Phương tiện bay không người lái trong thực tế xung đột quân sự hiện nay

Kỹ thuật điều khiển
20/10/2023 11:41
Bài viết này trình bày sự so sánh và đối chiếu việc sử dụng UAV trong xung đột quân sự hiện đại so với sử dụng phương tiện bay truyền thống, xem xét ưu điểm và nhược điểm của UAV, chỉ ra hướng phát triển UAV trong điều kiện của xung đột quân sự hiện đại.
aa

Các phương tiện bay không người lái (Unmanned Aerial Vehicles – UAV), còn được gọi là máy bay không người lái, đã trở thành một phần không thể thiếu trong xung đột quân sự hiện đại. Các UAV được điều khiển từ xa này đã cách mạng hóa các hoạt động quân sự và xung đột, mang lại một số lợi thế so với máy bay truyền thống có người lái.

• Vũ khí chính xác cao (phần 2)
• Vũ khí chính xác cao – VKCXC (phần 1)

Bài viết này trình bày sự so sánh và đối chiếu việc sử dụng UAV trong xung đột quân sự hiện đại so với sử dụng phương tiện bay truyền thống, xem xét ưu điểm và nhược điểm của UAV, chỉ ra hướng phát triển UAV trong điều kiện của xung đột quân sự hiện đại.

Ưu điểm của UAV

Ưu điểm chính của các UAV hiện đại được sử dụng trong thực tế xung đột quân sự hiện nay là H. 1.

phuong tien bay khong nguoi lai trong thuc te xung dot quan su hien nay
H. 1. Những ưu điểm chính khi sử dụng UAV trong hoạt động quân sự hiện nay.

Khả năng nhắm bắn mục tiêu chính xác: Một trong những điểm mạnh chính của UAV trong xung đột quân sự hiện đại là khả năng nhắm và bắn mục tiêu rất chính xác. Chúng được trang bị các loại cảm biến và hệ thống quan sát (nhắm) tiên tiến, do đó chúng có thể xác định chính xác tọa độ mục tiêu (cả tĩnh và động) và tấn công mục tiêu với khả năng bị thiệt hại ngược lại là tối thiểu. Không giống như phương tiện bay có người lái, các UAV có thể bay trên khu vực có mục tiêu trong thời gian dài, đủ để thu thập dữ liệu cần biết và chờ đợi được thời điểm tối ưu để ra đòn. Ưu điểm này của UAV không chỉ giảm thiểu thương vong dân sự mà còn giảm rủi ro cho các lực lượng thực chiến.

Khả năng thực hiện các nhiệm vụ giám sát và trinh sát: UAV được trang bị camera có độ phân giải cao và các cảm biến khác đảm bảo được sự cung cấp thông tin cần có theo thời gian thực, các thông tin đó là: vị trí; di chuyển; và hoạt động của đối phương. Những thông tin này rất cần để các chỉ huy tác chiến có thể đưa ra những quyết định đúng cho hoạt động quân sự của phía mình. Thêm nữa, UAV có thể nhanh chóng và âm thầm “nhìn” một khu vực rộng lớn, giúp cho chỉ huy tác chiến có một tầm nhìn toàn cảnh chiến trường để ra được những quyết định đúng về phối kết hợp hoạt động quân sự của các lực lượng tác chiến khác nhau. Khả năng quan sát này mang lại cho các cấp chỉ huy quân sự một lợi thế đáng kể trong việc phân tích tình huống và cho phép phản ứng nhanh với những hoàn cảnh thay đổi.

Hiệu quả cao về chi phí: UAV là một giải pháp thay thế có tính hiệu quả cao về chi phí so với phương tiện bay có người lái trong xung đột quan sự hiện đại. Nhìn chung, UAV có chi phí sản xuất thấp, vận hành, và bảo trì rẻ hơn nhiều so với phương tiên bay truyền thống. Hiệu quả về chi phí cho phép quân đội triển khai một lúc nhiều UAV (BẦY ĐÀN) nhằm tăng tính hiệu quả tấn công. Ngoải ra, UAV rất dễ cài đặt lại cấu hình và điều chỉnh cho các tác vụ khác nhau bằng cách thay đổi tự trọng bản thân hoặc cập nhật phần mềm mới tương ứng tác vụ mới. Tính linh hoạt này của UAV làm cho UAV trở thành một thiết bị bay có thể thực hiện nhiều nhiệm vụ khác nhau, từ thu thập thông tin đến hoạt động tác chiến.

Khả năng giảm thiểu rủi ro đến tính mạng con người: Một trong những ưu điểm có thể được cho là mạnh nhất của UAV là khả năng giảm thiểu rủi ro đến tính mạng con người qua các hoạt động quân sự. Bằng cách thay thế phương tiện bay có phi công bằng UAV, hoàn toàn có thể đảm bảo an toàn cho nhân lực tác chiến, trong khi vẫn hàn thành nhiệm vụ. Điều này đặc biệt quan trọng trong môi trường tác chiến có nguy cơ cao về nhiễm độc hoặc phóng xạ,… hoặc trong lãnh thổ của đối phương. UAV có thể điều khiển được từ xa (vị trí an toàn) nên giảm thiểu rủi ro đến tính mạng quân nhân, giúp cho bảo toàn tốt lực lượng tác chiến nhằm duy trì sự hiện diện lâu dài trong khu vực có xung đột quân sự.

UAV có nhiều ưu điểm khiến chúng trở nên vô giá trong hoạt động quân sự hiện đại và đã thúc đẩy sự thay đổi các cách tiến hành hoạt động quân sự trong nhiều năm nay. Khi công nghệ tiếp tục phát triển thì UAV ngày càng trở nên tinh vi hơn và đóng vai trò quan trọng hơn trong các xung đột quân sự sau này. Như vậy, có thể nói rằng, UAV là một lực lượng không quân không thể thiếu đối với quân đội của bất kỳ quốc gia nào trên thế giới.

phuong tien bay khong nguoi lai trong thuc te xung dot quan su hien nay
Binh lính Ukraine phóng máy bay không người lái vào các vị trí của Nga gần Bakhmut, Ukraine, vào ngày 15 tháng 12 năm 2022. (Ảnh Libkos/AP)

Nhược điểm của UAV

Những nhược điểm của UAV hiện đại được sử dụng trong thực tế của xung đột quân sự hiện nay là H. 2.

Dễ bị tấn công qua mạng: Đây là một trong những nhược điểm chính, vì UAV được điều khiển từ xa thông qua tín hiệu vô tuyến nên chúng dễ bị hack và gây nhiễu. Đối phương có thể khai thác các lỗ hổng trong hệ thống truyền thông tin để phá hoại hoặc thậm chí giành quyền điều khiển UAV. Điều này gây ra rủi ro đáng kể vì nếu xảy ra sẽ làm thay đổi hẳn nhiệm vụ của UAV hoặc tối thiểu là UAV bị phá hủy “tự đâm đầu xuống đất ở vị trí không có mục tiêu cần tấn công”. Để giải quyết nguy cơ này, các giải pháp an ninh mạng phải được áp dụng để bảo vệ kênh truyền thông và bảo vệ tính toàn vẹn của dữ liệu được truyền đi.

phuong tien bay khong nguoi lai trong thuc te xung dot quan su hien nay
H. 2. Những nhược điểm chính khi sử dụng UAV trong hoạt động quân sự hiện nay

Độ bền và tầm bay bị hạn chế. Hầu hết UAV có thời gian bay tương đối ngắn do phụ thuộc nguồn năng lượng được lắp trên chúng (pin hoặc nhiện liệu). Điều này hạn chế khả năng tác chiến của chúng, đặc biệt khi cần thực hiện nhiệm vụ đòi hỏi thời gian bay dài (quan sát hoặc trinh sát khu vực rộng hoặc phải bay đến vùng cách xa nơi cất cánh của UAV). Ngoài ra, tầm hoạt động của UAV thường bị giới hạn bởi phạm vi liên lạc giữa UAV với trạm điều khiển (trên mặt đất) chúng. Vì tình huống này, phải thực hiện sự điều chỉnh khả năng tác chiến trên vùng rộng lớn (theo hướng giảm đi) hoặc tác chiến ở nơi có cơ sở hạ tầng truyền thông bị hạn chế. Để khắc phục nhược điểm này, cần phải cải tiến công nghệ chế tạo pin và hệ thống truyền thông để tăng tuổi thọ và phạm vi hoạt động của UAV.

UAV phụ thuộc nhiều vào các hệ thống định vị vệ tinh như GPS hoặc GLONASS để định vị và điều hướng (dẫn đường không gian) chính xác. Tuy nhiên, những hệ thống này có thể dễ dàng bị tấn công bởi đối phương theo cách vô hiệu hóa hoặc gây nhiễu, khiến UAV hoạt động không đạt. Trong trường hợp tín hiệu GPS hoặc GLONASS bị mất hoặc sai lệch thì UAV có thể mất khả năng được dẫn đường chính xác, dẫn đến không thể thực hiện nhiệm vụ hoặc thậm chí UAV bị “bắt sống”. Để khắc phục nhược điểm này, cần phải không phụ thuộc vào GPS hoặc GLONASS nữa, thay vào đó là sử dụng hệ dẫn đường không gian quán tính hoặc hệ thống hỗ trợ dẫn đường không gian trên mặt đất, các hệ này được tích hợp vào UAV với tính chất dự phòng và cải thiện khả năng phục hồi bay đúng của UAV trước các hỏng hóc của GPS hoặc GLONASS.

Sự bay của UAV phụ thuộc vào người điều khiển cũng là một trong những nhược điểm của UAV. Những phát triển trong tự động hóa và trí tuệ nhân tạo vẫn chưa thể thay thế hoàn toàn sự tham gia của con người trong việc giám sát và đưa ra các quyết định quan trọng suốt quá trình bay của UAV. Chính vì thế những lỗi xảy ra trong hành trình bay của UAV do con người là không thể tránh, lỗi đó có thể do sự mệt mỏi; do “dốt” khi tư duy ra quyết định, điều này ảnh hưởng nhiều đến tính hiệu quả và an toàn của UAV khi tác chiến. Để giảm thiểu sai sót này thì quá trình nghiên cứu phát triển UAV tiếp theo nên tập trung vào việc cải thiện khả năng tự chủ và tự ra quyết định của bản thân UAV.

Mặc dù UAV đã cách mạng hóa xung đột quân sự hiện đại nhờ khả năng của chúng, như: trinh sát, giám sát, tình báo,… nhưng chúng cũng tồn tại một số nhược điểm như đã nêu. Nếu những nhược điểm này được khắc phục hoàn toàn hoặc dần giảm đi thì tính hiệu quả và khả năng tự sống sót của UAV sẽ tăng lên đáng kể và những lợi ích có giá trị cao của chúng thực sự là cuộc cách mạng quan trọng về tác chiến của quân đội của bất kỳ quốc gia nào trên thế giới.

Hướng phát triển của UAV

Thứ nhất tăng khả năng tàng hình. Công nghệ tàng hình cho phép UAV hoạt động mà không bị radar của đối phương phát hiện, khiến UAV đạt hiệu quả cao trong các nhiệm vụ thu thập thông tin và giám sát. Những phát triển tốt về vật liệu và thiết kế đã làm giảm tiết diện bị radar quét của UAV khiến chúng gần như vô hình trước radar của đối phương. Sự phát triển này rất quan trọng trong xung đột quân sự hiện đại vì nó cho phép UAV hoạt động trong vùng trời tranh chấp sẽ không bị phát hiện và qua đó làm tăng khả năng sống sót và tính hiệu quả của chúng.

Thứ hai là mở rộng khả năng tự hành của chúng. UAV có thể hoạt động mà không cần sự can thiệp của con người, giúp chúng hoạt động hiệu quả hơn và giảm gánh nặng cho người điều khiển. Hướng phát triển này cho ra UAV có thể thực hiện các nhiệm vụ phức tạp, như: xác định; theo dõi; tấn công mục tiêu, mà không đòi hỏi sự giám sát liên tục của người điều khiển. Sự phát triển AI và thuật toán của “machine learning” sẽ giúp tạo ra UAV tự động có khả năng tự thích ứng với các điều kiện tác chiến thay đổi và tự đưa ra quyết định trong thời gian thực. Đây là một phát triển quan trọng vì nó rút ngắn được thời gian phản hồi (phản hồi nhanh hơn) và tăng tính linh hoạt trong hoạt động bay của UAV.

Ngoài ra, hướng phát triển tạo ra các “BẦY ĐÀN” UAV cũng là một lĩnh vực đang được khám phá. “BẦY ĐÀN” là một nhóm các UAV hoạt động cùng nhau một cách đồng bộ. Những “BẦY ĐÀN” này có thể thực hiện nhiều nhiệm vụ khác nhau, như; giám sát; trinh sát; đến các hoạt động tấn công. Hoạt động với số lượng lớn, “BẦY ĐÀN” UAV có thể áp đảo hệ thống phòng không và phá vỡ khả năng phòng thủ của đối phương. Việc phát triển công nghệ này là một thách thức vì nó đòi hỏi sự phối hợp và truyền thông tin của nhiều hoặc rất nhiều UAV trong cùng thời điểm với chất lượng tối thiểu là không để các UAV tự gây tai nạn cho nhau. Tuy nhiên, những tiến bộ trong truyền thông tin và AI đang tạo ra cơ sở khoa học và kỹ thuật để tạo ra “BẦY ĐÀN” UAV hoạt động có hiệu quả ngày càng cao.

Thứ ba là tăng độ bền và tầm hoạt động. Độ bền và phạm vi hoạt động lớn hơn sẽ cho phép UAV duy trì được độ cao trong thời gian bay dài hơn và bao phủ rộng hơn đối với các khu vực cần quan tâm. Hướng phát triển này rất quan trọng trong xung đột quân sự hiện đại, vì nó cho phép UAV thực hiện các nhiệm vụ: trinh sát, giám sát trong thời gian dài, và tấn công các mục tiêu nằm sâu trong lãnh thổ đối phương. Những tiến bộ đạt được về: động cơ đẩy, dự trữ năng lượng, hình dạng khí động học của UAV là những yếu tố kỹ thuật làm tăng độ bền và tầm hoạt động của UAV, đưa UAV linh hoạt hơn trong tác chiến.

Thứ tư phải tính đến là tăng khả năng tự chống lại tác chiến điện tử của đối phương một cách hiệu quả nhất. Nếu các hệ thống kỹ thuật điện tử tích hợp trên UAV có khả năng tự chống lại sức mạnh vô hình trong tác chiến điện tử của đối phương một cách tuyệt đối thì có thể nói hiện tượng tự rơi hoặc bay sai đường của UAV sẽ được loại trừ hoàn hảo.

Việc phát triển UAV cho xung đột quân sự hiện đại sẽ được thực hiện theo nhiều hướng. Chúng bao gồm các phát triển: khả năng tàng hình, mở rộng khả năng tự động hóa; công nghệ “BẦY ĐÀN”; độ bền và tầm hoạt động lớn hơn. Những phát triển này đạt được hiện nay và sẽ tiếp tục sau này sẽ thực sự là cách mạng hóa các hoạt động quân sự và cung cấp cho quân đội những khả năng tác chiến mới chưa từng có trước đây. Khi công nghệ tiếp tục phát triển sẽ kéo theo sự phát triển của UAV đầy hứa hẹn cho quân đội.

Kết luận

Tóm lại, việc sử dụng UAV trong xung đột quân sự hiện đại (có thể cho là cả trong chiến tranh hiện đại, ngoại trừ các bên sử dụng vũ khí hạt nhân – không ai chiến thắng) sẽ mang lại nhiều lợi ích đáng kể, như: lượng thông tin thu thập được tăng lên và có tính chính xác hơn, tấn công mục tiêu với độ chính xác cao. Tuy nhiên, cũng tồn tại những nhược điểm, gồm: bản quyền dễ bị xâm phạm, dễ bị tấn công mạng. Khi công nghệ tiếp tục phát triển thì điều quan trọng nhất là phải tìm kiếm bằng được sự cân bằng giữa việc sử dụng UAV cho mục đích quân sự và giải quyết được các mối lo ngại về đạo đức và an toàn khác liên quan đến UAV. Chỉ khi đó, mới có thể khai thác tốt tiềm năng của UAV trong khi giảm thiểu rủi ro liên quan đến việc sử dụng UAV.

Nguyễn Tiến Dũng
Bauman Moscow State Technical University, VAA
Email: tiendung.bmstu@bk.ru

hoi-cho-duoc-lieu
Tin bài khác
Ra mắt nền tảng hỗ trợ diễn tập an toàn thông tin

Ra mắt nền tảng hỗ trợ diễn tập an toàn thông tin

Nền tảng cung cấp miễn phí tri thức và thông tin cần thiết hỗ trợ hoạt động diễn tập, giúp quản lý và tổ chức diễn tập chuyên nghiệp, số hóa quy trình,...
Hàng loạt sản phẩm, công nghệ mới được giới thiệu tại VINAMAC EXPO 2024, Cleanfact & RHVAC Vietnam 2024

Hàng loạt sản phẩm, công nghệ mới được giới thiệu tại VINAMAC EXPO 2024, Cleanfact & RHVAC Vietnam 2024

Diễn ra từ ngày 21 - 23/11/ 2024 tại TP. Hồ Chí Minh, Triển lãm Quốc tế về Máy móc, Thiết bị, Công nghệ và Sản phẩm Công nghiệp tại Thành phố Hồ Chí Minh (VINAMAC EXPO 2024) và Triển lãm quốc tế RHVAC, Phòng sạch & Phụ trợ nhà máy công nghệ cao 2024 (Cleanfact & RHVAC Vietnam 2024), các doanh nghiệp đã trưng bày, giới thiệu hàng loạt sản phẩm, công nghệ mới.
Khởi nghiệp trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe cùng với TT-GREEN

Khởi nghiệp trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe cùng với TT-GREEN

Với xu hướng ngày càng quan tâm đến sức khỏe, các phương pháp chăm sóc sức khỏe Đông y kết hợp công nghệ hiện đại đang mở ra những cơ hội đầy tiềm năng trong chuyên ngành chăm sóc sức khỏe. Đáp ứng nhu cầu đó, TT-GREEN tổ chức khóa học "Đặt Tâm Vào Đôi Tay" - chương trình đào tạo đặc biệt giúp chuyển giao công nghệ và trang bị kiến thức chuyên sâu cho những ai đam mê và mong muốn khởi nghiệp trong lĩnh vực này.
Giảm 75% thời gian lập trình máy công cụ nhờ AI

Giảm 75% thời gian lập trình máy công cụ nhờ AI

Tại Hội nghị Microsoft Ignite ở Chicago, Hoa Kỳ, Bộ phận Trí tuệ nhân tạo trong sản xuất của Hexagon vừa công bố một công cụ lập trình tự động cho sản xuất (CAM) có tên là ProPlanAI.
Vì sao Hóa dầu Petrolimex điều chỉnh kế hoạch kinh doanh?

Vì sao Hóa dầu Petrolimex điều chỉnh kế hoạch kinh doanh?

Tổng công ty Hóa dầu Petrolimex (PLC – niêm yết trên sàn HNX) vừa thông báo về việc lấy ý kiến cổ đông để điều chỉnh kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2024.
Tử vi vòng quay công nghệ ngày 23/11/2024: Tuổi Mùi công việc phát triển, tuổi Dần khó khăn ập tới

Tử vi vòng quay công nghệ ngày 23/11/2024: Tuổi Mùi công việc phát triển, tuổi Dần khó khăn ập tới

Những bí ẩn của khoa học đời sống là "món ăn" tinh thần không thể thiếu trong cuộc sống của con người. Tử vi vòng quay công nghệ xem tử vi 12 con giáp ngày 23/11/2024 cho tất cả các tuổi nhằm dự đoán vận hạn về công danh, tiền bạc, tình duyên, sức khỏe...
Thị trường chứng khoán ngày 22/11: Đà tăng chững lại, dòng tiền thận trọng

Thị trường chứng khoán ngày 22/11: Đà tăng chững lại, dòng tiền thận trọng

Thị trường có sự chững lại sau 2 phiên tăng điểm mạnh liên tiếp. Nhà đầu tư tỏ ra thận trọng hơn khi dòng tiền vào thị trường khá hạn chế, đặc biệt trong phiên sáng. Áp lực chốt lời ở các nhóm ngành bất động sản và chứng khoán là nguyên nhân chính khiến VN Index điều chỉnh nhẹ.
Petrovietnam là doanh nghiệp nộp ngân sách lớn nhất Việt Nam

Petrovietnam là doanh nghiệp nộp ngân sách lớn nhất Việt Nam

Với số nộp ngân sách nhà nước năm 2023 ghi nhận đạt gần 95.000 tỷ đồng, Tập đoàn Dầu khí Việt nam (Petrovietnam) dẫn đầu VNTAX 200 – Danh sách các doanh nghiệp nộp ngân sách lớn nhất Việt Nam.
Tàu thăm dò Trung Quốc phát hiện thêm bằng chứng về một đại dương cổ trên Sao Hỏa

Tàu thăm dò Trung Quốc phát hiện thêm bằng chứng về một đại dương cổ trên Sao Hỏa

Dữ liệu thu thập từ tàu thăm dò Zhurong và các vệ tinh quay quanh Sao Hỏa cho thấy sự tồn tại của một đường bờ biển cổ xưa tại khu vực Utopia Planitia trên Sao Hỏa.
"Thư từ Roma": Bài 3 – Du học Ý: “Mọi ngả đường đều dẫn về thành Rome”

"Thư từ Roma": Bài 3 – Du học Ý: “Mọi ngả đường đều dẫn về thành Rome”

Bài 3 trong loạt bài "U50 đi du học" của tác giả Tô Phương Thủy – Phóng viên thường trú của Tạp chí Công dân và Khuyến học tại Châu Âu - Du học Ý: “Mọi ngả đường đều dẫn về thành Rome”.