AI và tác tộng đến chuyển đổi số trong doanh nghiệp Công nghệ số: Động lực tăng trưởng mới của TP. Hồ Chí Minh |
Trong bối cảnh chuyển đổi số đang diễn ra mạnh mẽ trên toàn cầu, dữ liệu đã trở thành một tài nguyên vô cùng quan trọng, là nền tảng thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia cũng như từng địa phương. Tại Diễn đàn “Chiến lược dữ liệu cho phát triển ứng dụng trí tuệ nhân tạo và thúc đẩy chuyển đổi số tỉnh Ninh Bình” (Viet Nam DataFest 2024), tổ chức vào ngày 24/10 tại thành phố Ninh Bình, nhiều ý kiến từ các lãnh đạo đã làm nổi bật tầm quan trọng của dữ liệu trong quá trình chuyển đổi số và phát triển bền vững của địa phương.
Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Phan Tâm: Trí tuệ nhân tạo, dữ liệu và chuyển đổi số là những từ khoá quan trọng cho sự phát triển của giai đoạn tới, giúp Việt Nam có cơ hội bứt phá |
Phát biểu khai mạc Diễn đàn, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Phan Tâm nhấn mạnh: "Đảng, Nhà nước và Chính phủ đã xác định chuyển đổi số đóng vai trò quan trọng trong phát triển đất nước, phát triển kinh tế - xã hội. Trong đó, dữ liệu được xác định là một tài nguyên của đất nước, là tư liệu sản xuất mới quan trọng." Ông cũng khẳng định rằng, dữ liệu không chỉ là tài nguyên quý báu mà còn là chìa khóa để mở ra những tiềm năng mới, giúp các địa phương như Ninh Bình phát triển mạnh mẽ hơn nữa. Theo ông Phan Tâm, các lĩnh vực như trí tuệ nhân tạo, dữ liệu và chuyển đổi số là những từ khoá quan trọng cho sự phát triển của giai đoạn tới, giúp Việt Nam có cơ hội bứt phá và mở rộng không gian phát triển.
Tỉnh Ninh Bình đã và đang thực hiện nhất quán, hiệu quả chiến lược theo hướng phát triển “xanh, bền vững và hài hòa”; lấy du lịch và công nghiệp văn hóa làm mũi nhọn, lấy công nghiệp công nghệ cao là trụ cột của công nghiệp cơ khí ô tô hiện đại; lấy khởi nghiệp đổi mới sáng tạo làm đột phá; lấy nông nghiệp sinh thái, đa giá trị làm trụ đỡ. |
Ninh Bình là một trong những tỉnh đi đầu trong công cuộc chuyển đổi số. Những năm qua tỉnh đã không ngừng nỗ lực để khai thác tiềm năng từ dữ liệu. Ông Đoàn Minh Huấn, Bí thư Tỉnh uỷ Ninh Bình, trong bài phát biểu của mình đã cho biết, từ năm 2022, Ninh Bình đã vươn lên là tỉnh tự cân đối ngân sách và có điều tiết một phần về Trung ương. Tỉnh Ninh Bình đã và đang thực hiện nhất quán, hiệu quả chiến lược theo hướng phát triển “xanh, bền vững và hài hòa”; lấy du lịch và công nghiệp văn hóa làm mũi nhọn, lấy công nghiệp công nghệ cao là trụ cột của công nghiệp cơ khí ô tô hiện đại; lấy khởi nghiệp đổi mới sáng tạo làm đột phá; lấy nông nghiệp sinh thái, đa giá trị làm trụ đỡ. Theo Quy hoạch tỉnh Ninh Bình thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Ninh Bình được định hướng đến năm 2035 trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, với đặc trưng Đô thị di sản thiên niên kỷ, thành phố sáng tạo.
Bí thư tỉnh Ninh Bình cũng cho biết, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh là trụ cột cốt lõi cho định hướng chiến lược phát triển tỉnh Ninh Bình đến năm 2035 trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, với đặc trưng Đô thị di sản thiên niên kỷ, thành phố sáng tạo. Những năm qua, tỉnh Ninh Bình đã không ngừng nỗ lực chuyển đổi số. Vì vậy, để chuyển đổi số toàn diện ở Ninh Bình là thực sự cần thiết khi lựa chọn mô hình phát triển dựa trên nền tảng các ngành kinh tế mới nổi, dựa trên đổi mới sáng tạo, ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ, theo đó không chỉ thay đổi chuyển đổi số mà thay đổi căn bản phương thức sản xuất, quản trị xã hội.
Ông Đoàn Minh Huấn, Bí thư Tỉnh uỷ Ninh Bình |
Thực tế cho thấy, tỉnh Ninh Bình đã có nhiều bước đi quan trọng trong công cuộc chuyển đổi số. Báo cáo tổng quan về chuyển đổi số tỉnh Ninh Bình năm 2024 cho thấy, từ năm 2021 đến nay, tỉnh đã triển khai đồng bộ nhiều biện pháp nhằm xây dựng chính quyền số, kinh tế số và xã hội số. Ninh Bình cũng đã chú trọng đầu tư vào cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, tạo điều kiện để các ứng dụng và nền tảng số vận hành hiệu quả, đồng thời kết nối với các hệ thống thông tin của Trung ương.
Một trong những minh chứng rõ nét về vai trò của dữ liệu là việc tỉnh Ninh Bình đã xây dựng và đưa vào sử dụng hệ thống dữ liệu mở tại địa chỉ https://data.ninhbinh.gov.vn, cho phép truy cập vào hơn 1.500 dữ liệu trên 11 lĩnh vực khác nhau. Hệ thống này không chỉ giúp quản lý thông tin một cách hiệu quả, mà còn cung cấp cho người dân và doanh nghiệp những công cụ cần thiết để khai thác dữ liệu trong các hoạt động kinh tế - xã hội.
Trong bài tham luận về “Vai trò của dữ liệu, định hướng, giải pháp phát triển của Chiến lược dữ liệu quốc gia đến năm 2023”, ông Nguyễn Trọng Khánh, Cục Chuyển đổi số Quốc gia, Bộ Thông tin và Truyền thông nêu rõ: Dữ liệu của Việt Nam mở ra không gian hoạt động và phát triển mới cho Chính phủ số, kinh tế số và xã hội số; cơ bản phản ánh đầy đủ mọi mặt hoạt động kinh tế-xã hội trên môi trường số và là nhân tố thúc đẩy tăng năng lực cạnh tranh quốc gia, đảm bảo cho tiến trình chuyển đổi số thành công, đưa Việt Nam trở thành quốc gia số an toàn. Dữ liệu góp phần chuyển đổi cơ cấu nền kinh tế, đưa Việt Nam vượt qua mức thu nhập trung bình thấp, đạt mức thu nhập trung bình cao vào năm 2030 và đạt mức thu nhập cao vào năm 2045.
Tham luận cũng đưa ra khuyến nghị với tỉnh Ninh Bình cần tổ chức triển khai thực hiện Chiến lược, bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ với việc thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Ảnh minh hoạ |
Sở Thông tin và Truyền thông Ninh Bình làm đầu mối thực hiện nhiệm vụ phát triển dữ liệu, chịu trách nhiệm tư vấn các vấn đề về dữ liệu cho UBND, Ban Chỉ đạo chuyển đổi số của địa phương; triển khai xây dựng, củng cố cơ sở hạ tầng trung tâm dữ liệu và thu thập, làm giàu dữ liệu lớn cho địa phương; là cơ quan đầu mối quản lý, theo dõi giám sát việc khai thác sử dụng hiệu quả dữ liệu của địa phương và kết nối liên thông với các cơ sở dữ liệu quốc gia.
Xây dựng, củng cố hạ tầng dữ liệu của địa phương. Xây dựng các cơ sở dữ liệu của địa phương song hành với triển khai các nền tảng số dịch vụ công. Xây dựng các nền tảng số phân tích, xử lý dữ liệu phục vụ việc thu thập, tổng hợp, phân tích dữ liệu trên cơ sở kế thừa các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu đã triển khai tại địa phương đảm bảo tránh đầu tư trùng lặp, tận dụng được tối đa nguồn dữ liệu sẵn có, phục vụ khai thác hiệu quả dữ liệu và cung cấp thông tin về tình hình chính trị, kinh tế, xã hội trong phạm vi quản lý của địa phương. Đồng thời, Ninh Bình cần chủ động huy động nguồn lực và lồng ghép các hoạt động liên quan của các chương trình khác trên địa bàn để đạt được các mục tiêu của Chiến lược.
Có thể thấy rằng Ninh Bình đang tiên phong trong việc triển khai chiến lược chuyển đổi số, với những bước đi vững chắc trong xây dựng hạ tầng dữ liệu và phát triển các nền tảng số. Đặc biệt, việc đẩy mạnh khai thác và sử dụng hiệu quả tài nguyên dữ liệu sẽ là chìa khóa giúp Ninh Bình không chỉ nâng cao năng lực cạnh tranh mà còn mở rộng không gian phát triển kinh tế - xã hội trong tương lai, tiến tới mục tiêu trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2035.