Mục tiêu chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025: “Chỉ bàn làm, không bàn lùi”

Chuyển đổi số - chuyển đổi xanh
11/06/2024 09:38
Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa chỉ đạo các cấp, các ngành, nhất là bộ trưởng, trưởng ngành, thủ trưởng các cơ quan, chủ tịch UBND các địa phương tập trung thực hiện 5 nhóm nhiệm vụ, giải pháp để đẩy mạnh chuyển đổi số.
aa

Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa chỉ đạo các cấp, các ngành, nhất là bộ trưởng, trưởng ngành, thủ trưởng các cơ quan, chủ tịch UBND các địa phương tập trung thực hiện 5 nhóm nhiệm vụ, giải pháp để đẩy mạnh chuyển đổi số.

muc tieu chuyen doi so quoc gia den nam 2025 8220chi ban lam khong ban lui8221
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị sơ kết. Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Sáng 10/6, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số đã chủ trì Hội nghị sơ kết 1 năm thực hiện Chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ việc tháo gỡ các “điểm nghẽn” Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030 (Đề án 06) và đẩy mạnh kết nối, chia sẻ dữ liệu phục vụ phát triển thương mại điện tử, nâng cao hiệu quả công tác quản lý thuế.

Theo Thủ tướng, trong thời gian tới, để hoàn thành thắng lợi các mục tiêu chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, trong đó có việc triển khai hiệu quả Đề án 06 và phát triển thương mại điện tử, nâng cao hiệu quả công tác quản lý thuế, nhiệm vụ đặt ra cho chúng ta là hết sức nặng nề nhưng vô cùng quan trọng và không kém phần vẻ vang.

Thủ tướng yêu cầu các cấp, các ngành, nhất là bộ trưởng, trưởng ngành, thủ trưởng các cơ quan, chủ tịch UBND các địa phương nêu cao tinh thần trách nhiệm, chủ động, sáng tạo, tự tin, đổi mới, “không nói không, không nói khó, không nói có nhưng không làm”, phát huy quyết tâm “đã nói là làm, đã cam kết phải thực hiện, đã làm, đã thực hiện là có kết quả cân đong đo đếm được”, “chỉ bàn làm, không bàn lùi”, tập trung thực hiện một số nhiệm vụ cụ thể sau để xử lý dứt điểm các điểm nghẽn, tồn tại.

Thứ nhất, khẩn trương hoàn thiện thể chế phục vụ phát triển dữ liệu về dân cư, kết nối, chia sẻ dữ liệu nói riêng và chuyển đổi số quốc gia nói chung; các bộ, ngành, địa phương phải chủ động, tích cực, sáng tạo theo thẩm quyền, không trông chờ, không ỷ lại.

Bộ Công an khẩn trương hoàn thiện đề nghị xây dựng Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân và Luật Dữ liệu; sớm trình Chính phủ ban hành Nghị định về định danh và xác thực điện tử để thay thế Nghị định số 59/2022/NĐ-CP. Khẩn trương hoàn thiện, trình ban hành Nghị định hướng dẫn một số điều của Luật Căn cước, đồng thời, phối hợp với các bộ, ngành rà soát, nghiên cứu sửa đổi các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý dân cư; thống nhất phương án đơn giản hóa triệt để 317 thủ tục hành chính liên quan đến khai thác dữ liệu công dân.

Bộ Công Thương khẩn trương nghiên cứu, tham mưu Chính phủ về đề xuất sửa đổi các luật và văn bản hướng dẫn liên quan đến thương mại điện tử, nhất là Luật Bảo vệ người tiêu dùng; nghiên cứu xây dựng Chiến lược phát triển thương mại điện tử nhằm quản lý, phát triển bền vững các nền tảng thương mại điện tử trong nước, xuyên biên giới, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, bảo đảm tính cạnh tranh và ngăn chặn có hiệu quả các hành vi bán hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng kém chất lượng.

Bộ Tài chính khẩn trương hoàn thiện hồ sơ trình Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi Nghị định số 123/2020/NĐ-CP quy định về áp dụng hóa đơn điện tử đối với các giao dịch thương mại điện tử, dịch vụ livestream, dịch vụ ăn uống…

Bộ Thông tin và Truyền thông khẩn trương xây dựng, hoàn thiện để trình Chính phủ ban hành các văn bản thi hành Luật Giao dịch điện tử (có hiệu lực từ ngày 1/7/2024); Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 73/2019/NĐ-CP ngày 5/9/2019 quy định quản lý đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nước.

Bộ Nội vụ khẩn trương xây dựng, hoàn thiện để trình Chính phủ ban hành các văn bản thi hành Luật Lưu trữ (sửa đổi).

Văn phòng Chính phủ khẩn trương hoàn thiện hồ sơ trình Chính phủ ban hành Nghị định liên thông điện tử với 2 nhóm thủ tục hành chính liên thông; hoàn thiện tài liệu hướng dẫn mô hình mẫu về bộ phận một cửa cung cấp dịch vụ công theo hướng kết hợp bộ phận một cửa của các đơn vị hành chính các cấp trên địa bàn.

muc tieu chuyen doi so quoc gia den nam 2025 8220chi ban lam khong ban lui8221
Ảnh minh hoạ. Nguồn: VGP

Thứ hai, đẩy mạnh đơn giản hóa, tái cấu trúc quy trình thủ tục hành chính để nâng cao số lượng, chất lượng dịch vụ công cung cấp cho người dân.

“Bảo đảm các điều kiện cần thiết để từ ngày 1/7/2024 chuyển đổi sang sử dụng VNeID là tài khoản duy nhất trong thực hiện thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công trên môi trường điện tử”, Thủ tướng yêu cầu.

Hướng dẫn các cơ sở y tế và người dân sử dụng thông tin sổ sức khỏe điện tử trên VNeID; khẩn trương đánh giá những dịch vụ công đang thí điểm hiệu quả như cấp phiếu lý lịch tư pháp trên VNeID tại Thừa Thiên Huế và Hà Nội để nhân rộng trên toàn quốc.

Các bộ, cơ quan, địa phương khẩn trương hoàn thành việc kết nối Kho quản lý dữ liệu điện tử của tổ chức, cá nhân trên Hệ thống thông tin giải quyết TTHC cấp bộ, cấp tỉnh với Kho quản lý dữ liệu điện tử của tổ chức, cá nhân trên Cổng dịch vụ công quốc gia phục vụ giải quyết TTHC, cung cấp dịch vụ công (theo đúng chỉ đạo tại Chỉ thị số 27/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ).

Thứ ba, đẩy nhanh tiến độ triển khai xây dựng Trung tâm dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành của các bộ, ngành, địa phương, tạo tiền đề cho phát triển, khai thác các cơ sở dữ liệu quốc gia và hình thành kho thông tin định danh số cho công dân, tổ chức trong thực hiện các thủ tục hành chính. Đẩy mạnh tích hợp đồng bộ, liên thông giữa các cơ sở dữ liệu quốc gia để phát triển Chính phủ số và thúc đẩy các giao dịch thương mại trên môi trường số được thường xuyên, liên tục, an toàn.

Thứ tư, đẩy mạnh chuyển đổi số trong công tác quản lý thuế và thực hiện đồng bộ các giải pháp về hóa đơn điện tử, nhất là trong quản lý hoạt động thương mại điện tử.

Đẩy mạnh số hóa, làm giàu cơ sở dữ liệu của các bộ, ngành, địa phương; xây dựng và đưa vào vận hành cơ sở dữ liệu dùng chung về thương mại điện tử.

Quyết liệt thực hiện các giải pháp về hóa đơn điện tử, các địa phương quan tâm bố trí nguồn lực để triển khai hóa đơn điện tử trong bán lẻ trực tiếp đến người tiêu dùng. Rà soát, xử lý nghiêm các vi phạm của các cơ sở kinh doanh không xuất hóa đơn điện tử.

Thứ năm, các bộ, ngành, địa phương trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình chủ động rà soát, khắc phục hiệu quả 6 nhóm vấn đề hạn chế, tồn tại, khuyết điểm như báo cáo của Bộ Công an đã chỉ ra, có lộ trình thực hiện (về pháp lý, dịch vụ công trực tuyến, hạ tầng số, an ninh, an toàn mạng, nguồn lực, chỉ đạo, điều hành…).

Về các kiến nghị, Thủ tướng giao Văn phòng Chính phủ tổng hợp, phân công các bộ, ngành xử lý theo thẩm quyền và có lộ trình hoàn thành phù hợp; nếu vượt thẩm quyền thì báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

Thủ tướng đánh giá, 2 năm rưỡi vừa qua là chặng đường không ngắn nhưng cũng chưa dài đối với nhiệm vụ thực hiện Đề án 06 của chúng ta nói riêng và công cuộc chuyển đổi số quốc gia nói chung.

Đồng thời, Thủ tướng nhấn mạnh, phía sau chúng ta là những kết quả triển khai rất ấn tượng nhưng hết sức cơ bản, và phía trước chúng ta vẫn còn nhiều khó khăn, đề nghị các bộ trưởng, trưởng ngành, thủ trưởng các cơ quan, chủ tịch UBND các địa phương với quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt, cùng sự tham gia, vào cuộc của cả hệ thống chính trị, tiếp tục triển khai hiệu quả Đề án 06, đồng thời thực hiện hiệu quả việc kết nối, chia sẻ dữ liệu nhằm đẩy mạnh chuyển đổi số, thúc đẩy thương mại điện tử nói riêng và phát triển kinh tế – xã hội nói chung, mang lại lợi ích cụ thể, thiết thực cho người dân và doanh nghiệp.

Hồng Minh

mtvh
Tin bài khác
Dịch vụ xe tự hành phục vụ bệnh nhân tại Mỹ

Dịch vụ xe tự hành phục vụ bệnh nhân tại Mỹ

Contra Costa Transportation Authority (CCTA) và May Mobility, một công ty chuyên về công nghệ lái xe tự động, đã ra mắt Presto, một dịch vụ xe tự hành chung cho người dân tại Martinez, California và các bệnh nhân của Trung tâm Y tế Khu vực Contra Costa (Bệnh viện Quận).
Nhận định chứng khoán ngày 19/9: Tiếp tục đà tăng, hướng về mốc 1.270 điểm

Nhận định chứng khoán ngày 19/9: Tiếp tục đà tăng, hướng về mốc 1.270 điểm

Sau phiên giao dịch sôi động và tích cực ngày 18/9, thị trường chứng khoán được kỳ vọng sẽ duy trì đà tăng trong phiên ngày 19/9. Dòng tiền chủ động tham gia, thanh khoản cải thiện cùng tín hiệu kỹ thuật khả quan cho thấy VN Index có thể chinh phục mốc 1.270 điểm.
Chạm đến trái tim, qua câu chuyện "Tình người không có hóa đơn"

Chạm đến trái tim, qua câu chuyện "Tình người không có hóa đơn"

Một câu chuyện có thật. Tại một thành phố ở Ấn Độ, vị thương gia mất cả ngày trời thương thảo với đối tác. Mệt mỏi, ông vào một nhà hàng sang trọng, tự thưởng cho mình bữa tối thịnh soạn.
Tử vi vòng quay công nghệ ngày 19/9/2024: Tuổi Dần dễ gặp rạn nứt, tuổi Hợi thuận lợi

Tử vi vòng quay công nghệ ngày 19/9/2024: Tuổi Dần dễ gặp rạn nứt, tuổi Hợi thuận lợi

Những bí ẩn của khoa học đời sống là "món ăn" tinh thần không thể thiếu trong cuộc sống của con người. Tử vi vòng quay công nghệ xem tử vi 12 con giáp ngày 19/9/2024 cho tất cả các tuổi nhằm dự đoán vận hạn về công danh, tiền bạc, tình duyên, sức khỏe...
Thị trường chứng khoán ngày 18/9: Thanh khoản tăng vọt, VN Index duy trì đà tăng

Thị trường chứng khoán ngày 18/9: Thanh khoản tăng vọt, VN Index duy trì đà tăng

Sau phiên tăng mạnh trước, thị trường chứng khoán ngày 18/9 đã khởi sắc ngay từ đầu phiên nhờ tâm lý nhà đầu tư được cải thiện. Thanh khoản thị trường cũng tăng vọt khi dòng tiền lớn ồ ạt nhập cuộc. Tuy nhiên, áp lực bán vào cuối phiên đã khiến đà tăng bị thu hẹp đáng kể.
MCredit - công ty tài chính tiêu dùng của ngân hàng MB đang kinh doanh ra sao?

MCredit - công ty tài chính tiêu dùng của ngân hàng MB đang kinh doanh ra sao?

Kết quả kinh doanh tại Công ty Tài chính TNHH MTV MB (MS Finance – MCredit) đang kém lạc quan. Đặc biệt, công ty mẹ ngân hàng MB cũng đang đối mặt với nợ xấu gia tăng, ghi nhận hơn 11.000 tỷ đồng.
Hơn 450 đơn vị hàng đầu ngành nước sẽ có mặt tại Vietwater 2024

Hơn 450 đơn vị hàng đầu ngành nước sẽ có mặt tại Vietwater 2024

Vietwater 2024 không chỉ quy tụ hơn 450 nhà triển lãm hàng đầu đến từ hơn 25 quốc gia và vùng lãnh thổ, mà còn thu hút hơn 10.000 khách tham quan thương mại chuyên ngành.
Doanh nghiệp công nghệ số hãy nhận lấy sứ mệnh dùng chuyển đổi AI để thay đổi Việt Nam

Doanh nghiệp công nghệ số hãy nhận lấy sứ mệnh dùng chuyển đổi AI để thay đổi Việt Nam

Các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam, nhất là các doanh nghiệp AI, phải nhận lấy sứ mệnh dùng chuyển đổi AI để thay đổi Việt Nam. Đầu tiên là chuyển đổi AI chính doanh nghiệp của mình trước. Rồi sau đấy mới là chuyển đổi AI các tổ chức khác, các lĩnh vực khác.
Không biết con người của bạn đáng giá bao nhiêu?

Không biết con người của bạn đáng giá bao nhiêu?

Có một thanh niên nọ luôn nghi hoặc bản thân, hay than vãn không hiểu vì sao mình mãi vẫn chưa giàu, lúc nào cũng rầu rĩ, cau có.
Quy định về quản lý nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Bộ của Ủy ban Dân tộc

Quy định về quản lý nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Bộ của Ủy ban Dân tộc

Ủy ban Dân tộc đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Thông tư quy định về quản lý nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Bộ của Ủy ban Dân tộc.