Siết chặt quản lý thương mại điện tử qua biên giới để bảo vệ người tiêu dùng

An ninh an toàn mạng
25/01/2025 04:04
Mặc dù Nghị định số 85/2021/NĐ-CP của Chính phủ đã có quy định ban đầu về điều kiện áp dụng cho chủ thể cung cấp dịch vụ thương mại điện tử xuyên biên giới vào thị trường Việt Nam nhưng các quy định chưa đủ mạnh và lan tỏa, dẫn đến việc nhiều nền tảng thương mại điện tử xuyên biên giới vào thị trường Việt Nam khi chưa hoàn thành thủ tục pháp lý chính thức.
aa
Siết chặt quản lý thương mại điện tử qua biên giới để bảo vệ người tiêu dùng
Sàn thương mại điện tử Temu đã tạm dừng cung cấp dịch vụ bán hàng tại thị trường Việt Nam

Báo cáo của Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) cho thấy, thương mại điện tử Việt Nam tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng ấn tượng, đạt mức 18 - 25% mỗi năm. Năm 2024, quy mô thị trường thương mại điện tử vượt mốc 25 tỷ USD, tăng 20% so với năm 2023, chiếm tỷ trọng khoảng 9% so với tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng cả nước.

Tỷ trọng thương mại điện tử chiếm 2/3 giá trị của nền kinh tế số Việt Nam. Tốc độ tăng trưởng của thương mại điện tử, kinh tế số Việt Nam tiếp tục tăng trưởng hai con số vững chắc, thuộc TOP 10 quốc gia có tốc độ tăng trưởng thương mại điện tử hàng đầu thế giới, tạo động lực phát triển kinh tế số và dẫn dắt chuyển đổi số trong doanh nghiệp.

Kênh xuất khẩu hàng hóa quan trọng

Đáng chú ý, thương mại điện tử xuyên biên giới đã trở thành kênh xuất khẩu hàng hóa quan trọng, mở rộng thị trường tiêu thụ cho hàng hóa Việt Nam.

Số liệu từ báo cáo của Amazon Global Selling Việt Nam cho thấy, hơn 17 triệu sản phẩm của doanh nghiệp Việt đã được xuất khẩu, tăng 50% về giá trị và tăng 40% về số lượng đối tác bán hàng. Tổng quan, thương mại điện tử xuyên biên giới đã tăng trưởng 26% so với năm trước.

Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số Lê Hoàng Oanh đánh giá: Thương mại điện tử xuyên biên giới đem lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp, như: Mở rộng thị trường xuất khẩu, doanh số tăng nhanh trong thời gian ngắn; nhanh chóng nắm bắt ý kiến phản hồi của khách hàng để kịp thời cải tiến sản phẩm theo nhu cầu của thị trường; giải quyết bài toán thời vụ,…

Để quản lý kênh bán lẻ hiện đại này, năm qua, Bộ Công Thương tiếp tục đẩy mạnh công tác thực thi pháp luật, thanh tra và xử lý các vấn đề liên quan đến thương mại điện tử.

Tính đến năm 2024, Bộ Công Thương đã tiếp nhận hồ sơ, tư vấn và hỗ trợ 89.802 doanh nghiệp, tổ chức và 27.878 cá nhân đăng ký tài khoản, thực hiện thủ tục thông báo cho 117.075 website thương mại điện tử và 9.256 website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử thực hiện thủ tục đăng ký; hồ sơ đăng ký của người dân, doanh nghiệp liên quan đến hoạt động thương mại điện tử được thực hiện toàn bộ thông qua Dịch vụ công trực tuyến toàn trình, đảm bảo xử lý nhanh chóng, hiệu quả và không phát sinh tiêu cực trong hoạt động thực thi công vụ.

Dù đã rất nỗ lực trong giám sát, quản lý song vấn đề kiểm soát hàng giả, hàng nhái, hàng cấm, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, hàng kém chất lượng vẫn còn diễn biến phức tạp. Riêng đối với thương mại điện tử xuyên biên giới, Cục Thương mại điện tử cho rằng, việc kiểm soát hàng giả, hàng nhái còn đang gặp nhiều khó khăn.

Siết chặt quản lý thương mại điện tử qua biên giới để bảo vệ người tiêu dùng
Shein hoạt động trong lĩnh vực thương mại điện tử ngành hàng thời trang nhanh đã dừng hoạt động tại Việt Nam từ 5/12/2024 - Ảnh: Bloomberg

Mặc dù Nghị định số 85/2021/NĐ-CP của Chính phủ đã có quy định ban đầu về điều kiện áp dụng cho chủ thể cung cấp dịch vụ thương mại điện tử xuyên biên giới vào thị trường Việt Nam nhưng các quy định chưa đủ mạnh và lan tỏa, dẫn đến việc nhiều nền tảng thương mại điện tử xuyên biên giới vào thị trường Việt Nam khi chưa hoàn thành thủ tục pháp lý chính thức.

Trước thực tế này, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số đã phối hợp với Tổng cục Quản lý thị trường, Tổng cục Hải quan tăng cường giám sát, phát hiện, xử lý kho hàng, điểm tập kết hàng hóa (nếu có) của các nền tảng thương mại điện tử xuyên biên giới chưa được cấp đăng ký.

Tăng cường truyền thông để người tiêu dùng thận trọng hơn

Tăng cường truyền thông hướng dẫn người tiêu dùng thận trọng khi thực hiện mua sắm trực tuyến trên các nền tảng thương mại điện tử xuyên biên giới nói chung và nền tảng như Temu, Shein nói riêng, đặc biệt, tuyệt đối không thực hiện giao dịch với các nền tảng khi chưa được Bộ Công Thương xác nhận đăng ký tại Cổng thông tin quản lý hoạt động thương mại điện tử, nhằm nâng cao nhận thức về những rủi ro khi mua hàng trên các nền tảng thương mại điện tử xuyên biên giới, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Giới chuyên gia nhận định, năm 2025, kinh tế số, thương mại điện tử tiếp tục được quan tâm hỗ trợ, thúc đẩy, được ứng dụng rộng rãi trong doanh nghiệp và cộng đồng, tạo động lực mạnh mẽ hơn trong thúc đẩy xuất khẩu, tiêu thụ hàng hóa trên thị trường nội địa, đặc biệt là hàng hóa nông sản, thực phẩm. Song điều này cũng đặt ra những yêu cầu mới trong quản lý thương mại điện tử xuyên biên giới.

Với vai trò của mình, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số cho biết sẽ tiếp tục nghiên cứu, rà soát hoàn thiện hạ tầng chính sách pháp luật cho thương mại điện tử; nghiên cứu, đề xuất việc ban hành Luật chuyên ngành về thương mại điện tử; tăng cường hoạt động quản lý, giám sát hàng hóa trên môi trường mạng, nhằm tạo niềm tin cho người tiêu dùng trong hoạt động mua sắm trực tuyến, bảo vệ các thương nhân, tổ chức kinh doanh lành mạnh và thúc đẩy thương mại điện tử phát triển.

Bên cạnh đó, phân cấp, phân quyền cho địa phương nhằm tăng cường công tác quản lý hoạt động thương mại điện tử; quản lý giao dịch giữa người mua và người bán trên mạng; đấu tranh, xử lý các hành vi buôn bán hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng trong thương mại điện tử; tăng cường giám sát các nền tảng thương mại điện tử thực hiện các hình thức khuyến mại không tuân thủ quy định của pháp luật.

chinhphu.vn
trien-lam-quoc-te
Tin bài khác
PGS.TS Ngô Trí Long: Công nghệ là đòn bẩy cho mục tiêu phát triển giao thông xanh bền vững

PGS.TS Ngô Trí Long: Công nghệ là đòn bẩy cho mục tiêu phát triển giao thông xanh bền vững

Theo chuyên gia kinh tế, PGS.TS Ngô Trí Long, trong quá trình phát triển giao thông xanh, công nghệ giữ vai trò trung tâm, là đòn bẩy then chốt để hiện thực hóa mục tiêu phát triển bền vững, giảm phát thải khí nhà kính, tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường.
Nhận định phiên giao dịch ngày 21/4: Chờ kiểm định vùng cản, ưu tiên bảo toàn lợi nhuận

Nhận định phiên giao dịch ngày 21/4: Chờ kiểm định vùng cản, ưu tiên bảo toàn lợi nhuận

Sau nhịp hồi phục và tiến sát vùng 1.220 điểm trong phiên 18/4, thị trường đang bước vào giai đoạn thử thách khi tiếp cận vùng kháng cự mạnh 1.235 – 1.255 điểm. Trong phiên giao dịch tới, VN Index có thể tiếp tục rung lắc và đối diện với áp lực chốt lời, nhất là khi tín hiệu kỹ thuật chưa đủ mạnh để xác nhận xu hướng tăng bền vững.
Tử vi vòng quay công nghệ ngày 21/4/2025: Tuổi Tuất tiêu cực về tình cảm, tuổi Sửu vui vẻ

Tử vi vòng quay công nghệ ngày 21/4/2025: Tuổi Tuất tiêu cực về tình cảm, tuổi Sửu vui vẻ

Những bí ẩn của khoa học đời sống là "món ăn" tinh thần không thể thiếu trong cuộc sống của con người. Tử vi vòng quay công nghệ xem tử vi 12 con giáp ngày 21/4/2025 cho tất cả các tuổi nhằm dự đoán vận hạn về công danh, tiền bạc, tình duyên, sức khỏe...
Phát triển hệ thống giao thông thông minh tại Việt Nam: Kinh nghiệm và xu hướng

Phát triển hệ thống giao thông thông minh tại Việt Nam: Kinh nghiệm và xu hướng

Hệ thống giao thông thông minh (ITS), một cấu phần quan trọng của đô thị thông minh, đang trở thành chủ đề được quan tâm của xã hội hiện nay. Khái niệm ITS tuy không còn xa lạ, nhưng Việt Nam còn cần bước tiến xa mới đạt được mức độ hoàn chỉnh và đáp ứng nhu cầu thực tế. Bài báo tổng kết kinh nghiệm xây dựng ITS trên thế giới, phân tích tình hình xây dựng ở Việt Nam trong thời gian qua và kiến nghị những bước đi cần thiết.
Show diễn "Việt phục hành" - Hành trình tự hào đậm đà bản sắc dân tộc

Show diễn "Việt phục hành" - Hành trình tự hào đậm đà bản sắc dân tộc

Chiều ngày 19/4 tại Ocean Park 3, chương trình “Việt Phục Hành” đã diễn ra sôi nổi và xúc động, đánh dấu một sự kiện văn hóa – nghệ thuật đặc sắc, hướng đến kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Phenikaa chính thức trở thành đại học tư thục thứ 2 trên cả nước

Phenikaa chính thức trở thành đại học tư thục thứ 2 trên cả nước

Phenikaa chính thức trở thành đại học tư thục thứ 2 sau Đại học Duy Tân và là đại học thứ 10 ở Việt Nam, theo Quyết định của Chính phủ.
Phát triển giao thông xanh để thúc đẩy nền kinh tế xanh bền vững

Phát triển giao thông xanh để thúc đẩy nền kinh tế xanh bền vững

Chương trình phát triển GTX đã được cụ thể hóa thông qua Quyết định số 876/QĐ-TTg ngày 22/7/2022 của Thủ tướng Chính phủ, phê duyệt Chương trình hành động về chuyển đổi năng lượng xanh, giảm phát thải khí carbon và khí metan trong ngành GTVT.
Quản lý giao thông thông minh – xu hướng tất yếu

Quản lý giao thông thông minh – xu hướng tất yếu

Trong bối cảnh đô thị hóa diễn ra nhanh chóng, áp lực lên hệ thống giao thông ngày càng gia tăng, kéo theo những hệ lụy nghiêm trọng như ùn tắc, tai nạn và ô nhiễm môi trường. Để giải quyết bài toán này, nhiều quốc gia đã và đang áp dụng các hệ thống quản lý giao thông thông minh (ITS - Intelligent Transportation Systems), tích hợp các công nghệ tiên tiến như trí tuệ nhân tạo (AI), robot và dữ liệu lớn (Big Data). Những đổi mới này không chỉ giúp nâng cao hiệu quả giao thông mà còn hướng tới một nền giao thông bền vững và an toàn hơn.
Trường Đại học Điện lực tổ chức Ngày hội việc làm 2025: Kết nối cơ hội – Định hướng tương lai

Trường Đại học Điện lực tổ chức Ngày hội việc làm 2025: Kết nối cơ hội – Định hướng tương lai

Ngày hội việc làm 2025 của Trường Đại học Điện lực (EPU) không chỉ là cầu nối giữa sinh viên và doanh nghiệp, mà còn khẳng định vai trò tiên phong của nhà trường trong đổi mới sáng tạo và hỗ trợ khởi nghiệp quốc gia.
Tạo động lực mới cho khởi nghiệp thông qua thúc đẩy hợp tác, chuyển đổi xanh

Tạo động lực mới cho khởi nghiệp thông qua thúc đẩy hợp tác, chuyển đổi xanh

Diễn đàn là sự kiện có ý nghĩa quan trọng trong khuôn khổ Hội nghị Thượng đỉnh Đối tác vì Tăng trưởng xanh và Mục tiêu toàn cầu 2030 (P4G 2025).
siement
Quảng cáo
moxa