Sứ mệnh công nghệ cao trong Kỷ nguyên vươn mình

Diễn đàn
31/01/2025 15:15
Từ năm 2025, Việt Nam bước vào Kỷ nguyên vươn mình để trở thành nước thu nhập trung bình cao năm 2030 và nước công nghiệp có thu nhập cao năm 2045. Đây là quá trình chuyển dịch cơ bản cơ cấu kinh tế để chuyển từ mô hình dựa vào nguồn lực hay hiệu quả sang mô hình tăng trưởng dựa vào đổi mới sáng tạo. Trong kỷ nguyên phát triển này, có thể có những bước phát triển khác biệt hơn so với 40 năm trước.
aa

Đây là quá trình chuyển dịch cơ bản cơ cấu kinh tế để chuyển từ mô hình dựa vào nguồn lực hay hiệu quả sang mô hình tăng trưởng dựa vào đổi mới sáng tạo. Trong kỷ nguyên phát triển này, có thể có những bước phát triển khác biệt hơn so với 40 năm trước.

Sứ mệnh công nghệ cao trong Kỷ nguyên vươn mình
Công nghệ cao cần có sứ mệnh đi đầu để thay đổi mô hình tăng trưởng

Công nghệ cao quyết định tăng trưởng chiều sâu

Công nghệ cao là công nghệ có hàm lượng cao về nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; được tích hợp từ thành tựu khoa học và công nghệ hiện đại; tạo ra sản phẩm có chất lượng, tính năng vượt trội, giá trị gia tăng cao, thân thiện với môi trường; có vai trò quan trọng đối với việc hình thành ngành sản xuất, dịch vụ mới hoặc hiện đại hóa ngành sản xuất, dịch vụ hiện có (Điều 1, Luật Công nghệ cao). Công nghệ cao là yếu tố làm thay đổi cơ bản năng suất lao động, đổi mới sản phẩm và tạo giá trị lớn hơn so với công nghệ thông thường. Công nghệ cao là yếu tố đặc biệt quan trọng trong hàm sản xuất được sử dụng phổ biến trong giải thích bản chất và hình thành tư duy nền tảng của các mô hình tăng trưởng lịch sử.

Sứ mệnh công nghệ cao trong Kỷ nguyên vươn mình

Ở dạng cơ bản nhất, hàm sản xuất được mô tả là: Y = AKαLβTγ trong đó T là sản lượng có thể đo bằng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP), A là hệ số, K là vốn, L là lao động, T là công nghệ. Các hệ số phản ánh mối quan hệ biện chứng giữa các yếu tố của hàm sản xuất tương ứng là α, β và γ. Các mô hình tăng trưởng truyền thống hầu như chưa tính đến đầy đủ yếu tố công nghệ, nhất là công nghệ cao, mặc dù các nghiên cứu lý thuyết và thực tế đều chỉ ra đầu tư vào ứng dụng và phát triển công nghệ cao sẽ tạo ra sự phát triển đột phá. Công nghệ cao giúp chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng năng suất, cải thiện thứ hạng vị thế kinh tế, tăng trưởng cao, năng lực cạnh tranh cao và đặc biệt là vượt qua được “trần thủy tinh” ngăn cản các quốc gia vượt qua bẫy thu nhập trung bình (Ohno, 2022).

Trong giai đoạn 2025-2030, Việt Nam bước vào Kỷ nguyên vươn mình (Tổng bí thư Tô Lâm, 2024), tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm có thể đạt khá cao khoảng 7,3% năm 2024, 8,5% năm 2025 và đạt tăng trưởng 2 con số từ năm 2026. (Biểu đồ 1). Để đạt được tốc độ tăng trưởng chưa từng có này, bên cạnh việc tích lũy đáng kể nguồn lực phát triển trong 40 năm đổi mới liên tục và quyết liệt, tạo lập được những nền tảng phát triển quan trọng, cần đổi mới thực chất mô hình tăng trưởng, trong đó phải lấy công nghệ cao làm nòng cốt và yếu tố cốt lõi (Thủ tướng Chính phủ, 2021). Các loại công nghệ được ưu tiên là công nghệ vật liệu bán dẫn, trí tuệ nhân tạo, chuỗi khối, tự động hóa, dữ liệu, công nghệ sinh học, công nghệ vũ trụ.

Thực tế các mô hình tăng trưởng thành công, chuyển từ quốc gia thu nhập trung bìnhlên quốc gia có thu nhập cao để trở thành nước công nghiệp mới trong giai đoạn ngắn đều dựa vào công nghệ cao như Hàn Quốc, Singapore và vùng lãnh thổ Đài Loan (Nguyễn Thường Lạng, 2021). Các quốc gia và vùng lãnh thổ này đều cố gắng làm chủ và phát huy triệt để công nghệ cao, công nghệ lõi để tạo được giá trị gia tăng cao nhất nhằm gia tăng liên tục tiềm năng tăng giá trị của nền kinh tế.

Đổi mới sáng tạo là ưu tiên hàng đầu

Theo bảng xếp hạng Chỉ số đổi mới sáng tạo (GII) hàng năm của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO), có thể nhận thấy, các quốc gia đều coi trọng đổi mới sáng tạo, coi đổi mới sáng tạo là phương tiện duy nhất và hiệu quả nhất để cải thiện vị thế quốc gia. Tất cả các nguồn lực trình độ cao hay cụ thể hơn là nguồn lực tinh hoa đều tập trung vào việc cải thiện Chỉ số đổi mới sáng tạo này. Theo quan sát của tác giả, trong vòng 10 năm, nếu 1 quốc gia được 30-40 bậc trong xếp hạng Chỉ số đổi mới sáng tạo liên tiếp là quốc gia đã tạo được sự thần kỳ trong điều chỉnh cơ cấu kinh tế và đó là nền tảng để đổi mới cơ cấu kinh tế hiệu quả. Đây cũng là kết quả của đổi mới sáng tạo liên tục.

Theo số liệu ở Biểu đồ 2, trong 14 năm liên tiếp (2011- 2024), các nước như Singapore, Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản, Úc, Malaysia, Thái Lan, Philippin và Việt Nam đều có sự cải thiện đáng kể chỉ số này. Từ vị thế xếp hạng 76 năm 2013 đến 44 năm 2024 nghĩa là trong vòng 12 năm, Việt Nam nhảy được 32 bậc. Điều này cho thấy nỗ lực tạo lập mô hình tăng trưởng dựa vào đổi mới sáng tạo được Việt Nam tích lũy hiệu quả. Đến năm 2024, tăng trưởng kinh tế Việt Nam đặt con số trên 7% cao hơn mức cao nhất được Quốc hội đề ra là 6,5%. Tổng kim ngạch xuất - nhập khẩu có thể đạt con số 800 tỷ đô-la Mỹ, tăng cao hơn so với con số đặt ra trong Chiến lược xuất - nhập khẩu hàng hóa đến năm 2030.

Kết hợp Biểu đồ 1 và 2 có thể thấy Việt Nam đang bước vào giai đoạn tăng trưởng cao và đổi mới sáng tạo quyết liệt. Đây là dấu hiệu cho thấy Việt Nam đang chuyển dần vào quỹ đạo vươn mình mạnh mẽ để thay đổi cơ bản trình độ, trạng thái và chất lượng của sự phát triển, đồng thời chứng minh các chính sách phát triển của Việt Nam, trong đó có các đạo luật liên quan đến thúc đẩy đổi mới sáng tạo đã thành công ngoài mong đợi.

Sứ mệnh công nghệ cao trong Kỷ nguyên vươn mình
Sứ mệnh công nghệ cao trong Kỷ nguyên vươn mình

Cần gia tăng chi nghiên cứu và phát triển của Việt Nam

Một trong những điều kiện đặc biệt quan trọng để thúc đẩy đổi mới sáng tạo liên tục nhằm tạo chỗ dựa để đổi mới vững chắc mô hình tăng trưởng, giải phóng tiềm năng phát triển, phát huy cao nhất yếu tố tăng trưởng theo chiều sâu là cần gia tăng chi nghiên cứu và phát triển (R&D). Hầu như có sự chạy đua quyết liệt giữa các quốc gia trong việc sử dụng R&D để đạt được đỉnh cao về công nghệ cao nhằm tạo lợi thế cạnh tranh công nghệ, thương mại hóa và tạo lợi thế từ độc quyền công nghệ cao. Nói cách khác, công nghệ cao trở thành mục tiêu cần được làm chủ và đây cũng là dấu hiệu cho thấy sứ mệnh đặc biệt quan trọng của công nghệ cao trong quyết định vị thế chiến lược của các quốc gia.

Thực tế cho thấy, trong cả giai đoạn 2013-2023, chi R&D của Việt Nam còn khá khiêm tốn, chỉ từ 0,3 đến hơn 0,5% GDP. Con số này về tuyệt đối tăng lên đáng kể song so với các nước có tiềm lực đổi mới sáng tạo hàng đầu thế giới con số này thấp hơn 4-8 lần (Biểu đồ 3). Theo số liệu ở Biểu đồ 3, Hàn Quốc là quốc gia có tỷ lệ này cao nhất khoảng 5% GDP, các nước còn lại như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc (trừ Hồng Kông), EU đều thấp từ 3-4%.

Đây là số liệu cho thấy tiềm năng phát triển công nghệ cao của Việt Nam còn rất lớn nếu tăng chi R&D đáng kể và sử dụng hiệu quả. Trạng thái phát triển công nghệ cao sẽ được thay đổi đáng kể khi đẩy mạnh khai thác nguồn đầu tư này cả từ tư nhân và nhà nước. Thực tế, các doanh nghiệp đã coi trọng nhiều hơn đến chi R&D và tạo được sự phát triển đột phá như nghiên cứu đưa ra giống gạo ngon nhất thế giới ST25 năm 2019 và 2022. Việc kết nối tích cực, chủ động với Tập đoàn công nghệ cao như NVIDIA để thành lập trung tâm nghiên cứu chất bán dẫn tại Việt Nam năm 2024 cho thấy việc đổi mới sáng tạo đang đi vào thực tế và thực chất tại Việt Nam với sự vào cuộc của hệ thống chính trị.

Sứ mệnh công nghệ cao trong Kỷ nguyên vươn mình

Trong Kỷ nguyên vươn mình của đất nước, công nghệ cao cần có sứ mệnh đi đầu để thay đổi mô hình tăng trưởng, tăng năng suất lao động, khẳng định vị trí và vai trò không thể thay thế trong mô hình tăng trưởng theo chiều sâu, sức lan tỏa lớn và chuyển đất nước sang giai đoạn công nghiệp hóa cao, hướng tới nước công nghiệp để có thể gia nhập vào nhóm các nước công nghiệp phát triển nhất năm 2045.

Để đạt được sứ mệnh đó của công nghệ cao ở Việt Nam cần có các giải pháp nhất định:

Thứ nhất, cần nhận thức đầy đủ hơn vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng và thậm chí quyết định công nghệ cao trong việc cải thiện vị thế quốc gia trong dài hạn và bối cảnh phát triển mới. Cần đẩy mạnh công tác truyền thông hiệu quả về công nghệ cao để huy động lớn nhất mối quan tâm và nỗ lực liên tục phát triển tất cả các hướng công nghệ cao.

Thứ hai, cần có hệ sinh thái phát triển công nghệ cao trên cơ sở Đề án và Luật Công nghệ cao cũng như các quy định khác có liên quan. Đầu tư nhiều hơn vào công nghệ cao và có cơ chế ưu đãi, khuyến khích hiệu quả công nghệ cao. Phát triển thị trường công nghệ cao gắn với mô hình hợp tác công tư phát triển công nghệ cao hoặc liên doanh quốc tế phù hợp.

Thứ ba, coi trọng phát triển đội ngũ nhân lực nghiên cứu và phát triển công nghệ cao, coi trọng các trung tâm công nghệ cao, trung tâm đổi mới sáng tạo và xây dựng chuỗi sản phẩm công nghệ cao, kết nối trung tâm công nghệ cao trong nước và quốc tế, có giải pháp rút ngắn khoảng cách phát triển, thậm chí sáng tạo mô hình phát triển mới hiệu quả và bắt kịp xu hướng thế giới.

Thứ tư, các doanh nghiệp, tập đoàn công nghệ cao cần có chiến lược đầu tư làm chủ và phát triển công nghệ cao quyết liệt. Cần có chính sách doanh nghiệp phát triển công nghệ này hiệu quả. Coi trọng thúc đẩy khởi nghiệp đổi mới sáng tạo để đạt đỉnh cao của công nghệ trong giai đoạn phát triển mới. Tích cực chủ động học hỏi kinh nghiệm và thực tiễn tốt để áp dụng thích hợp vào từng lĩnh vực công nghệ cao phù hợp.

Kết luận

Mô hình tăng trưởng theo chiều sâu là phương tiện để tạo đà phát triển đất nước giai đoạn mới. Công nghệ cao là cốt lõi của mô hình tăng trưởng mới. Cả lý thuyết và thực tế đều cho thấy Việt Nam có điều kiện để phát triển công nghệ cao phục vụ giai đoạn chuyển mình hiệu quả.

Trong giai đoạn vươn mình, tăng trưởng có thể đạt 2 con số từ năm 2026, chỉ số đổi mới sáng tạo được cải thiện, chi phí R&D còn khiêm tốn. Việt Nam đang kết nối với các tập đoàn công nghệ hàng đầu để vươn mình tới công nghệ cao. Điều đó cho thấy việc phát triển công nghệ cao được coi trọng gắn với đổi mới sáng tạo. Các giải pháp của nhà nước và doanh nghiệp cần đồng bộ để công nghệ cao phát huy sứ mệnh giai đoạn vươn mình của đất nước.

Nguyễn Thường Lạng

Đại học Kinh tế quốc dân

Email: langnt@neu.edu.vn

trien-lam-quoc-te
Tin bài khác
Thuế đối ứng của Mỹ: Thách thức mới cho xuất khẩu Việt Nam và thị trường chứng khoán

Thuế đối ứng của Mỹ: Thách thức mới cho xuất khẩu Việt Nam và thị trường chứng khoán

Chính sách thuế nhập khẩu đối ứng (reciprocal tariffs) của Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa có hiệu lực vào ngày 9/4 đang tạo ra những chấn động đối với thương mại toàn cầu. Theo báo cáo mới nhất từ Trung tâm Phân tích của Công ty Cổ phần Chứng khoán Dầu khí (PSI), Việt Nam với mức thặng dư thương mại song phương với Mỹ đạt kỷ lục 123,5 tỷ USD trong năm 2024 - là một trong những mục tiêu được Mỹ xác định có mức thâm hụt thương mại lớn và chính sách thuế không công bằng đối với hàng hóa của nước này.
Xu hướng nổi bật của công nghệ thực tế tăng cường trong sản xuất

Xu hướng nổi bật của công nghệ thực tế tăng cường trong sản xuất

Công nghệ thực tế tăng cường (AR) không chỉ là một công nghệ tương lai để giám sát sản xuất mà nó đã trở thành một công cụ mạnh mẽ định hình lại ngành sản xuất. Từ nâng cao năng suất của người lao động đến tăng cường hiệu quả hoạt động, các giải pháp AR đang chứng minh giá trị của chúng trong môi trường sản xuất. Nhưng tương lai của AR trong sản xuất năm 2025 sẽ ra sao?
Nhận định phiên giao dịch ngày 11/4: Thận trọng sau phiên bùng nổ lịch sử

Nhận định phiên giao dịch ngày 11/4: Thận trọng sau phiên bùng nổ lịch sử

Sau phiên bùng nổ lịch sử ngày 10/4, thị trường đang bước vào giai đoạn nhạy cảm, nơi nhà đầu tư cần thận trọng trước nguy cơ điều chỉnh kỹ thuật và áp lực chốt lời trong ngắn hạn.
Hoa Kỳ tạm dừng áp thuế đối ứng với hơn 75 quốc gia trong 90 ngày

Hoa Kỳ tạm dừng áp thuế đối ứng với hơn 75 quốc gia trong 90 ngày

Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump thông báo tạm dừng áp thuế đối ứng trong 90 ngày với hơn 75 quốc gia đối tác thương mại không trả đũa; riêng đối với Trung Quốc, thuế sẽ tăng lên tổng cộng 125%.
Việt Nam dự hội nghị đặc biệt của ASEAN bàn về chính sách thuế quan của Hoa Kỳ

Việt Nam dự hội nghị đặc biệt của ASEAN bàn về chính sách thuế quan của Hoa Kỳ

Về phía Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên chia sẻ quan điểm của Việt Nam đối với chính sách thuế quan đối ứng của Hoa Kỳ.
Thị trường chứng khoán ngày 10/4: Pha đảo chiều lịch sử, VN Index bùng nổ hơn 74 điểm

Thị trường chứng khoán ngày 10/4: Pha đảo chiều lịch sử, VN Index bùng nổ hơn 74 điểm

Phiên giao dịch ngày 10/4 đã ghi dấu một cột mốc chưa từng có trong lịch sử thị trường chứng khoán Việt Nam khi chỉ số VN Index bật tăng mạnh mẽ 74,04 điểm, tương ứng +6,77%, đóng cửa ở mức 1.168,34 điểm. Đây là phiên tăng mạnh nhất từ trước đến nay, chấm dứt chuỗi 4 phiên giảm sâu liên tiếp trước đó.
Innovation Day Hải Phòng 2025: Giới thiệu giải pháp phát triển bền vững trong sản xuất công nghiệp

Innovation Day Hải Phòng 2025: Giới thiệu giải pháp phát triển bền vững trong sản xuất công nghiệp

Schneider Electric - Tập đoàn dẫn đầu về chuyển đổi số quản lý năng lượng và tự động hóa công nghiệp chính thức khởi động chuỗi sự kiện thường niên. Hội nghị "Tăng trưởng quy mô sản xuất bền vững thông qua Số hóa và AI", diễn ra ngày 10/4 tại Hải Phòng là sự kiện mở đầu trong chuỗi.
Tử vi vòng quay công nghệ ngày 11/4/2025: Tuổi Thìn gặp rắc rối, tuổi Mùi rất suôn sẻ

Tử vi vòng quay công nghệ ngày 11/4/2025: Tuổi Thìn gặp rắc rối, tuổi Mùi rất suôn sẻ

Những bí ẩn của khoa học đời sống là "món ăn" tinh thần không thể thiếu trong cuộc sống của con người. Tử vi vòng quay công nghệ xem tử vi 12 con giáp ngày 11/4/2025 cho tất cả các tuổi nhằm dự đoán vận hạn về công danh, tiền bạc, tình duyên, sức khỏe...
[E-Magazine] Khoa học công nghệ – động lực nội sinh của Hòa Phát

[E-Magazine] Khoa học công nghệ – động lực nội sinh của Hòa Phát

Tập đoàn Hòa Phát, nhà sản xuất thép hàng đầu Việt Nam, đã mở rộng thị trường xuất khẩu tới gần 40 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới. Các sản phẩm thép của Hòa Phát không chỉ đáp ứng nhu cầu trong nước mà còn được ưa chuộng tại nhiều thị trường quốc tế, bao gồm cả các nước phát triển như Mỹ và các quốc gia thuộc Liên minh châu Âu (EU).
TSMC công bố sản xuất chip 2 nm trong năm 2025

TSMC công bố sản xuất chip 2 nm trong năm 2025

So với chip 3 nm, công nghệ 2 nm của TSMC được kỳ vọng sẽ mang lại nhiều lợi ích đáng kể.
siement
Quảng cáo
moxa