Báo cáo tại Đại hội nêu rõ, trong nhiệm kỳ 2 (giai đoạn 2019-2024), Hội Công nghệ vi mạch bán dẫn TP.HCM đã từng bước xây dựng Ban chấp hành, phân công nhiệm vụ và có cơ cấu hợp lý, trong đó có các lãnh đạo đơn vị, trường, viện và doanh nghiệp. Ban Thường vụ hoạt động và cho ý kiến chỉ đạo sâu sát, liên tục cũng như cử người tham gia trực tiếp các chương trình họat động, sự kiện chính của Hội.
Ngoài ra, Hội đã thành lập Câu lạc bộ Báo chí và Truyền thông xanh; hình thành tổ chuyên gia tư vấn về vi mạch bán dẫn; từng bước hình thành Câu lạc bộ Đào tạo nguồn nhân lực và một số câu lạc bộ chuyên môn sau này.
Về công tác phát triển hội viên, Báo cáo tổng kết hoạt động cho biết, mặc dù chưa đạt chi tiêu 100% nhưng đã mời và chọn được những hội viên đơn vị và cá nhân nòng cốt cho hoạt động của Hội.
Về công tác phát triển nguồn nhân lực, Hội đã phối hợp cùng các trường, viện hoàn thành bước khảo sát chương trình đào tạo và nhu cầu tuyển dụng làm cơ sở xây dựng chương trình chuẩn Analog+1 và IC Fab - Đề án đào tạo lĩnh vực thiết kế vi mạch thuộc Chương trình phát triển công nghiệp vi mạch bán dẫn Thành phố Hồ Chí Minh, giai đoạn 2013- 2020; triển khai các hoạt động thực chất nhằm kết nối được mối quan hệ gắn bó giữa đơn vị đào tạo và các doanh nghiệp ngành vi mạch; chuẩn bị cho chương trình đào tạo nguồn nhân lực vi mạch cho sản xuất và xuất khẩu. Đây là khâu hoạt động trọng tâm của trong nhiệm kỳ II (2019-2025).
Đáng chú ý, Hội đã phối hợp cùng Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM và các đơn vị liên quan triển khai Đề án phát triển thị trường vi mạch điện tử, Chương trình phát triển công nghiệp vi mạch bán dẫn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2013- 2020; đồng thời góp phần thúc đẩy việc hợp tác và kết nối các doanh nghiệp vi mạch: kết nối liên danh giữa các hội viên đơn vị để triển khai nhân rộng các hệ thống quản lý thông minh cho các tỉnh thành: Quản lý hệ thống chiếu sáng công cộng thông minh và tiết kiệm năng lượng, quản lý xăng dầu thông minh, sản xuất cảm biến dùng công nghệ MEMS,…
Tại Đại hội, sau quy trình hiệp thương, Đại hội đã bầu ra Ban chấp hành nhiệm kỳ 3 (2025-2030) với 16 đồng chí. PGS.TS. Nguyễn Văn Hiếu - Phó Giám đốc Trung tâm Sở hữu trí tuệ và Chuyển giao công nghệ - Đại học Quốc gia TP.HCM, được Ban chấp hành tín nhiệm bầu giữ chức Chủ tịch Hội Công nghệ vi mạch TP.HCM nhiệm kỳ 3.
![]() |
Ban Chấp hành nhiệm kỳ 3 ra mắt Đại hội. |
Nhiều trao đổi thiết thực
![]() |
Ông Võ Hoàng Hải - Tổng giám đốc Công ty Cổ phần bán dẩn và Trí tuệ nhân tạo Việt Nam chia sẻ ý kiến tại Đại hội. |
Trong khuôn khổ Đại hội, các đại biểu và khách mời đã cùng lắng nghe 4 tham luận xoay quanh chủ đề vi mạch và chuyển giao công nghệ, đào tạo và bằng sáng chế, đặc biệt là các nội dung trao đổi trực tiếp vể các vấn đề liên quan.
Đơn cử, đại diện Trường Cao đẳng FPT cho biết: trong hội, có nhiều trường cũng đang thực hiện nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực ngành vi mạch. Vì thế, rất nên có một buổi họp do Hội chủ trì tổ chức, quy tụ, để từ đó các đơn vị có cơ hội hợp tác, cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm trong lĩnh vực đào tạo ngành vi mạch bán dẫn cũng như chủ động mời các chuyên gia quốc tế định hướng thêm cho các trường để có chiến lược - chương trình đào tạo mới hơn, thiết thực hơn nhằm đáp ứng nhu cầu từ phía doanh nghiệp, đối tác, tạo thêm sự kết nối, tạo ra một cộng đồng đào tạo nguồn nhân lực trong lĩnh vực vi mạch tại TP.HCM cũng như cả nước.
Nhiều ý kiến cũng cho rằng, cộng đồng vi mạch tại TP.HCM đang hoạt động khá độc lập, từ đó bày tỏ mong muốn Hội Công nghệ vi mạch bán dẫn TP.HCM trong thời gian tới cần đẩy mạnh hoạt động kết nối.
Văn Tám