xanh để tạo ra lượng cầu mới, định hướng vận động thị trường theo đúng xu hướng xanh hóa. Theo cách tiếp cận này, cần đầu tư vào nghiên cứu và phát triển, thiết kế, chế tạo, thử nghiệm và sản xuất hàng loạt sản phẩm và cung ứng dịch vụ xanh, đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền để nâng cao nhận thức người tiêu dùng và xây dựng thành chuỗi cung ứng hàng hóa và dịch vụ chuyên nghiệp, chuyên sâu và dễ tiếp cận với người tiêu dùng.

Thứ hai, cần phát triển thị trường về yếu tố xanh. Yếu tố được coi trọng đầu tiên là năng lượng xanh, cac-bon thấp và phát thải ròng thấp, thậm chí phát thải ròng bằng 0 đến năm 2050 như cam kết quốc tế của Việt Nam tại COP 26. Năng lượng tái tạo như năng lượng mặt trời, năng lượng gió, thủy triều, sức nước và năng lượng mới như năng lượng hạt nhân, điện địa nhiệt, năng lượng hydro xanh cần được đầu tư phát triển để có khả năng thay thế năng lượng truyền thống hay năng lượng hóa thạch.

Năng lượng được sử dụng tiết kiệm và hiệu quả giảm thiểu các ngành có cường độ năng lượng cao bằng đổi mới công nghệ. Về nguồn tài chính cần có tài chính xanh như trái phiếu, chứng khoán xanh và đẩy mạnh giao dịch mua - bán tin chỉ cac-bon. Về nguồn đất, nước đều phải đáp ứng tiêu chuẩn về sử dụng hiệu quả và bảo đảm tính bền vững. Về nguồn lao động bảo đảm việc làm, sinh kế thỏa đáng và không ai bị bỏ lại phía sau cũng như được phân phối công bằng các kết quả sáng tạo ra từ sự vận hành kinh tế. Về quản trị, cần có đầy đủ tiêu chuẩn công tác quản trị, điều hành và vận hành minh bạch, rõ ràng, tuân thủ tiêu chuẩn quản trị kinh tế xanh như có bộ quy tắc ứng xử theo tiêu chuẩn xanh, tuân thủ quy trình sáng tạo giá trị đáp ứng tiêu chuẩn xanh về sử dụng dùng xanh.

Đây là đơn vị cơ bản sử dụng hàng hóa, dịch vụ thường xuyên, thường trực, liên tục với nhiều loại lứa tuổi, nghề nghiệp, tôn giáo, thói quen, sở thích cho nên việc hình thành được hộ tiêu dùng có nhận thức đầy đủ về tiêu dùng xanh như quần áo, lương thực, thực phẩm đồ uống, ý thức sử dụng tiết kiệm năng lượng trước hết là điện năng, nước, giảm thiểu phát thải, sử dụng các loại sản phẩm tái chế và có ý thức xây dựng cộng đồng tiêu dùng xanh sẽ góp phần hình thành nên kinh tế xanh.

Các hộ gia đình có thể học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau và học tập từ thực tế và thực tiễn tốt (chẳng hạn như hạn chế và giảm thiểu sử dụng túi ni-lon) để xây dựng tiêu chuẩn gia đình xanh, Tiêu chí gia đình văn hóa có thể bổ sung thêm tiêu chí về gia đình nguyên vật liệu, nguyên vật liệu phát thải thấp, tiê i thấp, tiêu chuẩn hữu cơ, giảm thiểu phát thải các loại chất độc hại đến môi trường, gây tác hại đến sức khỏe con người, động, thực vật, phá hủy đa dạng sinh học và cân băng sinh thái.

Thứ ba, các doanh nghiệp cần được tổ chức theo tiêu chuẩn xanh về các đầu vào, đầu ra, công xanh để tăng tính hoàn chỉnh về tiêu chuẩn một đơn vị trong kinh nghệ sản xuất, máy móc, thiết bị sử dụng, bộ máy quản lý, văn hóa, đạo đức doanh nghiệp xanh. Các loại tiêu chuẩn, quy chuẩn và quy trình đánh giá sự hợp chuẩn xanh cần được xây dựng và phát triển trong doanh nghiệp. Mỗi loại ngành nghề có tiêu chuẩn xanh đặc thù như doanh nghiệp ngành cơ khí, hóa chất, xây dựng khác tiêu chuẩn ngành may mặc, chế biến nông lâm, thủy, hải sản. Do đó, các doanh nghiệp cần xây dựng mô hình doanh nghiệp xanh đề phù hợp với xu hướng phát triển kinh tế xanh. Các yếu tố, bộ phận trái với tiêu chuẩn xanh này cần được thu hẹp, giảm thiểu dần, thậm chí loại bỏ và thay thế bằng các quy định về tiêu chuẩn xanh.

Thứ tư, cần tạo được các hộ tiêu dùng xanh. Đây là đơn vị cơ bản sử dụng hàng hóa, dịch vụ thường xuyên, thường trực, liên tục với nhiều loại lứa tuổi, nghề nghiệp, tôn giáo, thói quen, sở thích cho nên việc hình thành được hộ tiêu dùng có nhận thức đầy đủ về tiêu dùng xanh như quần áo, lương thực, thực phẩm đồ uống, ý thức sử dụng tiết kiệm năng lượng trước hết là điện năng, nước, giảm thiểu phát thải, sử dụng các loại sản phẩm tái chế và có ý thức xây dựng cộng đồng tiêu dùng xanh sẽ góp phần hình thành nền kinh tế xanh. Các hộ gia đình có thể học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau và học tập từ thực tế và thực tiễn tốt (chẳng hạn như hạn chế và giảm thiểu sử dụng túi ni-lon) để xây dựng tiêu chuẩn gia đình xanh. Tiêu chí gia đình văn hóa có thể bổ sung thêm tiêu chí về gia đình xanh để tăng tính hoàn chỉnh về tiêu chuẩn một đơn vị trong kinh tế xanh.

Thứ năm, đối với Chính phủ, cần coi trọng việc nghiên cứu và xây dựng để ban hành chiến lược, chính sách, quy định pháp lý và hành chính để xây dựng một xã hội xanh, định hướng phát triển kinh tế xanh. Các loại tiêu chuẩn về doanh nghiệp xanh, hộ gia đình xanh, tiêu chuẩn hàng hóa và dịch vụ, yếu tố sản xuất cần được tiêu chuẩn hóa và quy định đầy đủ, đồng bộ, khoa học các yếu tố về kinh tế xanh. Đồng thời, cần coi trọng học hỏi kinh nghiệm và thực tiễn tốt về phát triển kinh tế xanh của các nước đi trước như các nước Bắc Âu về năng lượng xanh, Liên minh châu Âu về sản phẩm hữu cơ, biên giới cac-bon, quy định chứng chỉ rừng bền vững, Hoa Kỳ về phát thải cac-bon thấp và Nhật Bản về tiết kiệm năng lượng để hoàn thiện cơ chế, chính sách tạo điều kiện phát triển hiệu quả kinh tế xanh.

Kinh tế xanh - Cơ hội phát triển công nghệ cao
Ảnh minh hoạ.

Cơ hội phát triển công nghệ cao từ kinh tế xanh

Kinh tế xanh đòi hỏi sự đồng bộ các yếu tố xanh cấu thành và phản ảnh khá đầy đủ xu hướng xanh hóa mang tính toàn cầu hiện nay. Đây là mô hình đang trong giai đoạn phát triển và phản ánh sự tiến bộ, văn minh của nhân loại về kinh tế. Từ đặc trưng và các điều kiện phát triển kinh tế xanh đòi hỏi sự phát triển cao của công nghệ cao, có thể thấy các cơ hội phát triển công nghệ cao từ việc phát triển kinh tế xanh rất lớn. Công nghệ cao và mang tính nhân bản, do đó có đủ động lực mạnh để phát triển. Sự phát triển công nghệ cao, độc đáo thậm chỉ “độc nhất, vô nhị”, có thể tạo ra vị thế độc quyền công nghệ, theo đó, tạo khả năng sinh lợi cao đối với việc phát triển các công nghệ này. Động lực phát triển công nghệ cao đến từ nhu cầu phát triển nhanh, mạnh, đồng bộ kinh tế xanh thúc đẩy phát triển mạnh công nghệ cao và sự ra đời của công nghệ cao lại thúc đây sự phát triển kinh tê xanh lên trình độ và phạm vi lớn hơn. Đây là mối quan hệ biện chứng có tác động cùng chiều. Các cơ hội mới phát triển công nghệ cao có thể là căn cứ để tăng đầu tư nghiên cứu và phát triển công nghệ cao có thể kể đến là:

- Cơ hội phát triển các loại công nghệ tạo ra năng lượng xanh, công nghệ sinh học, công nghệ sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng. Công nghệ này tạo tác động nên tảng và lâu dài cho nền kinh tế. Với áp lực sử dụng năng lượng mới, chắc chắn sẽ có nhiều loại công nghệ tạo năng lượng xanh xuất hiện và nguồn năng lượng xanh sẽ ngày cảng đa dạng.

- Cơ hội phát triển các loại công nghệ sản xuất máy móc, thiết bị, sản phẩm và cung ứng dịch vụ xanh như sản phẩm hữu cơ, sản phẩm phát thải ròng thấp, sản phẩm kinh tế tuần hoàn, sán phẩm có tính sáng tạo cao. Đồng thời, công nghệ cung ứng dịch vụ như logistics xanh, tài chính xanh, tín dụng xanh, trái phiếu xanh cũng có cơ hội phát triển.

- Cơ hội phát triển công nghệ tiêu dùng xanh gắn với hộ gia đình, tổ chức mô hình hộ gia đình có văn hóa tiêu dùng xanh, thói quen mới trong sinh hoạt ăn, uống, vệ sinh, xã thải,... theo tiêu chuẩn phát thải ròng bằng 0 đến năm 2050 đáp ứng tiêu chuẩn xanh.

- Cơ hội phát triển công nghệ và quy trình hoạch định chiến lược, chính sách, xây dựng các loại tiêu chuẩn, quy định, tỏ chức bộ máy vận hành theo tiêu chuẩn xanh như sự tinh gọn, hiệu năng và hiệu quả cao, công nghệ khuyến khích sự đổi mới, sáng tạo và sử dụng hiệu quả nhân lực, pdf. phát huy triệt để khả năng và tiềm năng con người, tăng cường sự hòa nhập xã hội và không để ai bị bỏ lại phía sau.

Kết luận

Kinh tế xanh là mô hình kinh tê mang tính chủ đạo của sự phát triển kinh tế của các quốc gia trong giai đoạn mới giai đoạn vận động theo những mục tiêu phát triển bền vững. Kinh tế xanh đỏi hỏi sự đồng bộ các yếu tố cấu thành xanh và có khả năng tạo lợi nhuận lớn, đáp ứng yêu cầu mới của sự phát triển. Chính sự cân thiết phải có những yếu tố xanh này đòi hỏi hàng loạt công nghệ cao ra đời để phục vụ phát triển kinh tế xanh. Do đó, việc tận dụng triệt để cơ hội phát triển kinh tê xanh tăng động lực phát triển công nghệ cao đúng hướng và cân được huy động nguồn lực từ các loại chủ thể.

Danh mục tài liệu tham khảo

1.FAO (2015), Sustainable Development Goals

2.IMF (2023), $105 Trillion world economy GDP,

economy-2023-full-size.html>. 3.Mác C. (1848), The Manifesto of Communist Party,

www.marxists.org/archive/ marx/works/1848/communist- manifesto/ch01.htm>.

4.Mankiw Macroeconomics, N.G. (2010),

jollygreengeneral.typepad. com/files/n.-gregory-mankiw- macroeconomics-7th- edition-2009.pdf>.

5.UN Environment Programme, Green Economy, .

Nguyễn Thường Lạng - Trường Đại học Kinh tế quốc dân

hoi-cho-duoc-lieu
Tin bài khác
Tử vi vòng quay công nghệ ngày 22/11/2024: Tuổi Dần gặp tin xấu, tuổi Ngọ công việc thuận lợi

Tử vi vòng quay công nghệ ngày 22/11/2024: Tuổi Dần gặp tin xấu, tuổi Ngọ công việc thuận lợi

Những bí ẩn của khoa học đời sống là "món ăn" tinh thần không thể thiếu trong cuộc sống của con người. Tử vi vòng quay công nghệ xem tử vi 12 con giáp ngày 22/11/2024 cho tất cả các tuổi nhằm dự đoán vận hạn về công danh, tiền bạc, tình duyên, sức khỏe...
Kế hoạch hành động quốc gia về phát triển kinh tế số giai đoạn 2024 - 2025

Kế hoạch hành động quốc gia về phát triển kinh tế số giai đoạn 2024 - 2025

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình ký Quyết định số 1437/QĐ-TTg ngày 20/11/2024 ban hành Kế hoạch hành động quốc gia về phát triển kinh tế số giai đoạn 2024 - 2025.
Vietinbank dẫn đầu ngành ngân hàng về tổng thu nhập hoạt động 9 tháng đầu năm 2024

Vietinbank dẫn đầu ngành ngân hàng về tổng thu nhập hoạt động 9 tháng đầu năm 2024

9 tháng đầu năm 2024, VietinBank dẫn đầu ngành ngân hàng khi tổng thu nhập hoạt động (TOI) tăng trưởng 16%, đạt hơn 60.600 tỷ đồng, bỏ xa ngân hàng BIDV và Vietcombank.
Ứng dụng công nghệ cao trong phát triển lâm nghiệp bền vững

Ứng dụng công nghệ cao trong phát triển lâm nghiệp bền vững

Nhiều ứng dụng mới được áp dụng trong ngành lâm nghiệp không chỉ giúp truy xuất nguồn gốc rừng nguyên liệu, định vị từng khoảnh rừng mà còn có thể đo được khả năng hấp thụ carbon, bụi mịn của từng loại cây.
Vì sao pin dự phòng không được để trong hành lý ký gửi máy bay?

Vì sao pin dự phòng không được để trong hành lý ký gửi máy bay?

Pin lithium, dù ở dạng pin nhỏ trong máy ảnh, bàn chải điện, điện thoại, laptop hay tablet, đều bị hầu hết các hãng hàng không cấm mang trong hành lý ký gửi. Quy định này nhằm giảm thiểu nguy cơ cháy nổ trong khoang hàng hóa.
Nhận định chứng khoán ngày 21/11: Thị trường đã có tín hiệu phục hồi

Nhận định chứng khoán ngày 21/11: Thị trường đã có tín hiệu phục hồi

Với những điểm tương đồng với giai đoạn cuối năm 2016, kỳ vọng sau phiên đáo hạn phái sinh, thị trường sẽ bước vào chu kỳ tăng trưởng mạnh mẽ hơn. Nhà đầu tư cần bám sát diễn biến, nắm giữ cổ phiếu tiềm năng và chuẩn bị dòng tiền để tận dụng cơ hội gom hàng khi điều chỉnh.
Agribank tích hợp ESG trong lĩnh vực kinh doanh và triển khai đều cả ba trụ cột E,S,G

Agribank tích hợp ESG trong lĩnh vực kinh doanh và triển khai đều cả ba trụ cột E,S,G

Bà Nguyễn Thị Thu Hà, Giám đốc Trường Đào tạo cán bộ Agribank, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo ESG Agribank (Ngân hàng Agribank) cho biết, hiện ngân hàng đã thành lập Ban chỉ đạo và tổ giúp việc triển khai ESG.
VARs Connect và Hoàng Quân Land ký kết hợp tác toàn diện - Tiên phong số hóa nghề Môi giới Bất động sản

VARs Connect và Hoàng Quân Land ký kết hợp tác toàn diện - Tiên phong số hóa nghề Môi giới Bất động sản

Ngày 17/11/2024 vừa qua, tại TP.HCM, trong khuôn khổ Talkshow "Nhà ở xã hội vì 01 triệu mái ấm gia đình Việt" do Tập đoàn Hoàng Quân tổ chức đã diễn ra lễ ký kết hợp tác chiến lược giữa VARs Connect và Công ty Hoàng Quân Land. Sự kiện đánh dấu bước tiến quan trọng trong việc ứng dụng công nghệ số và nâng tầm chuẩn mực nghề Môi giới bất động sản tại Việt Nam.
Tử vi vòng quay công nghệ ngày 21/11/2024: Tuổi Thân tránh gây xung đột, tuổi Dậu cơ hội kiếm tiền

Tử vi vòng quay công nghệ ngày 21/11/2024: Tuổi Thân tránh gây xung đột, tuổi Dậu cơ hội kiếm tiền

Những bí ẩn của khoa học đời sống là "món ăn" tinh thần không thể thiếu trong cuộc sống của con người. Tử vi vòng quay công nghệ xem tử vi 12 con giáp ngày 21/11/2024 cho tất cả các tuổi nhằm dự đoán vận hạn về công danh, tiền bạc, tình duyên, sức khỏe...
Thị trường chứng khoán ngày 20/11: Đảo chiều ngoạn mục, sắc xanh trở lại

Thị trường chứng khoán ngày 20/11: Đảo chiều ngoạn mục, sắc xanh trở lại

Sau áp lực bán mạnh từ đầu phiên, thị trường chứng khoán đã có màn đảo chiều đầy ấn tượng với dòng tiền bắt đáy nhập cuộc mạnh mẽ. Các nhóm ngành chứng khoán và bất động sản đóng vai trò dẫn dắt, đưa VN-Index tăng gần 12 điểm và vượt mốc 1.215.